Bài tập phân tích sự kiện
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
(SGK Lịch sử 12, trang 93-94)
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội..
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
Về kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hóa-xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
(SGK Lịch sử 12, trang 93-94)
Chính quyền cách mạng đã làm gì để xóa nạn mù chữ?
Để xóa nạn mù chữ, chính quyền cách mạng đã mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Những năm 1936-1939 là thời kỳ có nhiều nét mới trong đời sống văn hóa-tư tưởng của đất nước. Ở thời kì này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức nhạy bén. Từ năm 1937, hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời, tiêu biểu là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức (ở Bắc Kì), Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản (ở Trung Kì), Le Peuple (Nhân dân), Dân chúng, Lao động, Mới (ở Nam Kỳ). Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lầm than của Lan Khải,… Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng phản ánh sinh động một hiện thực đau khổ, lầm than của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến.
(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 283)
Những tờ báo xuất hiện ở Bắc Kì trong giai đoạn 1936-1939?
Các tờ báo tiêu biểu ở Bắc Kì là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Những năm 1936-1939 là thời kỳ có nhiều nét mới trong đời sống văn hóa-tư tưởng của đất nước. Ở thời kì này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệt để sử dụng báo chí công khai làm công cụ tuyên truyền hết sức nhạy bén. Từ năm 1937, hàng chục tờ báo của Đảng, của Mặt trận Dân chủ và các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời, tiêu biểu là tờ báo Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), Tin tức (ở Bắc Kì), Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản (ở Trung Kì), Le Peuple (Nhân dân), Dân chúng, Lao động, Mới (ở Nam Kỳ). Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Trên văn đàn, nếu như thời kì trước năm 1935, văn học lãng mạn chiếm ưu thế thì thời kỳ này nó đã phải nhường chỗ cho văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lầm than của Lan Khải,… Tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng phản ánh sinh động một hiện thực đau khổ, lầm than của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến.
(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 283)
Báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát chủ yếu về nội dung gì?
Cùng với sự nở rộ của báo chí cách mạng công khai, các nhà xuất bản của Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp đã in và phát hành nhiều tập sách về chủ nghĩa Mác, về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những tập sách giới thiệu Liên Xô , về cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha. Các tài liệu này là những tài liệu về chủ nghĩa xã hội.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, tháng 5 năm 1944, Tổng bộ Việt Nam ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi toàn dân: “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Khắp nơi, nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Việt Minh góp phần mua sắm vũ khí, tổ chức các đội tự vệ, tiến hành huấn luyện quân sự và đợi thời cơ hành động vì nghĩa lớn.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Đội quân này đã xuất trận đầu diệt gọn đồn Phay Khắt ngày 25-12-1922 và đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944. Một tuần sau, đội quân nhỏ này đã phát triển thành một đại đội gồm 3 trung đội. Trên đà đó, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa, thúc đẩy và cổ vũ phong trào cách mạng trên cả nước.
(Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 291-292)
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở đâu?
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, tháng 5 năm 1944, Tổng bộ Việt Nam ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi toàn dân: “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Khắp nơi, nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Việt Minh góp phần mua sắm vũ khí, tổ chức các đội tự vệ, tiến hành huấn luyện quân sự và đợi thời cơ hành động vì nghĩa lớn.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Đội quân này đã xuất trận đầu diệt gọn đồn Phay Khắt ngày 25-12-1922 và đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944. Một tuần sau, đội quân nhỏ này đã phát triển thành một đại đội gồm 3 trung đội. Trên đà đó, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa, thúc đẩy và cổ vũ phong trào cách mạng trên cả nước.
(Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 291-292)
Chiến thắng đầu tiên của đôi quân Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân?
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã xuất trận đầu diệt gọn đồn Phay Khắt ngày 25-12-1922 và đồn Nà Ngần ngày 26-12-1944.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về Hà Nội.
