Dàn ý chung đề văn phân tích nhân vật Thánh Gióng 1
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về truyền thuyết Thánh Gióng - một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
2. Thân bài
* Kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng:
+ Giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con.
+ Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai.
- Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng:
+ Cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi.
+ Tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi giết giặc ngoại xâm. Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua nhu cầu về việc rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt.
+ Cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.
- Chàng trai làng Gióng xung trận:
+ Khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc.
+ Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc.
+ Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời.
* Phân tích giá trị nội dung của truyền thuyết “Thánh Gióng”
– Truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
– Sự lớn mạnh nhanh như thổi và vươn vai trở thành tráng sĩ của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng.
– Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử của dân tộc ta thời bấy giờ: thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ, tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi xa xưa.
* Phân tích giá trị nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”
– Sử dụng thành công yếu tố thần kì gắn với hành trang nhân vật.
– Ý nghĩa của yếu tố thần kì:
+ Mô-típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật.
+ Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt.
+ Sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng.
3. Kết bài
- Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”.
Dàn ý phân tích nhân vật Thánh Gióng 2
1. Mở bài
- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác.
- Thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ.
- Nhân vật chính tài giỏi, có sức mạnh phi thường, xuất thân kỳ lạ,... Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.
2. Thân bài
* Sự ra đời và trưởng thành của Thánh Gióng có nhiều điểm kỳ lạ:
- Mẹ 60 tuổi, ướm chân vào vết chân lớn có thai rồi sinh ra Thánh Gióng
- Ba tuổi không biết nói, thấy sứ giả thì nói được ngay, thậm chí kêu sứ giả vào xin đi giết giặc.
- Vươn vai trở thành người lớn, ăn bao nhiêu cũng không đủ, bỗng chốc thành người khổng lồ.
* Hành trình giết giặc oai phong, mạnh mẽ và anh hùng:
- Một người, một ngựa, một roi đối đầu với quân giặc, roi sắt gãy thì nhổ tre làm vũ khí.
- Đánh thắng giặc thì cưỡi ngựa sắt bay về trời.
=> Không phải người phàm trần mà là thần linh trên trời hóa thân thành.
3. Kết bài
- Khẳng định sức mạnh trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
- Niềm tin của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ "thiện" tốt đẹp.
Dàn ý phân tích nhân vật Thánh Gióng hay nhất 3
1. Mở bài cho đề bài phân tích nhân vật Thánh Gióng
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và nhân vật Thánh Gióng: Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.
2. Thân bài cho đề bài phân tích nhân vật Thánh Gióng
+ Nguồn gốc ra đời của Thánh Gióng.
Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người.
+ Quá trình lớn lên và trở thành anh hùng của Thánh Gióng:
Câu nói đầu tiên: nhờ mẹ gọi sứ giả và để nói chuyện.
Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng.
Gióng ăn rất khỏe.
Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi.
Cái vươn vai kỳ diệu đưa Gióng trở thành người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn.
+ Gióng cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.
Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân lên đường đi đánh giặc.
Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông.
+ Gióng bay về trời.
Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường.
Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn.
+ Hình ảnh người anh hùng cứu nước ngoài đời thực
- Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc.
3. Kết bài cho đề phân tích nhân vật Thánh Gióng
Cảm nghĩ của mình về nhân vật Thánh Gióng: Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lạo động bình dị mộc mạc.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng hay nhất 1
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện ấy thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ. Tuýp nhân vật chính thường là những người tài giỏi, có tài năng phi phàm, xuất thân kỳ lạ, hoặc do sống nhân nghĩa đạo đức nên thường được thần phật phù hộ. Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.
Thánh Gióng là một nhân vật xuất hiện từ rất sớm, được xem là một trong 4 vị thần Bất tử trong tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Tương truyền ông được sinh ra vào khoảng thời vua Hùng Vương thứ 6, lúc ấy đất nước đang gặp cảnh khốn cùng bởi giặc Ân xâm lược, mà chưa có người tài ra giúp nước. Sự ra đời của ông có nhiều điểm kỳ lạ, thứ nhất mẹ ông là người đàn bà đã 60 tuổi, chẳng còn khả năng hoài thai nữa, ấy thế mà chỉ một hôm bà ra ruộng thấy có vết chân to, liền đưa chân ướm thử, rồi về nhà có thai sinh ra ông. Sự hoài thai thần kỳ của người mẹ dường như đã báo trước một cuộc đời đầy uy phong, lẫm liệt của cậu bé kỳ lạ này. Quá trình phát triển của cậu bé Gióng cũng chẳng bình thường như bao đứa trẻ khác, con người ta 10 tháng đã bập bẹ, còn Gióng đến 3 tuổi cũng chẳng nói lấy một lời. Thế mà thật lạ thay, khi nghe sứ giả của vua truyền tin tìm người tài diệt giặc thì bất ngờ, cậu lại mở miệng nói chuyện, còn cho vời sứ giả vào, xin một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt để đi giết giặc. Điều đó làm cho sứ giả, làng xóm và cả mẹ cậu bé cũng không thể nào tin nổi, bởi một đứa trẻ 3 tuổi thì sao có thể đi đánh giặc được. Để xóa tan mối nghi ngại và chuẩn bị cho hành trình diệt giặc của mình, Gióng liền vươn vai một cái đã trở thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật. Như vậy dường như Gióng chỉ đợi sứ giả tìm đến, rồi hô biến thành một tráng sĩ "mình cao hơn trượng, uy phong, uy phong, lẫm liệt" với sức mạnh phi thường để diệt giặc. Từ đây chứng tỏ cậu bé Gióng chẳng phải người thường, mà có lẽ là một vị thần linh trên trời hóa thân thành để giúp nhân dân ta diệt giặc.
