Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 1
1. Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện: Tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với nội dung mà tác phẩm thể hiện đã giúp người đọc đúc kết được nhiều kinh nghiệm và những bài học vô cùng quý giá cho bản thân
2. Thân bài
-Hình ảnh ếch dưới đáy giếng và bài học được rút ra
+ Khi còn dưới đáy giếng: Coi trời bằng vung, huênh hoang, không sợ điều gì, tự cho mình là nhất, coi thường những thứ xung quanh
+ Bài học rút ra: Châm biếm những người tự cao tự đại, không quan tâm những người xung quanh, coi thường người khác
-Hình ảnh ếch khi ra khỏi giếng và bài học rút ra
+ Khi ra khỏi giếng: Ngạc nhiên, bất ngờ trước những gì vẫn nhìn thấy hằng ngay, vẫn giữ thói huênh hoang như khi còn ở dưới giếng
–> Bài học: Hãy ham học hỏi, khiêm tốn, cần tu luyện bản thân tích lũy kiến thức
+ Liên hệ thực tiễn: Lên án, châm biếm thế hệ trẻ phần đa đang có lối sống lệch lạc, lối sống giống như chú ếch trong câu chuyện
-Hình ảnh ếch chết dưới chân trâu và bài học rút ra
+ Kết thúc của việc không coi ai ra gì: “Chết bẹp dí dưới chân trâu”
+ Bài học: Thay đổi sâu bên trong con người, tập cho bản thân lối sống lành mạnh, tích cực
3. Kết bài
Cảm nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện: Với những bài học mà tác phẩm đưa ra, nhân dân ta mong muốn những thế hệ sau có thể thấu hiểu ý nghĩa vai trò nội dung của tác phẩm để có thể xây dựng một xã hội bền vững với những hạt nhân là con người ở trong đó.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 2
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
- Nhân vật con ếch: con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo.
II. Thân bài
1. Ếch khi ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quang chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
2. Ếch khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
→ Chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt
3. Bài học rút ra
- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.
- Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.
- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 3
1/ Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện: Tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với hình ảnh chú ếch qua những không gian khác nhau, qua những tình tiết hài hước, châm biếm mà không kém phần ý nghĩa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau.
2/ Thân bài
– Hình tượng chú ếch trong đáy giếng và những bài học rút ra
+ Hình ảnh chú ếch trong đáy giếng: bầu trời qua con mắt của chú ếch thật nhỏ bé, thật đơn điệu, chỉ như cái vung, tự cho mình là chúa tể, không sợ bất cứ điều gì xung quanh.
+ Hình tượng châm biếm hình ảnh con người trong xã hội: Chìm đắm trong suy nghĩ bản thân là nhất, cái tôi cá nhân cao, kiến thức kinh nghiệm hạn hép.
–> Phê phán: Những người thích thể hiện, hay khoác lác, không biết tiếp thu, góp ý của những người xung quanh
Hình tượng chú ếch khi ra khỏi miệng giếng và những bài học quý giá qua hình tượng đó
– Khi ra ngoài đáy giếng: Một thế giới rộng lớn, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược, bầu trời vô cùng rộng lớn, cảnh vật xung quanh thật mới lạ, bản tính vẫn vậy nên đã phải chết bẹp dưới chân trâu.
–> Bài học đối với con người: Cần thay đổi lối sống tiêu cực, đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà mỗi người đang thiếu
– Hình tượng cái chết của con ếch: Là lời cảnh tỉnh đối với những người không có sự thay đổi trong lối sống khép mình, không chịu tiếp thu sẽ phải chịu một cái kết không mấy tốt đẹp
3/ Kết bài
Cảm nghĩ về câu chuyện: “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện vô cùng ý nghĩa để lại nhiều bài học quý giá đối với con người về cách nhận thức sự việc, cách thay đổi bản thân và lối sống mà mỗi người cần có được.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 4
1/ Mở bài
Giới thiệu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: Ếch ngồi đáy giếng không chỉ là một câu thành ngữ quen thuộc mà còn là nhan đề của một câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Thông qua câu chuyện về một chú ếch coi trời bằng vung, tác phẩm ngụ ngôn đã để lại những bài học sâu sắc về thái độ sống và làm việc của con người.
2/ Thân bài
– Câu chuyện thể hiện ý nghĩa về cách giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường sống:
+ Dù sống trong môi trường tốt hay xấu, rộng lớn hay hạn hẹp thì con người cũng không được kiêu căng, tự phụ.
+ Vì sống lâu ngày trong một cái giếng nên ếch chỉ nhìn thấy và cho rằng bầu trời cao xanh vời vợi chỉ bé bằng cái vung.
+ Thông qua cách đánh giá lệch lạc của chú ếch, câu chuyện hàm chứa ý nghĩa khuyên nhủ con người phải giữ thái độ khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ.
– Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học về tinh thần học hỏi.
+ Chú ếch vẫn giữ nguyên thái độ sống và không để ý đến sự thay đổi xung quanh
+ Thế giới vô cùng bao la, rộng lớn, bởi vậy chúng ta cần nỗ lực học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình.
– Cái chết của chú ếch ở phần kết thúc câu chuyện chính là kết quả tất yếu mà nó phải trả giá cho thói kiêu căng, tự phụ:
+ Thói huênh hoang có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
+ Khi thay đổi hoàn cảnh tồn tại, chúng ra cần thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá để thích nghi với mọi vật xung quanh.
3/ Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa của câu chuyện: Thông qua câu chuyện của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp nhưng luôn kiêu căng tự phụ. Đồng thời Ếch ngồi đáy giếng còn thể hiện bài học mang tính giáo dục sâu sắc về việc học hỏi, quan sát để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Dàn ý Nghị luận về bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng 5
Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Ếch khi còn ở trong giếng
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ
- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang
b. Ếch sau khi ra khỏi giếng
- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ
- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp
- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp
→ Do quá chủ quan, kiêu ngạo nên ếch đã phải trả giá quá đắt
c. Bài học rút ra
- Như vậy, qua hình ảnh của chú ếch, chúng ta nhận ra rằng hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của con người về chính mình cũng như thế giới xung quanh, khiến ta dần trở nên nông cạn, tự đại.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, tự cao tự đại, xem thường người khác, mà cần biết khiêm tốn, tôn trọng người khác nếu không sẽ phải trả giá đắt.
- Con người cần không ngừng học hỏi, trao dồi vốn kiến thức, mở rộng tầm mắt ra thế giới xung quanh, đi nhiều, gặp gỡ nhiều để hiểu biết nhiều hơn, trưởng thành hơn. Như ông cha ta đã nói:
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
- Khi thay đổi môi trường sống, gặp những điều mới lạ chúng ta cần cẩn trọng xem xét cẩn thận mọi vấn đề rồi mới bắt đầu hành động.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện:
Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo
Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…