Bài tập phân tích sự kiện

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

Câu 21 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia. Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

(SGK Lịch sử 11, trang 58)

Từ năm 1922-1925, các cường quốc tư bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia.

Câu 22 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở Châu Á và Châu Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

Trong vòng 4 năm (1922-1925), các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản lần lượt công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 20 quốc gia. Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

(SGK Lịch sử 11, trang 58)

Năm 1933, sự kiện nào đánh dấu thắng lợi to lớn của Liên Xô trong quan hệ ngoại giao?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Năm 1933, Mĩ- cường quốc tư bản đứng đầu thế giới- đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 23 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các cường quốc tư bản Châu Âu, gặp rất nhiều khó khăn về mặt đối ngoại cũng như đối nội. Về đối ngoại, họ phải đối phó với những phong trào giải phóng dân tộc sôi nổi và kéo dài của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, đồng thời sự cạnh tranh, chèn ép giữa các nước tư bản ngày càng gay gắt (đặc biệt là sự cạnh tranh của Mĩ) đã gây nhiều khó khăn cho các nước Châu Âu.

Ở trong nước, các nước tư bản phải đối phó Tư bản chủ nghĩa, phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã đạt đỉnh cao chưa từng có. Tình thế cách mạng đã được hình thành ở nhiều nước Châu Âu như Đức, Hungari,Italia và nhiều nước khác. Khủng hoảng chính trị xã hội, khủng hoảng kinh tế cùng những bất lợi về mặt đối ngoại khiến cho cơ sở của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh (1918-1923) thực sự ở trong tình trạng không ổn định.

Từ năm 1924, nhìn chung các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã khắc phục được cuộc khủng hoảng cách mạng, khôi phục nền kinh tế và trên cơ sở đó, chính quyền của giai cấp tư sản ổn định lại. Một thời kì mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: thời kì ổn định trong những năm 1924-1929.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 76)

Các nước tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu gặp khó khăn gì về đối ngoại?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Về đối ngoại, họ phải đối phó với những phong trào giải phóng dân tộc sôi nổi và kéo dài của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, đồng thời sự cạnh tranh, chèn ép giữa các nước tư bản ngày càng gay gắt (đặc biệt là sự cạnh tranh của Mĩ) đã gây nhiều khó khăn cho các nước Châu Âu.

Câu 24 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là các cường quốc tư bản Châu Âu, gặp rất nhiều khó khăn về mặt đối ngoại cũng như đối nội. Về đối ngoại, họ phải đối phó với những phong trào giải phóng dân tộc sôi nổi và kéo dài của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, đồng thời sự cạnh tranh, chèn ép giữa các nước tư bản ngày càng gay gắt (đặc biệt là sự cạnh tranh của Mĩ) đã gây nhiều khó khăn cho các nước Châu Âu.

Ở trong nước, các nước tư bản phải đối phó Tư bản chủ nghĩa, phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã đạt đỉnh cao chưa từng có. Tình thế cách mạng đã được hình thành ở nhiều nước Châu Âu như Đức, Hungari,Italia và nhiều nước khác. Khủng hoảng chính trị xã hội, khủng hoảng kinh tế cùng những bất lợi về mặt đối ngoại khiến cho cơ sở của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh (1918-1923) thực sự ở trong tình trạng không ổn định.

Từ năm 1924, nhìn chung các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã khắc phục được cuộc khủng hoảng cách mạng, khôi phục nền kinh tế và trên cơ sở đó, chính quyền của giai cấp tư sản ổn định lại. Một thời kì mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: thời kì ổn định trong những năm 1924-1929.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 76)

Vì sao phong trào cách mạng ở trong các nước tư bản chủ nghĩa lại phát triển mạnh mẽ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ở trong nước, các nước tư bản phải đối phó Tư bản chủ nghĩa, phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã đạt đỉnh cao chưa từng có.

Câu 25 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những  người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng cộng sản ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản

Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

Về kinh tế, phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương , đặc biệt là công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường sá được tăng cường cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

(SGK Lịch sử 11, trang 67)

Khi nào nền cộng hòa Vaima sụp đổ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

Câu 26 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những  người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng cộng sản ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản

Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

Về kinh tế, phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương , đặc biệt là công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường sá được tăng cường cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

(SGK Lịch sử 11, trang 67)

Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng bao nhiêu so với giai đoạn trước?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

Câu 27 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sự kiện có tầm quan trọng đầu tiên là chính phủ Mĩ tuyên bố vào tháng 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Mặc dù chính phủ Ru dơ ven cải thiện quan hệ với Liên Xô là xuất phát từ quyền lợi của Mĩ, song đâycũng là thắng lợi của nên ngoại giao Liên Xô và chính nó đã đem lại những kết quả tốt trong thời gian chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít sau này. Tuy nhiên, điều đó cũng không hề có nghĩa là giảm bớt chủ trương chống cộng sản của chính quyền Ru dơ ven. Những âm mưu ngấm ngầm hướng những cuộc xâm lược về phía Liên Xô vẫn diễn ra trong thời kì này.