Hành trình đánh giặc của Thánh Gióng được miêu tả hết sức uy vũ và dũng mãnh, mang sức mạnh của một vị thần, một mình, một ngựa, một roi xông pha vào trận mạc đối đầu với hàng vạn quân giặc. Chiếc roi sắt quất đến đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy, khiến chúng không kịp chạy trốn. Thậm chí vì chém giặc nhiều quá chiếc roi sắt được ban cũng không chịu được mà phải gãy làm đôi, lúc này đây không còn vũ khí, Thánh Gióng đã dùng sức mạnh của mình nhổ tre bên đường làm roi quất giặc, ném vào giặc khiến quân giặc phải kinh hoàng bạt vía trước sức mạnh tựa sấm sét ấy.
Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên núi Sóc, trả lại quần áo cho nhân gian rồi bay về trời. Điều đó đã gián tiếp khẳng định thân phận của ông, vốn chẳng phải người phàm tục, mà là thần tiên được cử xuống giúp nước ta, thế nên cả quá trình ra đời trưởng thành và diệt giặc của ông mới có nhiều điểm ly kỳ đến thế. Có nhiều giả thiết cho rằng Thánh Gióng nguyên mẫu là lấy từ câu chuyện có thực về một vị tướng tài của nước ta, ông cũng đã từng tham gia đánh đuổi quân giặc sau đó bị thương nặng, nên đã cưỡi ngựa vào sâu trong rừng và không bao giờ trở ra nữa. Chính vì thế, người ta đã dựng nên giả thiết rằng ông bay về trời, để quên đi sự thực rằng ông đã trọng thương mà chết, đồng thời cũng là để hình tượng hóa vị anh hùng đã xả thân vì nước.
Truyền thuyết Thánh Gióng được lưu truyền lâu đời nhằm khẳng định sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn có người có thể gánh vác trọng trách bảo vệ đất nước. Điều đó càng khẳng định những mong ước của nhân dân ta từ xưa đến nay về một cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ "thiện" tốt đẹp. Đồng thời truyền thuyết cũng là cơ sở của nét tín ngưỡng lâu đời trong truyền thống của nhân dân Việt Nam, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc cho dân tộc.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 2
Truyền thuyết Thánh Gióng tập trung xây dựng hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm với những sức mạnh và vẻ đẹp lí tưởng. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Thánh Gióng sẽ giúp các em học sinh lớp 6 hiểu hơn về Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng và cả những quan niệm, khát vọng của ông cha ta được gửi gắm qua tác phẩm. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Truyền thuyết Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh vô địch, kiên cường, anh dũng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.
Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.
Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật, gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Đó cũng chính yếu tố làm nên sức mạnh phi thường của Gióng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết.
Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Nhưng người anh hùng đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 3
Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.
Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết cha to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.
Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường. Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.
Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.
Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.
Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh ta quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.
Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hừng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.
Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta.
Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không chông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.
Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn.
Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời minh hi sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.
Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lạo động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 4
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. CCái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Nhân dân Việt Nam ta từ xưa đều có tấm lòng vì nước vì dân như thế đó.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng chi tiết nhất 5
Từ xưa tới nay trong công cuộc dựng nước và giữ nước nước luôn là nguồn đề tài vô cùng thu hút những tác giả sáng tác. Nó là chủ đề lớn của nước ta tạo ra rất nhiều tác phẩm văn chương kinh điển, nổi bật có sức hút trong lòng người đọc.
Trong kho tàng truyện truyền thuyết dân gian Việt Nam cũng có nhiều nhân vật anh hùng cứu dân cứu nước như truyện Thánh Gióng luôn để lại những dấu ấn không thể nào phai trong lòng người đọc. Nó thể hiện ước mơ của tác giả dân gian xưa kia, mơ ước có một người anh hùng dân tộc tài giỏi, hiệp nghĩa, không màng vinh hoa phú quý, chỉ một lòng vì dân vì nước.
Nhân vật Thánh Gióng được tác giả dân gian khắc họa với nhiều chi tiết li kỳ, hoang đường nhưng hấp dẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Không chỉ có vậy, truyện Thánh Giống còn thể hiện những chi tiết vô cùng kỳ ảo không có thực.
Mẹ của Thánh Gióng là người đàn bà hiếm muộn mong muốn có con từ lâu nhưng không được. Rồi một hôm, trên đường đi làm đồng, bà nhìn thấy bàn chân to lớn, vì tò mò bà liền lấy bàn chân của mình ướm thử vào bàn chân to lớn đó. Về nhà, một thời gian sau bà thấy mình mang thai. Nhưng tới tận một năm sau bà sinh hạ được một cậu bé trai kháu khỉnh bụ bẫm, nhưng nuôi tới năm ba tuổi cậu bé chẳng nói gì cả suốt ngày chỉ im lặng mà thôi, người mẹ buồn lắm nhưng hết mực thương yêu con mình.
Năm đó, đất nước của chúng ta bị xâm lăng, giặc xâm chiếm bờ cõi của nước nhà. Nhà vua cho sứ giả đi khắp các ngang cùng ngõ hẻm để lên tiếng kêu gọi chiêu những người hiền, người tài, ra giúp sức cho nhà vua cứu dân cứu nước đánh đuổi giặc Ân.
Khi nghe lời sứ giả kêu gọi, một cậu bé vốn bình thường không nói gì bỗng dưng bật ra tiếng nói "mẹ ơi kêu sứ giả vào đi, con sẽ đi đánh giặc". Người mẹ hết sức ngạc nhiên vì đứa con trai suốt mấy năm qua không bao giờ nói năng gì, mà hôm nay lại nói rõ ràng, mạch lạc từng câu từng chữ, lại là việc vô cùng quan trọng.
