Ý nghĩa của truyện Cây bút thần hay nhất (1 mẫu)

Dàn ý chi tiết Ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần

1/ Mở bài

Giới thiệu câu chuyện: Truyện cổ tích Việt Nam luôn chứa đựng tâm tư tình cảm mà con người gửi gắm vào đó, nổi bật lên trong số đó là “Cây bút thần” câu chuyện với nhiều bài học đáng suy ngẫm mà nhân dân muốn gửi gắm cho thế hệ sau

2/ Thân bài

– Tóm tắt khái quát nội dung câu chuyện

+ Nhân vật: Mã Lương: Cậu bé nghèo, thông minh, thật thà, đam mê vẽ

+ Hình ảnh cây bút: Được ông cụ râu tóc bạc phơ tặng cho cậu bé

– Nội dung truyện: Giúp đỡ người nghèo và trừng trị những kẻ tham lam

+ Đối với nhân dân nghèo: Cậu bé vẽ các vật dụng hằng ngày cần thiết cho những người nông dân

+ Đối với địa chủ, vua: Không vẽ theo ý muốn, vẽ cuồng phong nhấn chìm thuyền vua

+ Kiến thức rỗng, học trước quên sau và thất bại trong học tập.

– Ý nghĩa truyện qua hình ảnh cây bút được ban tặng cho cậu bé

– Câu chuyện kì diệu ban thưởng xứng đáng đối với người cái tài, có đức, có đam mê, vượt lên khó khăn cuộc sống

Khát vọng của con người: Khát vọng công bằng đối với những người lao động nghèo khổ, những người nông dân chân lấm tay bùn, khát vọng thực hiện khao khát, ước mơ

– Ý nghĩa truyện qua những hình ảnh mà cậu bé vẽ

+ Không dùng cây bút để vẽ cho bản thân, vẽ những vật dụng cần thiết đối với người dân nghèo, không vẽ theo ham muốn của địa chủ, vua chúa: Thể hiện đức tính trung thực, thật thà, không vụ lợi, ghét áp bức

+ Thể hiện giá trị của người lao động qua những hình ảnh mà cậu bé vẽ: Không vẽ vàng bạc, nhà cửa, chỉ vẽ những vật dụng lao động

+ Khát vọng về công lí, khát vọng về cuộc sống công bằng, cái thiện luôn được giúp đỡ còn cái ác sẽ bị trừng phạt, bị lụi tàn

3/ Kết bài

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện gửi tới tất cả những thế hệ sau, ai cũng có những ước mơ, niềm đam mê riêng của mình, hãy theo đuổi đam mê và vượt lên chính mình.

Ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần

Truyện cổ tích Việt Nam luôn mang trong mình nét đẹp của dân tộc, chứa đựng tâm tư tình cảm mà con người gửi gắm vào đó, trong số những câu chuyện rất hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác nổi bật lên trong số đó là “Cây bút thần” câu chuyện với nhiều bài học đáng suy ngẫm mà nhân dân muốn gửi gắm cho thế hệ sau.

Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo, thông minh, có sở thích học vẽ mang tên Mã Lương. Một hôm nằm mơ được ban tặng cây bút thần, với cây bút thần có thể biến những nét vẽ trở thành sự thật cậu bé đã dùng cây bút giúp đỡ những người dân nghèo khó xung quanh, tiếng vang của cây bút và cậu bé cũng từ đây vang xa. Tới tai nhà vua, nhà vua bắt cậu bé về cung và bắt cậu bé vẽ theo ý mình. Vốn ghét sự áp bức bóc lột cậu bé không những không vẽ theo ý vua mà còn làm trái lại hoàn toàn, cậu vẽ ra những con vật xấu xí, rồi vẽ trận cuồng phong to lớn nhấn chìm thuyền rồng chôn vùi tên vua độc ác. Sau đó cậu bé đi khắp mọi nơi giúp đỡ những người nghèo khó.

Qua câu chuyện mà dân gian để lại đã gửi gắm đến người đọc rất nhiều ý nghĩa về tình người, đức tính con người và cách làm người. Trước tiên xét về hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ ban cho cậu bé nghèo, thông minh cây bút thần thể hiện sự ban thưởng xứng đáng đối với những con người thật thà, trung thực, có tài, có đam mê, đầu tư thời gian theo đuổi đam mê của mình, vượt lên sự khó khăn nghèo khó của cuộc sống mà lạc quan yêu đời, không chán nản, không vì sự ràng buộc của cuộc sống mà từ bỏ. Bên cạnh đó còn là khát vọng mà con người gửi vào trong đó, khát vọng công bằng đối với những người lao động nghèo khổ, những người nông dân chân lấm tay bùn, những con người không đề cao vật chất, dùng tình thương để đùm bọc lẫn nhau, hình ảnh cậu bé tuy tài giỏi, thật thà nhưng cậu cần có được sự giúp đỡ để thể hiện tài năng, đức tính của mình, hình ảnh cây bút như một sự giúp đỡ để cậu có thể thực hiện ước mơ, khát vọng đó.

Xuyên suốt câu chuyện người đọc chỉ thấy được những việc mà cậu bé giúp đỡ cho người khác, những hình ảnh được vẽ ra không có một chút nào để dành cho chính bản thân cậu cả, chỉ vẽ những vật dụng thông thường mà người lao động cần thiết, không vẽ những ham muốn mà địa chủ, quan vua yêu cầu, một con người không hề có gì trong tay, không gia đình, không tài sản nhưng lại không hề có một chút vụ lợi, luôn lo nghĩ cho những người xung quanh, quên đi bản thân mình, dù còn nhỏ nhưng đã tự tập cho bản thân đức tính trung thực, thật thà, hành động đó thật khiến bất kì ai đọc qua tác phẩm đều thấy khâm phục. Những hành động của cậu bé tuy không đem lại giá trị vật chất nhưng những gì cậu bé làm khiến cậu mãn nguyện, yêu đời và cảm thấy cuộc sống có ích.

Tại sao cậu không vẽ ra tiền bạc nhà cửa cho những người nông dân, tại sao không vẽ ra những viễn cảnh an nhàn không làm cũng có ăn, đơn giản bởi vì cậu hiểu giá trị của lao động, hiểu giá trị của những người nông dân, sản phẩm tạo ra từ chính bàn tay lao động là đáng quý và đáng chân trọng hơn bao giờ hết. Cuối cùng truyện cổ tích là thể hiện khát vọng của con người, khát vọng về công lý, cái thiện luôn chiến thắng cái ác trong bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng về cuộc sống công bằng với tất cả mọi người trong cuộc sống, cái thiện luôn được giúp đỡ còn cái ác sẽ bị trừng phạt, bị lụi tàn.

Qua câu chuyện cổ tích này dân gian gửi gắm thông điệp tới tất cả những thế hệ sau, ai cũng có những ước mơ, niềm đam mê riêng của mình, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” hãy biết cách tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống, theo đuổi đam mê và vượt lên chính bản thân mình.