Peptit
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Peptit là
Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.
Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là
Oligopeptit là các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng
Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng n – 1
Gly-Ala và Ala-Gly là
Gly-Ala và Ala-Gly là hai đipeptit cùng tạo bởi glyxin và alanin nhưng thay đổi trật tự → chúng là đồng phân của nhau.
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
- Đipeptit là những hợp chất chứa 2 α-amino axit gốc liên kết với nhau bằng liên kết petit
A và B loại vì có gốc không phải α-amino axit
C loại vì có 3 gốc α-amino axit
Tên gọi nào sau đây là của peptit : H2N-CH2-CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH ?
Peptit X có công thức cấu tạo như sau : H2N-[CH2]4-CH(NH2)CO-NHCH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là
α-amino axit đầu N là H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (Lysin)
α-amino axit đầu C là NH-CH(CH3)-COOH (Alanin)
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân tripeptit sẽ là n!
=> số đồng phân tripeptit tạo bởi từ 3 amino axit trên là 3! = 6
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
Các đipeptit tạo ra là
Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Gly; Gly-Ala
Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?
Các peptit từ tripeptit trở đi có phản ứng màu biure. Đipeptit không có phản ứng này.
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:
Gly-Ala-Gly là tripepit → có phản ứng màu biure
Gly-Ala là đipepit → không có phản ứng màu biure
→ dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để nhận biết 2 dung dịch trên
Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và Gly-Gly-Gly ta dùng:
|
Glucozơ |
Glixerol |
Anđehit axetic |
Ancol etylic |
Gly-Gly-Gly |
Cu(OH)2/OH- (to thường) |
Dung dịch xanh |
Dung dịch xanh |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Phức màu tím |
Cu(OH)2/OH- (đun nóng) |
Tạo kết tủa đỏ gạch |
Không hiện tượng |
Tạo kết tủa đỏ gạch |
Không hiện tượng |
|
Phát biểu nào sau đây là sai
B sai vì đipeptit mạch hở được tạo ra từ 2 α-amino axit, liên kết với nhau bằng 1 liên kết peptit.
Hexapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Val có khối lượng phân tử là
MAla-Gly-Ala-Gly-Gly-Val = 89.2 + 75.3 + 117 – 5.18 = 430
Một peptit A chỉ được tạo ra từ các alanin. Khối lượng phân tử lớn nhất có thể có của A là
Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit
→ A có khối lượng phân tử lớn nhất khi có 50 gốc Ala
→ MA = 50.89 – 49.18 = 3568
Tripeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là
Glyxin tạo tripeptit theo phương trình :
3C2H5NO2 → C6H11N3O4 + 2H2O
Hỗn hợp X chứa 0,2mol Glyxin và 0,1 mol Alanin. Khối lượng đipeptit tối đa tạo thành là
Ta có : \({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,2 + 0,1}}{2} = 0,15\,\,mol\)
Áp dụng ĐLBTKL suy ra mpeptit = 0,2.75 + 0,1.89 – 0,15.18 = 21,2 gam
Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với
Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với dd HCl
CH3NH2 +HCl → CH3NH3Cl
H2N-CH2-COOH + HCl → H3NCl-CH2-COOH
H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH + 2HCl → H3N-CH(CH3)-COOH + H3NCl-CH2-COOH
Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là
Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là 3
Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.