Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Trộn lẫn hỗn hợp các ion sau:
(I) K+, CO32-, S2- với H+, Cl-, NO3-
(II) Na+, Ba2+, OH- với H+, Cl-, SO42-
(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-
(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-
(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-
(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-
Trường hợp có thể xảy ra 3 phản ứng là :
(III) NH4+, H+, SO42- với Na+, Ba2+, OH-
H+ + OH- → H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
(IV) H+, Fe2+, SO42- với Ba2+, K+, OH-
H+ + OH- → H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
(V) K+, Na+, HSO3- với Ba2+, Ca2+, OH-
HSO3- + OH- → SO32- + H2O
Ba2+ + SO32- → BaSO3
Ca2+ + SO32- → CaSO3
(VI) Cu2+, Zn2+, Cl- với K+, Na+, OH-
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O
Có 2 dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ (0,15 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), H+ (0,25 mol), Cl- (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3- (0,25 mol), CO32- (0,15 mol). Một trong 2 dung dịch trên chứa các ion nào dưới đây?
Để dung dịch tồn tại thì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn điện tích được thỏa mãn.
- Xét đáp án A: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.
- Xét đáp án B: Dung dịch tồn tại vì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn điện tích được thỏa mãn.
- Xét đáp án C: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.
- Xét đáp án D: Tổng số mol điện tích dương không bằng tổng số mol điện tích âm nên không tồn tại dung dịch này.
Cho dãy các ion sau:
(a) H+, Fe3+, NO3-, SO42- (b) Ag+, Na+, NO3-, Cl-
(c) Al3+, NH4+, Br-+, OH- (d) Mg2+, K+, SO42-, PO43-
(e) K+, HPO42-, Na+, OH- (g) Fe2+, Na+, HSO4-, NO3-
(h) Ag+, NH4+, SO42-, I- (i) Mg2+, Na+, SO42-
Số dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:
(a) Các ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(b) Ag+ + Cl- → AgCl ↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(c) NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(d) 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2 ↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(e) HPO42- + OH- → PO43- + H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(g) 4HSO4- + NO3- + 3Fe2+ → 3Fe3+ + 4SO42- + NO + 2H2O nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(h) Ag+ + I- → AgI↓ nên các ion không cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
(i) Các ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu nên các ion này cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
Vậy các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là: (a), (i) (Có 2 dãy thỏa mãn).
Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
nMgCl2 = 0,15.0,5 = 0,075 mol; nNaCl = 0,05.1 = 0,05 mol
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
0,075 → 0,15 (mol)
NaCl → Na+ + Cl-
0,05 → 0,05 (mol)
=> nCl- = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
=> [Cl-] = n : V = 0,2 : (0,15 + 0,05) = 1M
Cho các ion sau : K+( 0,15 mol) ; Fe2+(0,1 mol) ; NH4+(0,2mol) ; H+(0,2 mol) ; Cl-(0,1 mol); SO42-(0,15 mol) ; NO3-(0,05 mol) ; CO32-(0,15 mol). Có 2 dung dịch mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion trong các ion trên không trùng nhau. 2 dung dịch đó là :
H+ và CO32- không thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch
Tương tự với Fe2+ ; H+ ; NO3- cũng không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
H+ + CO32- → HCO3-
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ NO + 2H2O
Hỗn hợp X gồm Na và Ba có tỉ lệ mol 1 : 1. Hòa tan một lượng X vào nước được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đặt số mol mỗi kim loại là x (mol).
Na + H2O → NaOH + ½ H2
x → x → 0,5x
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
x → x → x
=> nH2 = 0,5x + x = 0,15 => x = 0,1 mol
=> nOH- = x + 2x = 0,3 mol
*Hấp thụ 0,2 mol CO2 vào {0,3 mol OH-; 0,1 mol Ba2+; Na+}:
Ta thấy: nOH- : nCO2 = 0,3 : 0,2 = 1,5
=> Phản ứng tạo CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
CO2 + OH- → HCO3-
+ nCO2 = nCO32- + nHCO3- => a + b = 0,2 (1)
+ nOH- = 2nCO32- + nHCO3- => 2a + b = 0,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) được a = b = 0,1
Ta thấy: nBa2+ (0,1 mol) = nCO32- (0,1 mol) => nBaCO3 = 0,1 mol
=> mBaCO3 = 0,1.197 = 19,7g
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 đặc (đủ) sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat và khí NO2. Giá trị của a là:
Dung dịch sau phản ứng gồm Fe3+ ; Cu2+ ; SO42-
Bảo toàn điện tích: \(3{{n}_{F{{e}^{3+}}}}+\text{ }2{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=2{{n}_{S{{O}_{4}}^{2-}}}\)
=> 3.0,12 + 2.2a = 2.(2.0,12 + a) => a = 0,06 mol
Cho dung dịch KOH 1 M tới dư vào dung dịch X sau phản ứng thu được kết tủa. Dung dịch X có thể chứa đồng thời các chất
- Vì Zn(OH)2 và Al(OH)3 đều tan trong KOH nên loại A, B, D.
- Cu(OH)2 không tan trong KOH nên thỏa mãn đề bài