Sau câu nói đó cậu bé vươn vai và lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cao lớn khỏe mạnh, anh dũng tài giỏi. Cậu bé mặc áo giáp sắt nhà vua ban, cưỡi ngựa, rồi cầm roi sắt xông ra trận giết giặc.
Do đánh mạnh quá nên chiếc roi sắt của Thánh Gióng bị gãy, Thánh Gióng liền "nhổ" những khóm tre gà quanh đường để quất vào lũ giặc khiến chúng bỏ chạy toán loạn về nước. Sau khi đánh đuổi giặc Ân cả người và ngựa đều bay về trời. Người dân vùng Đông Anh ngày nay đã lập miếu thờ vị anh hùng của dân tộc Thánh Gióng, cho tới ngày nay dân trong vùng vẫn tưởng niệm tới nhân vật Thánh Gióng bằng ngày hội Gióng diễn ra hàng năm.
Nhân vật Thánh Gióng là ước mơ của người dân xưa muốn có một người hùng, có thể cứu dân cứu nước. Một anh hùng thật sự cao lớn khỏe mạnh có thể đưa người dân Việt Nam thoát cảnh xâm lược của giặc.
Nhân vật Thánh Gióng có mặt kịp thời đưa đất nước của chúng ta thoát khỏi cảnh lâm nguy bởi giặc dã. Hình ảnh ngựa phun lửa, roi sắt áo giáp sát thể hiện sự uy vũ của một người anh hùng. Người anh hùng của Thánh Gióng sau khi đánh xong giặc không hề nhận bổng lộc nào cả mà bay về trời, thể hiện sự liêm khiết, trinh bạch của một con người không tham vinh hoa phú quý.
Thánh Gióng thật sự là một nhân vật vô cùng anh dũng. Tuy đây chỉ là một nhân vật do tác giả dân gian sáng tạo ra nhưng nó thể hiện ước mơ, mong muốn của người dân xưa. Muốn có một người anh hùng bảo vệ sự an toàn và cuộc sống bình yên của người dân.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 6
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này khiến em thấy thật cảm động. Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng người như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhẹ nhàng và ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình mà không màng tới công danh, địa vị cho riêng mình. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, vũ khí của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 7
Thánh Gióng là một truyền thuyết vào loại hay nhất về truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam. Truyện cho thấy yêu nước là tình cảm nảy nở rất sớm trong lòng nhân dân. Dân ta yêu nước nên ai cũng có trách nhiệm đánh giặc giữ nước. Thánh Gióng tiêu biểu cho tổ tiên ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh cậu bé làng Gióng đã để lại những ấn tượng thật đẹp đẽ.Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai Gióng không như bao bà mẹ khác. Một lần đi rừng kiếm củi, thấy vết chân khổng lồ in trên mặt đất, bà ướm thử chân mình vào đó rồi có thai. Đây là cách dân gian, tưởng tượng ra để nhân vật cúa mình mang những nét phi thường.
Đáng kì lạ bởi Gióng đã lên ba tuổi mà chẳng biết nói, biết cười và cũng không đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy. Điều ấy khiến bà mẹ buồn lòng nhưng không vì vậy mà tình thương con giảm bớt. Bà vản ân cần chăm sóc đứa con trai khác thường mà không hề phàn nàn, kêu ca một tiếng.
Gióng không phải là đứa trẻ yếu đuối tật nguyền. Cậu bé không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, cứu nước. Lời nói ấy không phải là lời nói bình thường. Còn nằm ngửa trên chõng tre mà Gióng đã đòi nhà vua cấp cho ngựa sắt, giáp sất, roi sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng chưa biết đi nhưng để đến lúc cần sẽ nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường giết giặc.
Sau khi gặp sứ giả, cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Một bữa Gióng ăn hết báy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông. Đấy là cách nói của dân gian để tô đậm chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi Gióng không nổi, cả làng góp gạo nuôi cậu bé với kì vọng cậu sẽ trở thành người anh hùng cứu nước. Dường như việc cứu nước vô cùng cấp bách đã thúc đẩy Gióng vụt lớn lên nhanh. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh giữ nước.
Khi sứ giả đem ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt và nón sắt tói, Gióng vùng dậy, vươn một cái, bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lảm liệt. Gióng nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun ra lửa, phi thẳng vào đội hình quân giặc. Ngọn roi của Gióng đã quật giặc chết như rạ. Roi gãy, Gióng đă nhổ tre bên đường thay roi đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ thân yêu chốn quê nhà.
Giặc tan, Gióng phi ngựa sắt đến chân núi Sóc, trút bỏ áo giáp sắt rồi vái chào quê hương, sau đó cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. Gióng không trở về quê cho mẹ già, cho bà con làng xỏm mừng, không về triều đình để được vua ban thưởng bạc vàng, gấm vóc, chức tước cao sang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Gióng sinh ra im lặng. Nay nước cứu xong, Gióng trở về chỗ lặng im. Gióng không màng công danh, phú quý. Anh hùng như thế mới thật là anh hùng! Yêu nước như vậy mói thật là yêu nước! Gióng kết tinh truyền thống đạo đức cao cả của dân tộc Việt.
Nhà vua phong cho Gióng chức Phù Đổng Thiên Vương, ý nói Gióng là người Trời. Còn nhân dân yêu mến và kính phục tôn Gióng làm Thánh Gióng. Hình ảnh Gióng bay lên trời thật đẹp đẽ và mang ý nghĩa vô cùng sâu sác.
