Đisaccarit
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Gluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là :
Saccarozơ được tạo bởi 1 gốc α- glucozơ và 1 gốc β- fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử O của C1- glucozơ và C2 – fructozơ.
Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là :
Mantozơ gồm 2 gốc α- glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α- glucozơ này với C4 của gốc α- glucozơ kia.
Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào ?
Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại đisaccarit.
Saccarozo chứa hai loại monosaccarit nào?
Saccarozơ được tạo bởi 1 gốc α- glucozơ và 1 gốc β- fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử O của C1- glucozơ và C2 – fructozơ.
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là :
Mật ong chứa nhiều fructozơ chứ không chứa nhiều saccarozơ.
Chất nào sau đây không có nhóm –OH hemiaxetal ?
Saccarozơ bị khóa bởi liên kết 1, 2 - glicozit. Do vậy không còn nhóm –OH hemiaxetal.
Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1) ; chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ; tham gia phản ứng tráng gương (4) ; phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất đúng là :
Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1) ; chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ;phản ứng với Cu(OH)2 (5)
Cho các chất (và dữ kiện) : (1) H2/Ni, to ; (2) Cu(OH)2 ; (3) [Ag(NH3)2]OH ; (4) CH3COOH/H2SO4. Saccarozơ có thể tác dụng được với
Saccarozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 và CH3COOH/H2SO4 đặc, nóng.
Saccarozơ không có phản ứng với AgNO3 vì trong phân tử không còn nhóm OH hemiaxetat tự do.
Saccarozơ không có phản ứng với H2/Ni, t° vì trong phân tử không có liên kết bội
C12H22O11 + Cu(OH)2 -> (C12H21O11)2O + 2H2O
C12H22O11 + 3CH3COOH -> C9H13O9(CH2OCOCH3)3 + 3H2O.
Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là:
Hợp chất hữu cơ có nhóm - CHO khi đun nóng với AgNO3 trong dung dịch NH3 sẽ thu được Ag kết tủa
=> Chất đó là CH3COOH.
Dung dịch X có các các tính chất sau
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd phức màu xanh lam
- Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- Tham gia phản ứng thuỷ phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim
Vậy dung dịch X chứa chất tan nào trong các chất dưới đây
- X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd phức màu xanh lam => X có nhiều nhóm - OH
- X tác dụng với dd AgNO3/NH3 => X có nhóm - CHO
- X tham gia pư thuỷ phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim => X là disaccarit hoặc polisaccarit
→ dung dịch X chứa mantozơ
Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là:
Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là: Axit axetic, glixerol, mantozo.
Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ do đó khi thủy phân sẽ thu được glucozo + fructozo
Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit cho dung dịch có tính khử, vậy chứng tỏ rằng :
Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit cho dung dịch có tính khử, vậy chứng tỏ rằng : saccarozơ bị thủy phân cho ra các monosaccarit có tính khử.
Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ
Sắp xếp thứ tự độ ngọt tăng dần : Glucozơ <saccarozơ < fructozơ.
Để tinh chế đường saccarozơ người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ?
Dùng dd Ca(OH)2 để lọc bỏ tạp chất; dùng CO2 để loại bỏ CaCO3; dùng SO2 để tẩy màu.
Để phân biệt dd saccarozơ và mantozơ ta dùng chất nào dưới đây
Mantozơ có phản ứng tráng bạc còn saccarozơ thì không
=> Dùng AgNO3/NH3 để phân biệt 2 chất này.
Đường thốt nốt là loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, và được làm từ hoa của cây thốt nốt. Tên hóa học của loại đường này là đường:
Saccarozo có nhiều trong đường thốt nốt
Gốc Glucozo và gốc Fructozo trong phân tử saccarozo liên kết với nhau qua nguyên tử :
Trong phân tử saccarozo, gốc α-glucozo và gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozo và C2 của fructozo
Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hóa học chung là:
Trong cấu tạo của glucozơ và saccarozơ đều có nhiều nhóm –OH kề nhau => có chung tính chất hóa học của ancol đa chức => hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường