Hãy tưởng tượng mình là chiếc khăn quàng đỏ - Bài văn mẫu 1
Chào các bạn! Các bạn có biết tôi là ai không? Tôi xin tự giới thiệu, tôi là chiếc khăn quàng đỏ mà các bạn học sinh thường đeo trên cổ.
Tôi chính là biểu tượng cho đồng phục Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.Chiếc khăn quàng chính là 1 phần 4 của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam.Nhưng bên cạnh sự tự hào đó,tôi còn có rất nhiều nỗi buồn.Nỗi buồn đầu tiên là bị các bạn học sinh không tôn trọng như: vò nát, bôi bẩn và nhất là khi các bạn không chịu chú ý tới việc thắt khăn quàng nên khi tháo ra ,các bạn đã là tôi rất đau, thậm chí các bạn còn lấy kéo cắt và quăng vào sọt rác.Nỗi buồn thứ hai là các bạn không biết giữ gìn tôi,khi đeo xong thì ném tôi vào một góc nào đó và không bao giờ tắm cho tôi nên diện mạo của tôi đã chuyển từ đỏ sang đen; từ thơm tho,sạch sẽ sang dơ bẩn.Những điều đó đã làm cho tôi cảm thấy không tự tin khi khoác lên chiếc áo sơ-mi trắng tinh của các bạn và chỉ muốn mình không xuất hiện trước mặt các bạn.
Mặc dù vậy nhưng tôi không trách các bạn bởi đó là các trò nghịch của trẻ em nhưng tôi cũng hy vọng rằng các bạn có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ tài sản
Hãy tưởng tượng mình là chiếc khăn quàng đỏ - Bài văn mẫu 2
Bây giờ nếu hỏi về ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ có lẽ không phải học sinh nào cũng nói được. Mỗi ngày, ngang qua cổng trường hay đi trên đường, tình cờ bắt gặp những chiếc khăn quàng trên vai các em mà không khỏi chạnh lòng. Trên nền chiếc khăn quàng đỏ thắm giờ là nơi để người ta in tên trường, thậm chí số lớp. Chạnh lòng vì ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đã bị làm mai một đi từ nơi nhà trường.
Ngày xưa, được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ là một vinh dự khó quên đối với chúng tôi. Thời ấy, khăn được may từ loại vải thô, hơi sần sùi, lại được cắt khá nhỏ. Nhà có nhiều anh em đi học thì khi anh lên lớp lớn hơn sẽ nhường lại cho em. Đến khi chúng tôi lần đầu được mang thì chiếc khăn quàng đỏ đã ngả màu với nhiều vết nhăn lỗ chỗ trên nền vải. Càng nhớ hơn mỗi lần thắt là rất khó khăn bởi nếu thắt không đúng cách thì sẽ không có được hai dải kéo xuống, và không thể rút khi tháo ra. Để tự tay thắt khăn quàng, chúng tôi phải học chi ly từng động tác của các anh chị. Nhưng thật khổ, cứ mỗi lần thắt xong là không thể tháo ra được. Vậy là tự chúng tôi biết rằng mình vẫn chưa thắt đúng cách. Từ đó, chiếc khăn quàng là một hành trang luôn bên mình khi chúng tôi đến trường. Điều vẫn còn khắc như in trong tâm trí chúng tôi là lời cô dạy: chiếc khăn quàng là một phần tư của lá cờ Tổ quốc! Chính khi hiểu được biểu tượng này mà ai trong lứa tuổi chúng tôi cũng trân trọng và cảm nhận sự thiêng liêng khi được mang hình ảnh cờ Tổ quốc trên vai. Chiếc khăn quàng đỏ mãi mãi là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông, nhưng vì sao bây giờ học sinh không còn cảm nhận được lòng tự hào khi được mang trên vai? Thật khó lý giải vì sao các trường hiện nay đã cho phép mình biến tấu quá nhiều điều trên một biểu tượng thiêng liêng. Tên trường, tên lớp, tên học sinh… đã thể hiện nơi phù hiệu may trên ngực áo, vậy thì có cần thiết để in thêm những thông tin ấy lên chiếc khăn quàng? Việc làm này của nhà trường chính là đã công khai giải thích cho các em học sinh rằng khăn quàng đỏ cũng chỉ là vật để ghi tên trường! Nhiều giá trị cuộc sống giờ đã ít nhiều thay đổi cũng từ những lối nghĩ và cách làm thiếu trách nhiệm. Một khi học sinh, những đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh mang trên vai chiếc khăn quàng với một ý nghĩa thô thiển do nhà trường mặc định thì không trách từng thế hệ thanh niên lớn lên không nhớ về nguồn cội, không hiểu sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cha ông hun đúc thành truyền thống của một dân tộc anh hùng. Sự thờ ơ của các nhà quản lý giáo dục trong việc này cũng cho thấy sự vô cảm trong cuộc sống đã không còn ở một nơi nào xa xôi nữa.