Bài tập phân tích sự kiện
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN- Associaton Southeast Asian Nations) ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.
Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muosn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy.
Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung Châu Âu có tác động cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAn là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác cung giwuax các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.Sự khởi sắc của ASEAn được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, gọi tắt là Hiệp ước Ba-li.
Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Brunay gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Trong số các sáng lập ASEAN, những nước nào thuộc Đông Nam Á hải đảo?
Những nước sáng lập ASEAN có 4 nước thuộc Đông Nam Á hải đảo bao gồm: Indonexia, Philipin, Malayxia, Singapo, chỉ có Thái Lan thuộc Đông Nam Á lục địa
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN- Associaton Southeast Asian Nations) ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.
Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muosn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy.
Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung Châu Âu có tác động cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAn là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác cung giwuax các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.Sự khởi sắc của ASEAn được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, gọi tắt là Hiệp ước Ba-li.
Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Brunay gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN muộn (vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX) vì:
Ba nước Đông Dương gia nhập ASEAN muộn vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX vì bấy giờ vấn đề Campuchia đã được giải quyết.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nhân dân tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chủ nghĩa Apacthai. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apacthai là một “tội ác chống nhân loại”, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới. Năm 1976, 80 nước trên thế giới đã kí vào “ Công ước quốc tế đòi xóa bỏ và trừng trị tội ác Apacthai”. Từ năm 1986, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết chống Apacthai trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp dụng biện pháp trừng phạt Nam Phi.
Từ cuối những năm 80, với sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai của người Phi đã giành được những thắng lợi to lớn.
Tháng 2-1990, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi – Đơ Clec tuyên bố từ bỏ chính sách Apacthai, đồng thời các đảng phái chính trị ở Nam Phi như: Đại hội dân tộc Phi (ANC), Đại hội toàn châu Phi (PAC), Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) được hoạt động hợp pháp. Chủ tịch ANC, ông Nenxon Madela được tư do sau 27 năm cầm tù.
Tháng 11-1993, sau 3 năm đàm phán, 21 đảng phái ở Nam Phi đã thông qua Hiến pháp mới, chấm dứt sự tồn tại trên ba thế kỉ của chế độ Apacthai ở Nam Phi. Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), ngày 10-5-1994, Chủ tịch ANC Nenxon Mandela tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tồn tại của đất nước này, trước sự vui mừng của hàng triệu người dân Nam Phi và hàng nghìn quan khách từ khắp nơi trên thế giới. Cộng hòa Nam Phi bước sang một thời kì phát triển mới.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 387-388)
Ai là người lên án mạnh mẽ chế độ Apacthai?
Nhân dân tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chủ nghĩa Apacthai. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apacthai là một “tội ác chống nhân loại”, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nhân dân tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chủ nghĩa Apacthai. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apacthai là một “tội ác chống nhân loại”, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới. Năm 1976, 80 nước trên thế giới đã kí vào “ Công ước quốc tế đòi xóa bỏ và trừng trị tội ác Apacthai”. Từ năm 1986, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết chống Apacthai trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp dụng biện pháp trừng phạt Nam Phi.
Từ cuối những năm 80, với sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai của người Phi đã giành được những thắng lợi to lớn.
Tháng 2-1990, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi – Đơ Clec tuyên bố từ bỏ chính sách Apacthai, đồng thời các đảng phái chính trị ở Nam Phi như: Đại hội dân tộc Phi (ANC), Đại hội toàn châu Phi (PAC), Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) được hoạt động hợp pháp. Chủ tịch ANC, ông Nenxon Madela được tư do sau 27 năm cầm tù.
Tháng 11-1993, sau 3 năm đàm phán, 21 đảng phái ở Nam Phi đã thông qua Hiến pháp mới, chấm dứt sự tồn tại trên ba thế kỉ của chế độ Apacthai ở Nam Phi. Sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), ngày 10-5-1994, Chủ tịch ANC Nenxon Mandela tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tồn tại của đất nước này, trước sự vui mừng của hàng triệu người dân Nam Phi và hàng nghìn quan khách từ khắp nơi trên thế giới. Cộng hòa Nam Phi bước sang một thời kì phát triển mới.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 387-388)
Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai??
