Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1;2;3),B(4;−7;−9), tập hợp các điểm M thỏa mãn 2MA2+MB2=165 là mặt cầu có tâm I(a;b;c) và bán kính R. Giá trị biểu thức T=a2+b2+c2+R2 bằng:
Gọi M(x;y;z).
Theo bài ra ta có:
2MA2+MB2=165⇔2[(x−1)2+(y−2)2+(z−3)2]+[(x−4)2+(y+7)2+(z+9)2]=165⇔3x2+3y2+3z2−12x+6y+6z+9=0⇔x2+y2+z2−4x+2y+2z+3=0
Do đó tập hợp các điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán là mặt cầu tâm I(2;−1;−1) ⇒a=2,b=−1,c=−1 , bán kính R=√4+1+1−3=√3.
Vậy T=a2+b2+c2+R2=4+1+1+3=9.
Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có phương trình (x−2)2+(y+1)2+(z+2)2=9. Gọi I là tâm mặt cầu, tọa độ hình chiếu vuông góc của I lên trục Oz là:
Mặt cầu (x−2)2+(y+1)2+(z+2)2=9 có tâm I(2;−1;−2).
Hình chiếu của I(2;−1;−2) lên trục Oz là I′(0;0;−2).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S):x2+y2+z2−2x−4y−6z=0. Trong các điểm O(0;0;0), A(1;2;3), B(2;−1;−1) có bao nhiêu điểm thuộc mặt cầu (S)?
Thay tọa độ điểm O(0;0;0) vào phương trình mặt cầu ta có:
02+02+02−2.0−4.0−6.0=0⇒O∈(S).
Thay tọa độ điểm A(1;2;3) vào phương trình mặt cầu ta có:
12+22+32−2.1−4.2−6.3=−14≠0⇒A∉(S).
Thay tọa độ điểm B(2;−1;−1) vào phương trình mặt cầu ta có:
22+(−1)2+(−1)2−2.2−4.(−1)−6.(−1)=12≠0⇒B∉(S).
Vậy có 1 điểm thuộc mặt cầu (S).