Theo em, Thánh Gióng không phải là một nhân vật có thật. Đó là hình ảnh nhân dân ta dựng lên bằng trí tưởng tượng, tiêu biểu cho truyền thống giữ nước kiên cường của dân tộc. Thánh Gióng là sức mạnh chiến đấu của toàn dân.
Truyền thuyết Thánh Gióng cho đến nay ý nghĩa vẫn còn mới mẻ và hấp dẫn nguyên vẹn như thuở ban
đầu. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, cả dân tộc Việt Nam đang vươn vai để trở thành Thánh Gióng của thời đại, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng chọn lọc hay nhất 8
Truyện truyền thuyết cổ tích nằm trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam nước ta. Nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người, thể hiện những tâm tư tình cảm của người xưa .
Truyện “Thánh Gióng” thể hiện ước mơ đánh tan giặc ngoại xâm của người xưa. Ước mơ về sức mạnh phi thường giúp người dân có thể lớn nhanh như thổi tạo ra sức mạnh to lớn, không ai sánh kịp.
Trong đó nhân vật Thánh Gióng đã để lại trong lòng người đọc nhiều chi tiết hay, thể hiện nghệ thuật thần thoại hóa của người xưa. Câu chuyện xoay quanh nhân vật một em bé sinh ra đã không biết nói. Nhưng đến năm ba tuổi khi nước ta có giặc ngoại xâm chiếm đánh, quan triều đình ra lời kêu gọi tướng tài gia nhập quân đội giết giặc ngoại xâm thì cậu bé Thánh Gióng lại mở mồm nói được.
Câu nói đầu tiên của một chú bé không phải lời gọi mẹ gọi ba mà lời nói dành cho quê hương đất nước rằng “Con sẽ đi đánh giặc ngoại xâm” Rồi sau câu nói đó chú bé Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vững mạnh, chắc chắn. Chú bé mặc bộ quần áo giáp sắt vào người, rồi nhổ một bụi tre làm vũ khí lao ra mặt trận.
Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng đã phá tan quân thù làm cho chúng phải bỏ chạy toán loạn. Sau chiến thắng cả người và ngựa Thánh Gióng bay thẳng về trời. Thể hiện sự kỳ diệu của người thần thông quảng đại, thể hiện dòng dõi tiên rồng.
Nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người dân chúng ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược.
Ước mơ về sự tự do thái bình thịnh trị, không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy mọi người dân đều được sống tự do, hòa bình, no đủ.
Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí sức mạnh phi thường.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng hay nhất 9
Trải qua ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, dân tộc ta ngày nay được sống trong không khí thanh bình, hạnh phúc. Trong ngày hội lớn của quê hương, em cùng bố mẹ đến thăm di tích lịch sử đền Gióng để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc năm xưa. Kí ức về truyện truyền thuyết Thánh Gióng lại vang lên trong em với những cảm phục, tự hào về nhân vật anh hùng này.
Gióng được sinh ra trong một hoàn cảnh khác thường. Mẹ Gióng mong mãi một mụn con, rồi khi nhìn thấy vết chân to khác thường ngoài đồng, bà đã ướm thử và về nhà mang thai. Cậu bé làng Gióng được sinh ra sau mười hai tháng trong niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ. Vậy nhưng, lên ba tuổi mà Gióng chẳng nói cười, chỉ nằm một chỗ. Vậy nhưng khi đất nước lâm nguy, sứ giả đi khắp đất nước những mong tìm người tài giỏi cứu nước giúp dân, Gióng đã mở lời. Để rồi Gióng lớn nhanh như thổi và ra trận xông pha, giúp đất nước dẹp tan bóng giặc xâm lăng. Hình ảnh Thánh Gióng phải chăng chính là ước mơ của nhân dân về những người anh hùng tài giỏi có thể đánh giặc lập công. Chi tiết kì ảo về cậu bé biết nói sau ba năm im lặng đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện. Tiếng nói đầu tiên cất lên trong đời lại chính là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước. Phải chăng ba năm im lặng của Gióng là ba năm dồn nén để chuẩn bị cho sức mạnh của lòng yêu nước bùng lên mạnh mẽ. “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lủ giặc này”. Tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước của Thánh Gióng là tiếng lòng của toàn dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, căm thù giặc sâu sắc của cha ông ta trong buổi bình minh của lịch sử chống giặc ngoại xâm.
Từ khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, lớn nhanh hư thổi, cơm ăn mấy cũng không đủ no, áo vừa may đã chật. Gióng lớn nhanh như thổi không chỉ nhờ công lao của cha mẹ mà còn nhờ sự đóng góp rất lớn của bà con xóm làng đã góp gạo thổi cơm nuôi cậu bé. Và để đủ vũ khí giúp Gióng chiến đấu với kẻ thủ còn nhờ sự vất vả của nhân dân ta, ngày đêm rèn luyện binh khí, ngựa sắt, áo giáp sắt . Qua đó, cho thấy tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của nhân dân ta khi đất nước lâm nguy. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn để nhân dân ta đủ sức mạnh chống giặc ngoại xâm.
Không chỉ vậy, Gióng còn là hình ảnh của người anh hùng thông minh, mưu trí. Hình ảnh “Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ” là hình ảnh đẹp, cho thấy phong thái lẫm liệt của người anh hùng ra trận. Khi chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ khóm tre ven đường để quét sạch giặc Ân, chúng nhẫm đạp lên nhau để trốn thoát. Lũ giặc hung bạo, tham lam đã nhận kết cục thảm hại trước sức mạnh và lòng dũng cảm của chàng trai làng Gióng. Điều đó cũng thể hiện sự mưu trí, tận dụng mọi lực lượng, mọi vũ khó trong chiến đấu và bảo vệ non sông, bờ cõi.
Hình ảnh cuối cùng về người anh hùng làng Gióng là hình ảnh đẹp, mãi khắc ghi trong tâm trí em. Gióng giết giặc Ân rồi một mình phi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ chiếc áo giáp sắt và từ từ bay lên trời. Người anh hùng ấy đã hoàn thành trọng trách mà đất nước, nhân dân giao phó. Người trở về trời mà không màng đến lợi danh, hi sinh vì hạnh phúc và ấm nó của nhân dân. Bởi vậy mà ngày nay, đến tháng tư hàng năm, nhân dân ta mở hội để nhớ ơn công lao của Thánh Gióng. Truyền thống uống nước nhớ nguồn đó là đạo lí cao đẹp của dân tộc và nhắc nhở con cháu mai sau mãi khắc ghi công ơn của thế hệ cha ông đi trước.
Hình tượng nhân vật Thánh Gióng với màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của cha ông ta. Qua đó, cũng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ đầu buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 10
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường : Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai ... Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà trọn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn nằm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hóa thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
Dân gian kể rằng : Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Đấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng ? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy ? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì ? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chỉ nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khi vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Soc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng. Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng hay nhất 11
“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân !”
Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng đã đi vào tâm trí em qua những vần thơ giản dị, qua lời bà kể mỗi đêm trăng và qua những bài giảng ân cần của cô. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu và rực rỡ nhất về người anh hùng bảo vệ dân tộc và chống giặc ngoại xâm. Là biểu tượng cho những chiến công oanh liệt, là bức tượng đài kì vĩ của nhân dân ta, đại diện cho nhân dân và biểu trưng cho mong ước của nhân dân.
Cậu bé Gióng có sự ra đời kì lạ, khi bà mẹ ướm thử bàn chân ngoài đồng thì về nhà thụ thai, mười hai tháng sau mới sinh ra cậu với mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng khác với những đứa trẻ khác, cậu lên ba mà mãi không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Điều đó cho thấy Gióng có một tuổi thơ khác thường, không phải người thường bởi cậu bé ấy mang dấu ấn rất đặc biệt. Khi giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, nghe sứ giả rao tin tìm người tài thì Gióng bấy giờ mới cất tiếng nói và bảo rằng: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Thật kì lạ, một cậu bé lên lên ba tiếng nói đầu tiên là tiếng nói diệt giặc cứu nước. Ý thức đánh giặc, tinh thần trách nhiệm với non sông đất nước thật lớn lao và cao cả. Tình yêu quê hương trỗi dậy trong lòng một đứa trẻ thơ tượng trưng cho tình yêu đất nước, ý thức bảo vệ dân tộc của nhân dân. Tiếng nói ấy thật thiêng liêng và quý giá biết bao khi đất nước đang trong cơn nguy kịch, khi cả dân tộc đang đau đáu vì nỗi lo mất đi mảnh đất máu thịt của tổ tiên. Tiếng nói ấy như một sức mạnh vô hình tiếp thêm niềm tin cho nhân dân. Cũng từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ, dân làng cùng nhau góp gạo nuôi cậu bé. Gióng lớn lên bằng tình yêu thương, sức mạnh đoàn kết của dân tộc, mang theo ước vọng của nhân dân đánh tan giặc Ân cứu nước, và mang trong mình nhiệm vụ lớn lao đối với Tổ quốc, với sự kỳ vọng của bà con. Lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đã giúp Gióng vượt lên tất cả, vươn vai thành tráng sĩ đầy oai phong, với đầy đủ vũ khí trang bị, Thánh Gióng ra trận như một người hùng hiên ngang, bản lĩnh, dũng cảm trước kẻ thù. Ngưạ hí vang trời, ngưạ phun lửa, ngựa phi thẳng đến nơi có giăc. Người anh hùng dùng roi sắt quật vào kẻ thù, giặc chết như rạ, tan hoang lớp này đến lớp khác. Hình ảnh đầy kiêu hùng và dũng mãnh của một người trên chiến tuyến hiểm nguy. Khi roi sắt gãy Gióng dùng những bụi tre bên đường làm vũ khí quật vào quân giặc, giặc thua trận và chạy tán loạn. Người dũng sĩ ấy đã dành lại bờ cõi cho dân tộc, hoà bình cho nhân dân bằng chính sức mạnh và ý chí của mình. Người dũng sĩ ấy không chỉ dũng cảm mà còn thông minh biết bao khi tận dụng những bụi tre bên đường làm phương tiện chiến đấu. Vũ khí đâu chỉ cần gươm giáo hay súng đạn, vũ khí ngay bên cạnh chúng ta đây, từ những cuốc, thuổng, gậy gộc, những bụi tre hay đơn giản là những chiếc lá xanh nơi rừng sâu đều góp mình vào chiến trận.Và hơn hết, vũ khí tối thượng nhất là lòng yêu nước, là niềm tin, là công lý, là sức mạnh đoàn kết, là tinh thần dũng cảm trong mỗi con người. Lập được chiến công đầy tự hào như thế, Gióng không màng danh lợi, quay về hưởng lộc vua ban hãy danh tiếng lẫy lừng mà từ từ một mình một ngựa bay về trời. Nhẹ nhàng và ung dung như thế, Gióng đến với nhân dân như một vị thần khi đất nước lâm nguy và ra đi như một người tri kỉ của nhân dân. Một người hùng yêu nước, thương dân, một người hùng lớn lên trong vòng tay của nhân dân. Một người hùng với nhân cách cao đẹp, sáng trong , lớn lao và mẫu mực. Một người hùng bất tử của dân tộc. Công lao của Thánh Gióng được nhân dân ghi nhớ và lập đền thờ, vua phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho hình ảnh nhân dân, họ chân chất, giản dị, mang trong mình lòng căm thù và ý chí quật cường đánh giặc, những con người đấu tranh thầm lặng, bình thường nhưng không tầm thường. Thánh gióng về trời khi hoàn thành sứ mệnh của mình cho dân tộc và gửi gắm sứ mệnh cho những thế hệ mai sau như chúng em. Em thầm hứa phải luôn cố gắng học tập , rèn luyện sức khoẻ thật tốt, sống có lý tưởng và trách nhiệm ngày từ bây giờ để xứng đáng là người công dân tốt, xứng đáng với những hi sinh của bao thế hệ. Là một “Phù Đổng Thiên Vương” của thế kỉ XXI , yêu nước, yêu hoà bình, sống có ích, sống vì mọi người, vì sự phát triển của đất nước.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng cực hay 12
Xưa nay chủ đề anh hùng, đánh giặc cứu nước đã là chủ đề lớn, xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam và cả trong văn học dân gian Việt Nam. Trong đó, truyền thuyết "Thánh Gióng" là truyện truyền thuyết vô cùng quen thuộc với người dân, thể hiện chủ đề anh hùng vô cùng độc đáo.