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn và thuận lợi cho mình nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt. Trong cuộc chiến tranh này, Mĩ chỉ có 30 vạn người chết (Liên Xô hơn 26,5 triệu, toàn thế giới trên 56 triệu), đất nước Mĩ lại không bị chiến tranh tàn phá (những tàn phá ở Châu Âu lên tới 260 tỉ đô la, trong đó Liên Xô chiếm 49,3%). Trong thời kì đầu, Mĩ lại đứng trung lập đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư bản Mĩ đã thu được 114 tỉ đô la lợi nhuận. Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới.
Vì thế sau chiến tranh, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Về quân sự, lục quân Mĩ từ vị trí số 17 trước chiến tranh đã vươn lên đầu hàng; hải quân và không quân cùng vượt lên hàng đầu, bỏ xa các nước khác. Thời gian đầu sau chiến tranh, Mĩ lại nắm đôc quyền về bom nguyên tử và độc quyền về phương tiện đưa vũ khí nguyên tử tới đích xa (tức máy bay chiến lược hoạt động tầm xa) và hải quân có nhiều hàng không mẫu hạm. Mĩ có một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc rải khắp thế giới (trên 3000 căn cứ quân sự lớn nhỏ).
Về tài chính, Mĩ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần 25 tỉ đô la đến năm 1949, chiếm gần ¾ khối lượng vàng của thế giới tư bản). Sau chiến tranh, Mĩ là nước chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp trước đó đã từng là chủ nợ nay cũng phải đi vay Mĩ.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 285)
Mĩ đã làm cách nào để trở nên giàu có trong chiến tranh?
Trong thời kì đầu, Mĩ lại đứng trung lập đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư bản Mĩ đã thu được 114 tỉ đô la lợi nhuận. Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn và thuận lợi cho mình nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt. Trong cuộc chiến tranh này, Mĩ chỉ có 30 vạn người chết (Liên Xô hơn 26,5 triệu, toàn thế giới trên 56 triệu), đất nước Mĩ lại không bị chiến tranh tàn phá (những tàn phá ở Châu Âu lên tới 260 tỉ đô la, trong đó Liên Xô chiếm 49,3%). Trong thời kì đầu, Mĩ lại đứng trung lập đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư bản Mĩ đã thu được 114 tỉ đô la lợi nhuận. Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới.
Vì thế sau chiến tranh, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Về quân sự, lục quân Mĩ từ vị trí số 17 trước chiến tranh đã vươn lên đầu hàng; hải quân và không quân cùng vượt lên hàng đầu, bỏ xa các nước khác. Thời gian đầu sau chiến tranh, Mĩ lại nắm đôc quyền về bom nguyên tử và độc quyền về phương tiện đưa vũ khí nguyên tử tới đích xa (tức máy bay chiến lược hoạt động tầm xa) và hải quân có nhiều hàng không mẫu hạm. Mĩ có một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc rải khắp thế giới (trên 3000 căn cứ quân sự lớn nhỏ).
Về tài chính, Mĩ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần 25 tỉ đô la đến năm 1949, chiếm gần ¾ khối lượng vàng của thế giới tư bản). Sau chiến tranh, Mĩ là nước chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp trước đó đã từng là chủ nợ nay cũng phải đi vay Mĩ.
(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 285)
Khi nào thì Mĩ bị mất thế độc quyền về bom nguyên tử?
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ trên thế giới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua) đã thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”. Ngày 25-3-1957, sáu nước này kí Hiệp ước ROooma, thành lập “Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC). Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí hiệp ước Maxtrich (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
Cơ cấu tổ chức EU gồm năm cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ban chuyên môn khác.
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3-1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng EURO đã được phát hành, và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng ở các nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 50-52)
Liên minh châu Âu (EU) được ra đời khi nào?
Dựa vào thông tin được cung cấp ở đoạn 1 để trả lời
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua) đã thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”. Ngày 25-3-1957, sáu nước này kí Hiệp ước ROooma, thành lập “Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC). Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí hiệp ước Maxtrich (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
Cơ cấu tổ chức EU gồm năm cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ban chuyên môn khác.