Quan hệ giữa nước Mĩ với khu vực Mĩ Latinh, khi Ru dơ ven mới nhận chức, rất căng thẳng do sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân các nước này trước “chính sách cây gậy lớn” mà Mĩ áp dụng từ lâu. Hơn thế nữa, vai trò kinh tế của châu Âu ngày càng tăng đã xâm nhập cả vùng “sân sau” này của Mĩ. Trước tình hình đó, ngay từ năm 1934, Ru dơ ven đã tuyên bố “Chính sách láng  giềng thân thiện” đối với các nức Mĩ Latinh. Trên tinh thần đó, năm 1934, chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ “Điều bổ sung Pơ lát vốn bị người Cuba cực lực phản đối (Điều bổ sung Pơ lát được ghi trong Hiến pháp quy định Mĩ có quyền can thiệp vũ trang vào Cuba). Tiếp theo, Mĩ đã chấm dứt những cuộc can thiệp cuối cùng của Hoa Kì ở Trung Mĩ: ở Haiti và Cộng hòa Đôminia. Cùng năm đó, tổng thống Ru dơ ven hứa sẽ trao trả độc lập cho Philippin.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 113-114)

Ru dơ ven thiết lập chính sách gì đối với các nước Mĩ Latinh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vai trò kinh tế của châu Âu ngày càng tăng đã xâm nhập cả vùng “sân sau” này của Mĩ. Trước tình hình đó, ngay từ năm 1934, Ru dơ ven đã tuyên bố “Chính sách láng  giềng thân thiện” đối với các nức Mĩ Latinh.

Câu 28 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Sự kiện có tầm quan trọng đầu tiên là chính phủ Mĩ tuyên bố vào tháng 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Mặc dù chính phủ Ru dơ ven cải thiện quan hệ với Liên Xô là xuất phát từ quyền lợi của Mĩ, song đâycũng là thắng lợi của nên ngoại giao Liên Xô và chính nó đã đem lại những kết quả tốt trong thời gian chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít sau này. Tuy nhiên, điều đó cũng không hề có nghĩa là giảm bớt chủ trương chống cộng sản của chính quyền Ru dơ ven. Những âm mưu ngấm ngầm hướng những cuộc xâm lược về phía Liên Xô vẫn diễn ra trong thời kì này.

Quan hệ giữa nước Mĩ với khu vực Mĩ Latinh, khi Ru dơ ven mới nhận chức, rất căng thẳng do sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của nhân dân các nước này trước “chính sách cây gậy lớn” mà Mĩ áp dụng từ lâu. Hơn thế nữa, vai trò kinh tế của châu Âu ngày càng tăng đã xâm nhập cả vùng “sân sau” này của Mĩ. Trước tình hình đó, ngay từ năm 1934, Ru dơ ven đã tuyên bố “Chính sách láng  giềng thân thiện” đối với các nức Mĩ Latinh. Trên tinh thần đó, năm 1934, chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ “Điều bổ sung Pơ lát vốn bị người Cuba cực lực phản đối (Điều bổ sung Pơ lát được ghi trong Hiến pháp quy định Mĩ có quyền can thiệp vũ trang vào Cuba). Tiếp theo, Mĩ đã chấm dứt những cuộc can thiệp cuối cùng của Hoa Kì ở Trung Mĩ: ở Haiti và Cộng hòa Đôminia. Cùng năm đó, tổng thống Ru dơ ven hứa sẽ trao trả độc lập cho Philippin.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 113-114)

Tại sao điều bổ sung Pờ lát bị người Cuba cực lực phản đối?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Năm 1934, chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ “Điều bổ sung Pơ lát vốn bị người Cuba cực lực phản đối vì (Điều bổ sung Pơ lát được ghi trong Hiến pháp quy định Mĩ có quyền can thiệp vũ trang vào Cuba).