Truyền thuyết "Thánh Gióng" kể về ý chí anh hùng và sức mạnh của người dân xưa với dân tộc ta với người anh hùng. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng hiện lên những chi tiết vô cùng hay và nghệ thuật kể chuyện vô cùng sâu sắc. Thông qua truyện còn chứa đựng những yếu tố hoang tưởng, ly kỳ hấp dẫn, thể hiện người anh hùng xả thân cứu nước, cứu dân vô cùng dũng cảm.
Mẹ của Thánh Gióng là người hiếm muộn đi làm đồng đã ướm thử chân của mình vào một bàn chân vô cùng to lớn, khi về nhà chẳng bao lâu thì ba mang thai và sinh ra một em bé trai sau mười hai tháng mang thai. Nhưng cậu bé này tới năm ba tuổi vẫn chưa biết nói, chỉ im lặng, lẫm lũi, nhưng vô cùng đáng yêu, bụ bẫm.
Cậu bé Thánh Gióng khôi ngô tuấn tú nhưng không nói được câu nào. Nhưng kỳ lạ thay, khi giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua cho người đi tìm anh hùng để đánh giặc giải nguy cho đất nước. Khi nghe sứ giả nói những lời thông báo mà nhà vua ban ra, chú bé Thánh Gióng đã nói được.
Một chú bé chưa bao giờ nói chuyện, chưa bao giờ cất lời gọi cha, gọi mẹ nhưng khi có giặc kéo đến thì chú bé cất lời. Lời nói đầu tiên của chú bé là đòi cầm giáo mác đi đánh giặc, cứu dân, cứu nước. Chú bé Thánh Gióng là một nhân vật vô cùng vĩ đại, tiếng nói cất lên khi sứ giả đọc thông cáo thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của người anh hùng Thánh Gióng.
Lòng yêu nước, quê hương trong lòng của người dân xưa vô cùng mãnh liệt, sau khi nói với mẹ con sẽ đi đánh giặc. Thánh Gióng đã vươn vai lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, vô cùng oai phong lẫm liệt, có ý chí anh hùng, có sức mạnh để dời non lấp biển.
Nhân vật Thánh Gióng là một biểu tượng ngời sáng, thể hiện ý chí anh hùng của người dân khi muốn góp sức mình để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương bờ cõi.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 13
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ. Truyện thuyết còn mang ý nghĩa giáo dục về tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ quê hương cho thế hệ trẻ sau này.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nọ tuy rất chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng gặp một dấu chân rất là to, bà lấy làm tò mò nên đã ướm chân của bà vào vết chân to đó thử. Rất bất ngờ, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Nhưng điều kì lạ là dù cậu đã ba tuổi, cậu bé lại không hề biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Lúc bấy giờ, giặc Ân xuất hiện trên bờ cõi nước ta, sứ giả theo lệnh vua đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp Vua cứu nước. Sứ giả đi đến làng cậu bé Gióng, sau khi nghe tiếng loa nói đến việc nhà Vua cầu người tài, cậu bé Giống đã mở miệng bảo mẹ rằng hãy gọi sứ giả vào cho cậu. Mẹ Gióng vừa sợ vừa mừng nên kể cho làng xóm nghe, sau đó có người bảo cứ gọi sứ giả đến xem cậu bé muốn gì.
Sau khi sứ giả đến Gióng đã nói với sứ giả về tâu lại với nhà Vua rèn cho cậu một con ngựa sắt, một thanh gươm sát, một giáp sắt và một nón sát, cậu sẽ đi đánh đuổi giặc dữ. Cho là thân nhân nên sứ giả lập tức trở về tâu vua, nghe nói Hùng Vương liền mừng rỡ liền cho thợ rèn tất cả mọi thứ cậu bé Gióng cần. Bà con làng xóm cùng góp gạo, trâu bò, hoa quả cho Gióng ăn nhưng cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật.
Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. Từ đó cậu bé Gióng được gọi là Thánh Gióng
Tháng Gióng nhổ tre đánh giặc
Cảm nghĩ về truyền thuyết Thánh Gióng
Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức manh quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng còn là một truyện cổ tích thần kì có hình tượng nghệ thuật đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Cậu bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc, ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Thật tự hào khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Công lao to lớn ấy được nhà Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ công ơn ấy.
Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần công sức của nhân dân ta góp vào đó chính là việc làng xóm cùng nhau góp gạo, trâu bò, trái cây cho cậu bé Gióng ăn, góp vải để may đồ cho Gióng. Qua đó người đọc thấy được Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc hiện lên thật đẹp đẽ, tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam. Hình ảnh cuối cùng về người anh hùng làng Gióng là hình ảnh đẹp, mãi khắc ghi trong tâm trí người đọc.
Gióng giết sạch giặc Ân rồi một mình phi ngựa lên đỉnh núi Sóc. Người anh hùng ấy đã hoàn thành trọng trách mà đất nước, nhân dân giao phó. Người trở về trời mà không màng đến lợi danh, hi sinh vì hạnh phúc và ấm no của nhân dân. Tháng tư hàng năm nhân dân ta mở hội để nhớ ơn công lao to lớn của Thánh Gióng.
Sau khi giết giặc Gióng cùng ngựa phi lên đỉnh núi
Truyền thống uống nước nhớ nguồn đó là đạo lí cao đẹp của dân tộc và nhắc nhở con cháu sau này mãi khắc ghi công lao của thế hệ cha ông đi trước. Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ngàn năm lịch sử.
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng. Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của cậu bé Gióng. Gióng được lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng 14
Thánh Gióng, người anh hùng của nhân dân
Theo truyền thuyết thì Thánh Gióng thuộc về đời Hùng Vương thứ 6. Cũng như các truyền thuyết khác, chúng ta không thể xác định được chính xác niên đại, nhưng có thể ước đoán mốc thời gian của câu chuyện vào khoảng thế kỷ thứ 6 - 5 trước Công nguyên (TCN) tức là sau khi triều Hùng ra đời khoảng trên 100 năm. Niên đại này nếu đem đối chiếu với niên đại Khảo cổ học là hoàn toàn phù hợp. Truyền thuyết Thánh Gióng ở vào sơ kỳ thời đại đồ sắt (lúc đó sắt được coi là vật liệu lý tưởng, nên áo giáp và vũ khí của Gióng đều bằng sắt) cách ngày nay khoảng 2.500 năm.
Gióng là con một bà mẹ nghèo ở miền quê, không biết bố là ai. (sau này người ta thuần thoại hóa bằng chi tiết bà mẹ dẫm vào dấu chân khổng lồ mà thụ thai - một chi tiết có ở nhiều câu chuyện cổ về các nhân vật thần kỳ, cũng có thể phản ánh thời kỳ mẫu hệ, con chỉ biết có mẹ). Vì không chồng mà chửa, người mẹ ấy đã phải chịu bao tủi nhục, cay đắng: Bà đã bị đuổi ra khỏi làng, lên rừng Trại Nòn (nay là Phù Dực) để sinh ra Gióng; bà đã phải bắt ốc, mò cua để nuôi con. Là một người mẹ nghèo khổ, sinh ra Gióng trong điều kiện như vậy, bà bị mọi người hắt hủi (sau này, trong lễ hội, làng xưa kia đã đuổi mẹ Gióng không được làm chủ hội - đây cũng là hình thức xử lý của tâm thức dân gian đối với thái độ đối xử không công bằng với mẹ Gióng trước đây). Gióng lớn lên bằng cơm, cà - những thức ăn bình dân của quê hương và uống nước sông quê. Một bữa ăn của Gióng:
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông.
Trong cuộc đời của Gióng, không thấy có thịt cá và cao lương mỹ vị. Vì có giặc, Gióng buộc phải lớn nhanh với một sức lớn khổng lồ để đánh giặc. Khi giặc tan, Gióng lại bay lên trời, chứ không ở lại để hưởng lộc nước, ơn vua. Gióng là hình tượng người anh hùng của nhân dân, người anh hùng của đồng ruộng.
Truyền thuyết Thánh Gióng và cuộc kháng chiến toàn dân chống ngoại xâm
Tìm hiểu truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta sẽ gặp một điều hết sức đặc biệt, đó là chiều sâu, chiều rộng của cuộc kháng chiến, là sự đóng góp của nhân dân vùng trung châu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trước khi Gióng ra đời, vùng ven sông Tô Lịch (Hà Nội) đã có ông Lý Tiến vâng mệnh vua Hùng cầm quân chống giặc. Trong trận chiến ở Vũ Ninh (nay là Quế Võ) , không may ông bị tên bắn vào ngực chết (ngày nay ở phố Hàng Cá, Hà Nội ,còn đền thờ ông). Sau Lý Tiến có hai anh em ông Dực và ông Minh (ở Hà Lỗ, nay thuộc Đông Anh) cũng đánh giặc Ân nhưng không thắng. Khi Gióng ra quân, hai ông đã hội quân với Gióng để đánh giặc.