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3-1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng EURO đã được phát hành, và ngày 1-1-2002 chính thức được sử dụng ở các nước EU, thay cho các đồng bản tệ.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 50-52)
Việc hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước qua biên giới của nhau thể hiện mục đích gì?
Việc hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước qua biên giới của nhau thể hiện mục đích Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là sự phát triển “thần kì”.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi những vẫn bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu).
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học-kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn.
Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ô tô,…) Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Honsu và Hôcaiđô, cầu đường bộ dài 9,4km nối hai đảo Honsu và Sicocu.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 54)
Giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản diễn ra trong thời gian nào?
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là sự phát triển “thần kì”.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là sự phát triển “thần kì”.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi những vẫn bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu).
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học-kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt được nhiều thành tựu lớn.
Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ô tô,…) Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Honsu và Hôcaiđô, cầu đường bộ dài 9,4km nối hai đảo Honsu và Sicocu.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 54)
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Đối với Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhân tố quan trọng nhất đưa đẻn sự phát triển kinh tế của nước này là nhân tố con người. Đối với Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu => Việt Nam cần rút ra bài học này từ Nhật Bản, chú trọng đầu tư cho con người vì đầu tư cho con người là đầu tư có lãi nhất. Nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố tối quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng của Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở những thỏa thuận Xô- Mĩ, ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
Theo đó, hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nước châu Âu trên đường biên giới hiện tại. Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
Cùng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).
Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước Henxinki. Định ước tuyên bố: khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia (như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp…nhằm đảm bảo an ninh châu Âu) và sự hợp tác giữa các nước(về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, bảo vệ môi trường ,…). Định ước Henxinki (1975), đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 62-63)
Xu thế hòa hoãn bắt đầu vào thời gian nào?
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng của Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng của Xô-Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở những thỏa thuận Xô- Mĩ, ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
Theo đó, hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nước châu Âu trên đường biên giới hiện tại. Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
Cùng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1).
Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước Henxinki. Định ước tuyên bố: khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia (như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp…nhằm đảm bảo an ninh châu Âu) và sự hợp tác giữa các nước(về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, bảo vệ môi trường ,…). Định ước Henxinki (1975), đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 62-63)
Định ước Henxinki có ý nghĩa gì?
Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí kết Định ước Henxinki, đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng cộng nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng-khoa học kĩ thuật hiện đại , mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghiệp.
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới,về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh họ, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 66-67)
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trải qua mấy giai đoạn?
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng cộng nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng-khoa học kĩ thuật hiện đại , mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghiệp.
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới,về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh họ, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 66-67)
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật là gì?
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng cộng nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng-khoa học kĩ thuật hiện đại , mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
- Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
- Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)
Từ năm 1920-1925, ở Việt Nam nổ ra bao nhiêu cuộc bãi công?
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Theo thống kê của chính quyền thực dân, từ 1920-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu có những sự kiện sau:
- Năm 1919 nổ ra cuộc bãi công của thủy thủ tàu Sác nô đang đậu ở cảng Hải Phòng đòi tăng lương và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ.
- Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông được thành lập và tổ chức ở nhiều cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Công nhân Việt Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập tổ chức này. Họ đã góp phần đưa đón cán bộ, tài liệu cách mạng từ nước ngoài về nước.
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”. Tiếp đó, 3 cuộc đấu tranh của công nhân 3 nhà máy dệt ở trên 3 địa bàn khác nhau là Hải Dương, Hà Nội và Nam Định, ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng theo đuổi một mục đích: đòi tống cổ tên đốc công tàn ác.
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 261)
Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới?
Từ năm 1922, phong trào công nhân có bước phát triển mới. Trước hết là cuộc đấu tranh của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nét mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo của thợ nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn-Chợ Lớn. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là “dấu hiệu của thời đại mới”.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.
(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)
Ai là người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.
(Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 271)
Tại phiên họp nào, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt?
Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
(SGK Lịch sử 12, trang 93-94)
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
(SGK Lịch sử 12, trang 93-94)
Chính quyền cách mạng đã làm gì để xóa nạn mù chữ?
Để xóa nạn mù chữ, chính quyền cách mạng đã mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.