Chứng minh câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của hay nhất (2 mẫu)

Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của 1

Con người luôn được đánh giá là một trong những điều quý giá nhất mà tạo hóa ban cho trái đất. Và để khẳng định đúng điều này thì cha ông ta trước cũng đã có câu nói rất hay về con người đó là "Một mặt người, bằng mười mặt của”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta, từ đó chúng ta như biết thêm được vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân với chính con người với xã hội.

Câu tục ngữ có thấy xuất hiện hai số đếm đó là một và mười. Ta thấy "một " là đơn vị đếm chỉ số ít, nhỏ. Và đi kèm với số ít đó là "mặt người" ở đây chính là thân thể cũng như là tính mạng con người. Ngược lại thì "mười" lại được xem là đơn vị đếm chỉ số nhiều. Đi liền với mười lại là " mặt của" như để những vật chất có giá trị. Thông qua việc so sánh này chúng ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" dường như cũng đã muốn nói rằng đó là: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa. Quả thực ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp thì mỗi con người chúng ta cũng như phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Và cũng đừng nên hi sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn và con người là còn tất cả.

Quả đúng như vậy đó, khi mà có con người sẽ có rất nhiều của cải, từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Thực tế cho thấy được rằng nếu một con người mất đi, thì những của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không? Mà dường như khi đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống đó thì một ngày không xa chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều. Như để có thể khẳng định rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau đề nói về vấn đề. Những điều này dường như nó không xa lạ đâu chúng ta tìm hiểu ngay trong chính gia đình. Và chính chúng ta cũng nên thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người. Vẫn còn đó thực tế những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy, thì nếu họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên. Chắc chắn khi còn có người thì họ sẽ không hề lùi bước mà họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Và ta cũng thử hỏi những con người như cũng đang cận kề giữa 2 chữ sinh – tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người. Và muốn hiểu được giá trị của mạng người và của chúng ta hãy xem những bệnh nhân đang khao khát khỏi bệnh, với họ lúc đó mới có thể hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là thứ ngoài thân, sức khỏe của con người, con người mới thực sự có giá trị hơn hết.

Có lẽ rằng chính vì con người có giá trị to lớn như vậy cho nên mới được so sánh một cách đầy khập khiễng như vậy. Một mặt người thôi là có thể bằng mười mặt của rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là bên cạnh ấy vần có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Ta như biết được rằng tiêu biểu ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Hay đó còn có những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả. Quả thật thực tế rằng họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị pháp luật xử lý nhưng vẫn cố làm. Chính tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ, và ta không khỏi tự hỏi tại sao những con người ấy không biết nghĩ cho bản thân cùng như toàn xã hội? Và sao họ không không biết rằng việc làm đấy sẽ gây hại, như giết nhân loại của chúng ta từng ngày từng giờ. Và quả thật khi đứng trước những hành vi như vậy xã hội cần phải lên án gay gắt mới được.

Qua câu tục ngữ hay này em như đã có cho mình một các nhìn nhận sâu sắc hơn về tính mạng con người và hiểu được giá trị đáng quý của con người. Tựu chung lại ta như thấy được người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lý và thật đúng. Quả thật đó là một trong những chân lí đắt giá, sáng ngời. Chắc chắn rằng nó sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt của chúng ta.

Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của 2

Con người là tài sản quý nhất trên đời. Mỗi sinh mạng khi được sinh ra đời đều vô cùng quý giá. Cha ông ta có câu “ Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên. Cha ông ta luôn muốn nhắc nhở con cháu về những giá trị của con người là quan trọng nhất. Vượt xa hơn những thứ của cải vật chất bên ngoài.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể , có ý nghĩa tương đương như một người, của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Bằng việc vừa sử dụng hình thức so sánh vừa có sự đối lập cho nên chúng ta có thể thấy được câu tục ngữ sự khẳng định của về giá trị của con người. Mười mặt của là một tài sản lớn, nhưng nó lại được so sánh với một mặt người. Từ đây có thể thấy được rằng dùng việc đối lập giữa “một” và “mười” càng làm nhấn mạnh lên giá trị của con người. Con người là vô giá, sinh mạng của mỗi người còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tiền bạc của cải chỉ là vật ngoài thân, có thể làm ra được. Nhưng sinh mạng mất đi thì chẳng có cách nào lấy lại.

Không phải dân gian ta không coi trọng của cải. Vì không có của cải vật chất, cũng không thể sống tốt được. Nhưng dân gian ta đặt con người lên trên. Khẳng định cho giá trị của con người mới là tối cao nhất, không vàng ngọc nào sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Với cuộc sống hiện đại bây giờ. Việc của cải che lấp đi những giá trị của con người ngày càng rõ rệt. Con người đánh mất đi giá trị của mình và bị đồng tiền chi phối. Con người sống lạnh nhạt với nhau hơn, sống vô tâm hơn so với các thế hệ trước kia.

Trong lao động, của cải tuy quý giá nhưng của cải là do con người làm ra. Nếu không có con người thì không có của cải. Vậy nên nếu con người mất đi rồi thì của cải cũng chẳng để làm gì và nó là vô tác dụng. Chỉ khi có con người thì của cải mới có giá trị sử dụng của nó. Nên chúng ta thấy rằng, con người là giá trị cốt lõi và đầu tiên sau đó mới đến của cải. Ứng với câu “ Người sống đống vàng”, cũng khẳng định quan điểm như câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười mặt của”.

Trong quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Nếu chỉ vì của cải mà đánh mất giá trị của con người. Chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ. Sẽ trở thành những người cô độc không người thân, bạn bè. Của cải có thể làm ra nhưng tình cảm thì đâu phải có thể dễ dàng làm ra được. Tình cảm của người với người là quá trình vun đắp lâu dài chứ chẳng phải làm ra một cách nhanh chóng. Vì thế dù là chúng ta có của cải trong tay rồi thì cũng chẳng thể cách nào tìm được tri kỷ khi mà chúng ta quá coi trọng nó. Vàng bạc chỉ là vật ngoài thân, gia đình, bạn bè mới là những người sẽ đi theo ta suốt cuộc đời. Dù những lúc ốm đau, vấp ngã thì cũng sẽ có những người luôn bên cạnh chúng ta để giúp đỡ động viên vực ta dậy.

Câu tục ngữ còn mang hàm ý phê phán những người coi của hơn người. Hám lợi, hám của chỉ quan tâm đến của cải mà đánh mất những giá trị tốt đẹp của con người. Bán mạng cho của cải rồi nhận được cái kết là sự cô độc, bỏ mình vì lao lực… Còn là lời động viên với mỗi người. Dù của cải có quý giá nhưng vẫn có thể làm ra . Nếu mất thì vẫn có thể kiếm được “của đi thay người”.

Câu tục ngữ đã đi vào đời sống nhân dân một cách sâu sắc. Nó là lời khẳng định lời nhắc về việc nâng cao, quý trọng giá trị của con người mới là cốt lõi trong cuộc sống. Còn những thứ của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân có thể dễ dàng kiếm được. Giá trị của con người mới là điều đáng quý nhất. Câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.