Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
=> Tỉnh Bắc Giang không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ).
Loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là
Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa (70%), màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.
Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng nào dưới đây?
* Vị trí địa lí đồng bằng sông Hồng:
- Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.
- Cầu nối giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
=> Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc -> đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
=> thuận lợi cho phát triển rau quả vụ đông.
Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là
Xác định từ khóa câu hỏi “dân cư và lao động”
Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:
- Dân cư: đông dân (21,6% cả nước)
- Lao động: dồi dào, có trình độ, kinh nghiệm sản xuất.
=> A đúng
- Các đáp án B, C, D mới chỉ thể hiện đặc điểm lao động, thiếu đặc điểm dân cư
=> Loại B,C, D
Định hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung ở đồng bằng sông Hồng là:
+ Khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp): Giảm tỉ trọng.
+ Khu vực II (công nghiệp - xây dựng): Tăng dần tỉ trọng.
+ Khu vực III (dịch vụ): Chiếm tỉ trọng cao và tăng dần .
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)
=> có 4 cấp độ
B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:
- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn => có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 2)
=> Chọn đáp án B
- Hà Nội là TTCN rất lớn (quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng).
- Phúc Yên, Bắc Ninh là các TTCN trung bình => có giá trị sản xuất công nghiệp 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)
=> Loại đáp án A, C, D
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là
Chuyển dịch trong nội bộ khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản.
Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị?
ĐBSH có dân số đông,mật độ dân số đô thị cao, kết cấu dân số trẻ => số người trong độ tuổi lao động lớn
=> nhu cầu việc làm lớn, đặc biệt là hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) ở khu vực thành thị
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm
=> Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng nhất là ở khu vực thành thị.
Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là
Định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH là: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
=> Đây là trọng tâm của xu hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng..
Thuận lợi của dân số đông ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là
- Dân số đông => đem lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế , đặc biệt là những ngành cần nhiều lao động.
- Dân số đông => nhu cầu tiêu dùng lớn -> tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn cho vùng.
=> Như vậy dân số đông vừa đem lại nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là
- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số cao: 1225 người/km2 => Sức ép đến phát triển KT -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)
- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp, ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.
=> Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với hơn một nghìn năm văn hiến.
=> Dân cư tập trung đông đúc từ lâu đời.
=> Nhận xét B. Vùng mới được khai thác gần đây là Sai
Biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là
Để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp và tiến lên sản xuất hàng hóa cần:
- Phân bố cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lí => đem lại năng suất kinh tế cao.
Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do
- Dân số đông -> nhu cầu về nơi ở lớn.
- Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế => nhu cầu xây dựng các nhà máy xí nghiệp, công ty cũng lớn,
=> Đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi vùng đất trong đê ở nhiều nơi đã đang thoái hóa, bạc màu
=> Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Cho biểu đồ sau:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012
Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ
2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.
3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.
4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.
+ ĐBSH: có tỉ trọng nông – lâm-ngư nghiệp (hoặc nông – lâm – thủy sản) lớn nhất (40,7%), tiếp đến là công nghiệp - xây dưng và dịch vụ.
=> Nhận xét 1 đúng, nhận xét 2 sai.
+ ĐBSCL có tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp lớn nhất và trên 50% (52,1%), đứng thứ 2 là dịch vụ (31,3%), thấp nhất là công nghiệp xây dựng (16,6%).
=> Nhận xét 3 đúng.
+ Trong cơ cấu kinh tế, ĐBSCL có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cón nhỏ (chỉ chiếm 16,6%)
=> Nhận xét 4 đúng.
=> Vậy có 3 nhận xét đúng về biểu đồ trên.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm
- Vùng ĐBSH có nhiều thế mạnh về dân cư lao động dồi dào, lao động có trình độ + cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách của Nhà nước…
=> tuy nhiên công nghiệp phát triển chưa tương xứng với các điều kiên, tiềm năng của vùng.
- Các mặt hạn chế: sức ép về vấn đề việc làm, diện tích đất canh tác nông nghiệp thu hẹp, tài nguyên cho phát triển CN còn hạn chế
=> cần giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (cụ thể là trồng trọt), tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ để tạo nhiều việc làm + đầu tư công nghệ cao để nâng cao năng suất, hiệu quả công nghiệp.
=> Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên.
Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là
ĐBSH có hệ thống đê điều bao quanh
=> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa mới hằng năm + hiệu suất sử dụng cao
=> đất bị thoái hóa bạc màu và ngày càng mở rộng, làm giảm diện tích đất nông nghiệp.
Trong khi khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở vùng rất hạn chế.
=> Đặt ra vấn đề lớn trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH.
Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là
Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là Hà Nội và Hải Phòng.