Thủy phân chất béo triglixerit X trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
Trả lời bởi giáo viên
Theo đề bài: \({n_{{C_{17}}{H_{33}}COON{\rm{a}}}}:{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\rm{a}}}} = 2:1\) nên chất béo được tạo nên từ 2 gốc C17H33COO- và 1 gốc C15H31COO-
→ X là (C17H33COO)2(C15H31COO)C3H5
Mà gốc C17H33- là gốc hiđrocacbon không no, có chứa 1 π; C15H31- là gốc hiđrocacbon no, không chứa π
→ X có chứa 2 π (gốc hiđrocacbon); 3 π (của COO) và không có vòng
→ Độ bất bão hòa k = π + vòng = (2 + 3) + 0 = 5
Đốt cháy hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) ta có mối liên hệ:
\({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow a = \frac{{b - c}}{{5 - 1}} \Leftrightarrow b - c = 4{\rm{a}}\)
Hướng dẫn giải:
- Từ tỉ lệ mol của mỗi muối suy ra công thức cấu tạo của chất béo.
- Tính được độ bất bão hòa k = π + vòng
- Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) ta có mối liên hệ: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
- Từ đó suy ra mối liên hệ giữa a, b, c