Suy nghĩ về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân trong tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng hay nhất

Dàn ý chi tiết Suy nghĩ về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân

1/ Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyên Trừng và tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”: viết về những con người tài hoa đức độ ấy và một trong số đó là tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của nhà văn Hồ Nguyên Trừng

2/ Thân bài

-Giới thiệu hình tượng nhân vật Phạm Bân: Tác phẩm viết về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân

-Tài năng ý học và đức độ, lương tâm nghề nghiệp của Phạm Bân: Phạm Bân thường dùng tiền của mình để mua thuốc tốt, tích trữ gạo cho dân nghèo

-Tình cảnh éo le tô thêm vẻ đẹp y đức và bản lĩnh của Phạm Bân: Ông đã không nề hà, không ngại căn bệnh “dầm dề máu mủ” rất dễ lây nhiễm

3/ Kết bài

Ý nghĩa của nhân vật này: Thông qua hình ảnh thái y lệnh Phạm Bân, ta không chỉ biết thêm về một tấm lòng ý đức

Suy nghĩ về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân

Đất nước Việt Nam ta rất tự hào về nền y học nước nhà với những danh y lừng lẫy, họ là những thầy thuốc không chỉ có tài năng y học xuất chúng mà còn có đức độ và lương tâm, xứng với câu “Lương y như từ mẫu”. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về những con người tài hoa đức độ ấy và một trong số đó là tác phẩm “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của nhà văn Hồ Nguyên Trừng.

Tác phẩm viết về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân, thông qua hình tượng của vị thái y này ta thấy được một bức chân dung vẹn toàn về một người lương y. Hình ảnh đó được tác giả tái hiện rất sinh động qua những tình huống ngặt nghèo, từ người lương ý đó tỏa ra ánh sáng của đạo đức, của tình thương và tấm lòng đức độ. Phạm Bân xuất thân trong một gia đình có truyền thống lâu đời về y học, cảm phục tài năng và đức độ của ông mà vua Trần Anh Vương đã phong cho ông chức thái y lệnh – chuyên trông coi bệnh cho nhà vua.

Phạm Bân thường dùng tiền của mình để mua thuốc tốt, tích trữ gạo cho dân nghèo, vào những mùa đói kém ông còn bỏ tiền ra dựng nhà cho những người nghèo khổ, cho hộ có chỗ nương thân và còn kê thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Những hành động và việc làm đó của thái y lệnh Phạm Bân, hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, thương người của ông, không vì mưu cầu lợi ích cá nhân, ông không lấy nghề chữa bệnh của mình để kiếm tiền như những thầy thuốc khác mà ngược lại còn lấy tiền của mình để gom góp, tích trữ, giúp cho dân nghèo. Dù bệnh nhân có bệnh mà không có tiền chữa thì ông cũng dốc lòng dốc sức mang hết tài năng tâm huyết của mình ra để chữa trị và chăm sóc cho họ. Những việc làm đó đã thể hiện được tấm lòng cao đẹp của người thầy thuốc, khiến cho ta cảm nhận được sự ấm áp của tình người đang tỏa sáng trong con người ấy.

Hoàn cảnh càng éo le, khắc nghiệt và khó khăn càng làm tô sáng thêm vẻ đẹp y đức của Phạm Bân. Một người đàn bà thường dân mắc bệnh rất nặng, tình trạng sức khỏe đang rất nguy kịch đến nhờ Phạm Bân cứu giúp. Ông đã không nề hà, không ngại căn bệnh “dầm dề máu mủ” rất dễ lây nhiễm, ông không hề quan tâm tới những thứ đó, đặt nhiệm vụ cứu người lên hàng đầu, tức tốc lên đường đi chữa chạy.

Tuy nhiên khi ông chuẩn bị đi thì lại nhận được thánh chỉ của vua truyền ông vào cung chữa bệnh cho Quý phi. Lệnh vua như núi, làm trái thánh chỉ sẽ mất đi mạng sống, và Phạm Bân đã thể hiện được bản lĩnh hơn người, khiến người khác khâm phục. Ông xét thấy Quý phi kia chỉ bị cảm thông thường còn người đàn bà kia lại đang nguy kịch, vì vậy ông đã làm trái ý chỉ, không màng việc mình sẽ ra sao mà liền đi chữa bệnh cho người đàn bà kia. Những tưởng vua sẽ trách phạt ông, nhưng không, vị vua anh minh đã hết lời khen ngợi việc làm của ông.

Thông qua hình ảnh thái y lệnh Phạm Bân, ta không chỉ biết thêm về một tấm lòng ý đức, nhân hậu của người thầy thuốc mà còn cảm phục và tự hào về những người thầy thuốc Việt Nam. Những con người vừa có y học tải giỏi lại có y đức cao đẹp xứng đáng với lòng tin và sự kính trọng nghề này của người dân, làm sao để có thể đạt tới chuẩn mực như câu nói “Lương y như từ mẫu”.