Câu 29 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài tư sản phát xít, ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này đã diễn ra việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

(SGK Lịch sử lớp 11, trang 76)

Nhật Bản chủ trương gì để giải quyết khủng hoảng và khó khăn?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Câu 30 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài tư sản phát xít, ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này đã diễn ra việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

(SGK Lịch sử lớp 11, trang 76)

Năm 1937, ở Nhật Bản đã xảy ra sự kiện gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 31 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những bước tiến mới trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Ở Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới. Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Ma-hát-ma Gan-đi, đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tôc theo đường lối bất bạo động, bất hợp tác.

Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ . Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hôi tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

(SGK Lịch sử 11, trang 79)

Ai là người lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Ma-hát-ma Gan-đi, đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tôc theo đường lối bất bạo động, bất hợp tác

Câu 32 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những bước tiến mới trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Ở Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới. Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Ma-hát-ma Gan-đi, đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tôc theo đường lối bất bạo động, bất hợp tác.

Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ . Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hôi tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.

(SGK Lịch sử 11, trang 79)

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ khác với Trung Quốc ở điểm nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ khác với các phong trào đấu tranh ở khu vực Châu Á, Phi và Mĩ Latinh nói chung và Trung Quốc nói riêng ở điểm đấu tranh theo hình thức bất bạo động và bất hợp tác.

Câu 33 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.

Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ “có một không hai”, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Indonexia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945, Tuyên ngôn độc lập được công bố, nước Cộng hòa Indonexia được thành lập.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 131-132)

Khi nào phát xít Nhật thiết lập nền thống trị với các nước ở khu vực Đông Nam Á?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc.

Câu 34 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.

Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ “có một không hai”, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Indonexia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945, Tuyên ngôn độc lập được công bố, nước Cộng hòa Indonexia được thành lập.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 131-132)

Khi nào là cơ hội để các nước Đông Nam Á vùng lên giải phóng dân tộc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ “có một không hai”, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.

Câu 35 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Bản tuyên bố chung của 26 nước ngày 1-1-1942 đã đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.

Để củng cố Mặt trận Đồng minh chống phát xít, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba nước Liên Xô và Anh, Mĩ, tháng 5-1942, chính phủ Liên Xô đã cử ngoại trưởng Mô-lô-tốp sang Luân Đôn và Oa-sinh-tơn để đàm phán với các nhà lãnh đạo hai nước Anh, Mĩ. Ngày 26-5-1942, tại Luân Đôn đã kí kết một hiệp ước giữa Anh và Liên Xô về việc liên  minh chống nước Đức Hít le cùng bọn tay sai ở Châu Âu, và việc tương trợ lẫn nhau sau chiến tranh. Ngày 11-7-1942, tại Oa-sinh-tơn đã kí kết Hiệp ước Liên Xô-Mĩ vê những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến tranh chống xâm lược.

Như vậy, nhờ sự cố gắng của Liên Xô, Mặt trận Đồng minh chống phát xít toàn thế giới, mà nòng cốt là Liên Xô, Anh, Mĩ cuối cùng cũng được thành lập. Sự tồn tại của Mặt trận Đồng minh đã có ý nghĩa tích cực, to lớn trong việc đoàn kết và hợp tác chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để chiến thắng kẻ thù.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 204)

Sự kiện nào mở đầu phong trào chống phát xít trên toàn thế giới?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bản tuyên bố chung của 26 nước ngày 1-1-1942 đã đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 36 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Bản tuyên bố chung của 26 nước ngày 1-1-1942 đã đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.

Để củng cố Mặt trận Đồng minh chống phát xít, tăng cường quan hệ hợp tác giữa ba nước Liên Xô và Anh, Mĩ, tháng 5-1942, chính phủ Liên Xô đã cử ngoại trưởng Mô-lô-tốp sang Luân Đôn và Oa-sinh-tơn để đàm phán với các nhà lãnh đạo hai nước Anh, Mĩ. Ngày 26-5-1942, tại Luân Đôn đã kí kết một hiệp ước giữa Anh và Liên Xô về việc liên  minh chống nước Đức Hít le cùng bọn tay sai ở Châu Âu, và việc tương trợ lẫn nhau sau chiến tranh. Ngày 11-7-1942, tại Oa-sinh-tơn đã kí kết Hiệp ước Liên Xô-Mĩ vê những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến tranh chống xâm lược.

Như vậy, nhờ sự cố gắng của Liên Xô, Mặt trận Đồng minh chống phát xít toàn thế giới, mà nòng cốt là Liên Xô, Anh, Mĩ cuối cùng cũng được thành lập. Sự tồn tại của Mặt trận Đồng minh đã có ý nghĩa tích cực, to lớn trong việc đoàn kết và hợp tác chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để chiến thắng kẻ thù.