Theo đề nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28-8-1945). Trong những ngày lịch sử này, Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng Tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.
Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân hơn 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mười mấy thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 118)
Ngày 25-8-1945 đã diễn ra sự kiện gì?
Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về Hà Nội.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về Hà Nội.
Theo đề nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28-8-1945). Trong những ngày lịch sử này, Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng Tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.
Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân hơn 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mười mấy thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 118)
Sự kiện nào mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc?
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Chính phủ đã xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, đồng thời động viên toàn thể nhân dân bằng tinh thần tự nguyện và theo khả năng của mình, đóng góp tài chính bằng nhiều hình thức như “quỹ độc lập”, “đảm phụ quốc phòng”, “quỹ kháng chiến”, “tuần lễ vàng”. Các tầng lớp nhân dân đã hăng hái đóng góp hàng chục triệu đồng và hàng trăm cân vàng cho Nhà nước trong năm 1946.
Ngày 31-1-1946, Nhà nước phát hành giấy bạc Việt Nam.
Một thành tựu to lớn khác là công tác xóa nạn mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Nha Bình dân học vụ sau khi được thành lập đã tích cực mở chục ngàn lớp học, với khoảng 2,5 triệu người đến lớp. Hệ thống giáo dục các bậc từ tiểu học, trung học và đại học được sớm khai giảng trở lại. Ngay trong tháng 9-1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước được tới đài quang vinh để trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
(Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 304)
Chúng ta đã khắc phục được “giặc” nào trong đoạn văn trên?
Những biện pháp trong đoạn văn được đề ra để khắc phục nạn đói và nạn dốt.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Chính phủ đã xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, đồng thời động viên toàn thể nhân dân bằng tinh thần tự nguyện và theo khả năng của mình, đóng góp tài chính bằng nhiều hình thức như “quỹ độc lập”, “đảm phụ quốc phòng”, “quỹ kháng chiến”, “tuần lễ vàng”. Các tầng lớp nhân dân đã hăng hái đóng góp hàng chục triệu đồng và hàng trăm cân vàng cho Nhà nước trong năm 1946.
Ngày 31-1-1946, Nhà nước phát hành giấy bạc Việt Nam.
Một thành tựu to lớn khác là công tác xóa nạn mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Nha Bình dân học vụ sau khi được thành lập đã tích cực mở chục ngàn lớp học, với khoảng 2,5 triệu người đến lớp. Hệ thống giáo dục các bậc từ tiểu học, trung học và đại học được sớm khai giảng trở lại. Ngay trong tháng 9-1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước được tới đài quang vinh để trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
(Theo Tiến trình Lịch sử Việt Nam, trang 304)
Bác Hồ đã làm gì trong ngày đầu khai giảng?
Ngay trong tháng 9-1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước được tới đài quang vinh để trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, Vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Việt Nam nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ tuy có khác nhau ít nhiều trong cách giải quyết vấn đề bang giao Pháp-Việt, song đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào, trong đó, cực đoạn phản động nhất là tướng tá điều hành quân sự ở Đông Dương như Đacgiăngliơ, Valuy, Pin hông…
Hiệp định Sơ bộ 6-3 vừa kí kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Quân Pháp đã tấn công các vị trí của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 46)
Tại sao Việt Nam lại kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946?
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích:
- Tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, Vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Việt Nam nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ tuy có khác nhau ít nhiều trong cách giải quyết vấn đề bang giao Pháp-Việt, song đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào, trong đó, cực đoạn phản động nhất là tướng tá điều hành quân sự ở Đông Dương như Đacgiăngliơ, Valuy, Pin hông…
Hiệp định Sơ bộ 6-3 vừa kí kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Quân Pháp đã tấn công các vị trí của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 46)
Ai là người đã kí và ban hành “phương án thứ hai?
Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, Vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Việt Nam nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ tuy có khác nhau ít nhiều trong cách giải quyết vấn đề bang giao Pháp-Việt, song đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào, trong đó, cực đoạn phản động nhất là tướng tá điều hành quân sự ở Đông Dương như Đacgiăngliơ, Valuy, Pin hông…
Hiệp định Sơ bộ 6-3 vừa kí kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Quân Pháp đã tấn công các vị trí của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 46)
Tại sao Việt Nam lại kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946?
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích:
- Tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẽ bùng nổ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, Vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Việt Nam nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ tuy có khác nhau ít nhiều trong cách giải quyết vấn đề bang giao Pháp-Việt, song đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào, trong đó, cực đoạn phản động nhất là tướng tá điều hành quân sự ở Đông Dương như Đacgiăngliơ, Valuy, Pin hông…
Hiệp định Sơ bộ 6-3 vừa kí kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Quân Pháp đã tấn công các vị trí của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 46)
Ai là người đã kí và ban hành “phương án thứ hai?
Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Sau những hiệp định này, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: năm 1950 là 52 tỉ phrăng – chiếm 19% ngân sách; năm 1954 là 555 tỉ - chiếm 73% ngân sách. Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm và các trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn, đưa người Việt Nam sang học ở Mĩ.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 139)
Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Sau những hiệp định này, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: năm 1950 là 52 tỉ phrăng – chiếm 19% ngân sách; năm 1954 là 555 tỉ - chiếm 73% ngân sách. Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm và các trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn, đưa người Việt Nam sang học ở Mĩ.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 139)
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm mục đích
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Ở Trung Bộ, quân dân Liên khu V chặn đứng cuộc tiến công Át lăng lần thứ hai, tiêu diệt gần 5000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.
Ở Nam Bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bức rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Tại Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 151-152)
Bộ đội Tây Nguyên đã đánh mạnh vào đường số mấy?
Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Ở Trung Bộ, quân dân Liên khu V chặn đứng cuộc tiến công Át lăng lần thứ hai, tiêu diệt gần 5000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.
Ở Nam Bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bức rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Tại Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 151-152)
Bộ đội đã nhập vào sân bay nào của Pháp để phá hủy máy bay?
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Đảng đã họp tại Hà Nội bàn về cách mạng miền Nam. Đây là hội nghị lịch sử, quyết định phương hướng phát triển của toàn bộ sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước.
Từ sự phân tích bản chất Mĩ ngụy ở miền Nam, Hội nghị khẳng định: Nhân dân miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.
Sau khi bàn luận, cân nhắc tình hình trong nước và quốc tế lúc đó, Trung ương chỉ ra phương pháp để tiến hành đấu tranh ở miền Nam là sử dụng sức mạnh của nhân dân miền Nam, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hướng phát triển của cách mạng miền Nam có thể như Cách mạng tháng Tám (1945): từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên nhất loạt nổi dậy đập tan chính quyền địch.
(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 333)
Hướng phát triển của cách mạng miền Nam giống với cuộc Cách mạng nào?
Hướng phát triển của cách mạng miền Nam có thể như Cách mạng tháng Tám (1945): từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên nhất loạt nổi dậy đập tan chính quyền địch.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Đảng đã họp tại Hà Nội bàn về cách mạng miền Nam. Đây là hội nghị lịch sử, quyết định phương hướng phát triển của toàn bộ sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước.
Từ sự phân tích bản chất Mĩ ngụy ở miền Nam, Hội nghị khẳng định: Nhân dân miền Nam phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.
Sau khi bàn luận, cân nhắc tình hình trong nước và quốc tế lúc đó, Trung ương chỉ ra phương pháp để tiến hành đấu tranh ở miền Nam là sử dụng sức mạnh của nhân dân miền Nam, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hướng phát triển của cách mạng miền Nam có thể như Cách mạng tháng Tám (1945): từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên nhất loạt nổi dậy đập tan chính quyền địch.
(Theo Tiến trình lịch sử Việt Nam, trang 333)
Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.