(Lịch sử thế giới hiện đại, trang 204)

Mặt trận Đồng minh tồn tại có ý nghĩa gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Sự tồn tại của Mặt trận Đồng minh đã có ý nghĩa tích cực, to lớn trong việc đoàn kết và hợp tác chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để chiến thắng kẻ thù.

Câu 37 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tại Hội nghị Ianta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).

Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên  hợp quốc (LHQ).

Ngày 24-10-1945,với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHD là Nam Sudan, chính thức gia nhập  ngày 14-7-2011.

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết gữa các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Khi Liên hợp quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa,tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư kí sử dụng hai ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20 tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.

Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng thường bắt đầu vào ngày thứ ba của tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 12 với chức danh Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc được bầu vào lúc khởi đầu của mỗi kỳ họp. Kỳ họp đầu tiên được triệu tập ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Westminster Central Hall tại Luân Đôn với các đại biểu đến từ 51 quốc gia.

Câu 38 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Tại Hội nghị Ianta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).

Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên  hợp quốc (LHQ).

Ngày 24-10-1945,với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHD là Nam Sudan, chính thức gia nhập  ngày 14-7-2011.

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết gữa các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Khi Liên hợp quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa,tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư kí sử dụng hai ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20 tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc trong Hiến chương của Liên hợp quốc.

Câu 39 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Liên Bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mĩ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng về cán bộ kĩ thuật, về tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 70 trở lại đây (cả trong thời kì còn nằm trong Liên bang Xô Viết và sau khi Liên bang này tan rã), nền kinh tế nước Nga khủng hoảng, suy sụp. Cuộc cải tổ đã diễn ra toàn Liên bang, trong đó có nước Nga, nhưng không cứu vãn được tình hình. Nhưng rồi cải tổ cũng bị chấm dứt do cuộc đấu tranh trong nội bộ của những người lãnh đạo Liên Xô. Liên bang Nga đi theo con đường của mình. Đường lối kinh tế cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của nước nga do những người chủ trương “con đường tư nhân hóa” quyết định.

Từ năm 1992, Tổng thống Enxin, Thủ tướng Gai đa và những người cộng sự của họ đã đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nước Nga.

Quá trình tư nhân hóa ở Nga được bắt đầu từ tháng 7-1992, nhưng trên thực tế ngay từ năm 1987 đã diễn ra sự chuyển hóa tài sản nhà nước vào tay tư nhân qua việc cho phép các xí nghiệp lập các hợp tác xã nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, vin vào cớ này, cớ nọ, xí nghiệp xin rút khỏi hợp tác xã và bán lại số diện tích và trang thiết bị đó theo giá còn lại.

(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 467- 468)

Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Liên Bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mĩ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng về cán bộ kĩ thuật, về tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn.

Câu 40 Trắc nghiệm

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Liên Bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mĩ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tiềm năng về cán bộ kĩ thuật, về tài nguyên thiên nhiên ở nước Nga rất lớn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 70 trở lại đây (cả trong thời kì còn nằm trong Liên bang Xô Viết và sau khi Liên bang này tan rã), nền kinh tế nước Nga khủng hoảng, suy sụp. Cuộc cải tổ đã diễn ra toàn Liên bang, trong đó có nước Nga, nhưng không cứu vãn được tình hình. Nhưng rồi cải tổ cũng bị chấm dứt do cuộc đấu tranh trong nội bộ của những người lãnh đạo Liên Xô. Liên bang Nga đi theo con đường của mình. Đường lối kinh tế cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của nước nga do những người chủ trương “con đường tư nhân hóa” quyết định.

Từ năm 1992, Tổng thống Enxin, Thủ tướng Gai đa và những người cộng sự của họ đã đề ra cương lĩnh tư nhân hóa nền kinh tế nước Nga.

Quá trình tư nhân hóa ở Nga được bắt đầu từ tháng 7-1992, nhưng trên thực tế ngay từ năm 1987 đã diễn ra sự chuyển hóa tài sản nhà nước vào tay tư nhân qua việc cho phép các xí nghiệp lập các hợp tác xã nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, vin vào cớ này, cớ nọ, xí nghiệp xin rút khỏi hợp tác xã và bán lại số diện tích và trang thiết bị đó theo giá còn lại.

(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, trang 467- 468)

Quá trình tư nhân hóa ở nước Nga thực chất diễn ra vào lúc nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Quá trình tư nhân hóa ở Nga được bắt đầu từ tháng 7-1992, nhưng trên thực tế ngay từ năm 1987 đã diễn ra sự chuyển hóa tài sản nhà nước vào tay tư nhân qua việc cho phép các xí nghiệp lập các hợp tác xã nhỏ.