Để chuẩn bị vũ khí cho Gióng, dân chúng đã phải tập hợp toàn bộ thợ rào (tức thợ rèn) của ba làng Phù Đổng (quê Gióng), Làng Mòi (tức Mai Cương), và Làng Na (tức Y Na) để rèn vũ khí. Khi Gióng ra quân, người theo ra trận rất đông: Đoàn trẻ chăn trâu làng Hội Xá, người đi câu vác cả cần câu, người đi săn vác cả cung nỏ, hổ (bị người săn) giờ cũng nhập vào đoàn quân của Gióng. . . Ở Trung Mầu (Gia Lâm) có người đang cầm vồ đập đất cũng vác vồ đi theo. Ở Võ Giàng có hai anh em đang đập đất cũng vội vàng đi theo. Ở làng Na có năm anh em sinh năm cũng mộ quân đi theo Gióng. . . Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Gióng đã là thần tướng giáng sinh với sức mạnh diệu kỳ, từng nhổ cả bụi tre mà quật vào giặc, lại có ngựa sắt phun lửa, vậy thì cần gì phải có quân đi theo cho vướng bận ? Thực ra, ngựa sắt phun lửa, người khổng lồ chẳng qua là hình ảnh đã được thần thoại hóa. Có lẽ Gióng cũng có tầm vóc của . . .người bình thường. Ông chỉ có lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu hơn người. Khi có giặc, ông đã tập hợp được đông đảo lực lượng kháng chiến cả một vùng rộng lớn ở trung châu để đánh giặc. Lực lượng nhân dân với đủ các tầng lớp đó mới là sức mạnh thắng giặc chứ đâu phải ngựa sắt ! Nhà thơ Tố Hữu sau này đã có câu thơ rất hay để khái quát sức mạnh của Thánh Gióng :
Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi
Về sự hi sinh của Gióng, truyền thuyết kể rằng, sau khi gặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi Sóc Sơn rồi phi thẳng lên trời ! Đây rõ ràng là hình ảnh thần thoại hóa cái chết của người anh hùng. Nhân dân ta không muốn để cho người anh hùng dân tộc phải hi sinh. Cũng như truyền thuyết về An Dương Vương đã cho ông cầm sừng tê đi xuống biển, thực chất là ông đã phải trẫm mình tự vẫn. Nhưng truyền thuyết cũng đã để “hở” (vô tình) cho chúng ta biết rằng Gióng đã hi sinh sau khi đánh tan giặc. Những chỗ “hở” trong truyền thuyết, trước hết là áo giáp sắt của Gióng không kín. Khi Gióng ra trận, những trẻ chăn trâu làng Hội Xá thấy áo giáp của Gióng còn hở lưng, hở bụng đã lấy hoa lau giắt vào cho kín. Hoa lau thì làm sao cản được cung tên? Chi tiết thứ hai để cho ta suy đoán Gióng bị thương, đó là trên đường thắng giặc trở về, ông đã nhiều lần dừng lại uống nước. Đây là triệu chứng của cơn khát do mất máu. . Một chi tiết nữa để ta khẳng định Gióng bị trọng thương, đó là sau khi thắng giặc, ông đã không trở về ra mắt mẹ. Gióng không muốn mẹ nhìn thấy mình đầy thân máu chảy càng thêm đau khổ, chính vì vậy ông đã một mình một ngựa lên vùng núi Sóc Sơn và chết ở đó. ( Có một số tác giả giải thích: Sau khi thắng giặc, Gióng không về ra mắt mẹ vì ông vô tư, chỉ nghĩ việc nước mà quên tình nhà
Qua phân tích trên, ta thấy được cốt lõi của sự thật lịch sử: Vào buổi bình minh dựng nước, đã có một người anh hùng trẻ tuổi đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và anh dũng hi sinh. Ông đã được nhân dân ta đời đời thờ phụng. Xét trong lịch sử dân tộc ta , trường hợp tương tự cũng không hiếm. Thời Lý có cô gái 9 tuổi tên là Trần Ngọc Hoa đã theo Lý Thường Kiệt đi đánh giặc Chiêm Thành, lập được công lớn và được dân lập đền thờ ở làng Đại Yên, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời Trần có Trần Quốc Toản mới 15 tuổi đã cầm quân đánh quân Nguyên và đã lập được công lớn được sử sách ghi lại. Vậy thì trong lịch sử xa xưa của dân tộc , một vị anh hùng nhỏ tuổi lập được kỳ tích chống giặc ngoại xâm không có gì là lạ (tất nhiên , truyền thuyết kể Thánh Gióng 3 tuổi đánh giặc chỉ là cách nói cường điệu mà thôi, không nên quá tin vào con số cụ thể 3 tuổi đó)
Về chiến trường Thánh Gióng đánh giặc Ân
Truyền thuyết chỉ cho ta cụ thể chiến trường của Thánh Gióng là núi Trâu Sơn, thuộc bộ Vũ Ninh. Đây là một vùng đất bên bờ Lục Đầu Giang, một vùng trọng yếu của nước ta thuở xưa. Lật lại lịch sử, chúng ta thấy đây là nơi kẻ thù hay nhòm ngó. Thời An Dương Vương, Triệu Đà cũng chiếm Vũ Ninh làm bàn đạp để đánh chiếm Cổ Loa. Thời Hai Bà Trưng, Mã Viện cũng đánh Hai Bà bắt đầu từ Lãng Bạc (Lãng Bạc là vùng Lục Đầu Giang chứ không phải là Hồ Tây như nhiều người lầm tưởng) ,từ Lãng Bạc làm bàn đạp mà đánh Mê Linh, Cấm Khê. Sở dĩ vùng này hay bị nhòm ngó là vì đường thủy từ Vân Đồn qua sông Bạch Đằng , sông Đá Bạch rồi vào Lục Đầu Giang rất thuận tiện. Không phải ngẫu nhiên mà từ Ngô Quyền , Lê Hoàn đến Trần Hưng Đạo đều đánh giặc những trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng. Vì vậy, việc quân tướng giặc Ân lợi dụng sông Bạch Đằng đổ bộ vào vùng Phả Lại, Lục Đầu, chiếm lấy Vũ Ninh làm bàn đạp chiếm nước ta là hoàn toàn có thể cắt nghĩa được.
Tóm lại, truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh cuộc kháng chiến đầu tiên, cuộc thử lửa đầu tiên của ông cha ta trong buổi bình minh của lịch sử. Nhân vật Thánh Gióng chính là hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi đã chiến đấu anh dũng và hi sinh vì nước để bảo vệ nền độc lập đó.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng hay nhất 15
Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.
Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.
Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. Chính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.
Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.
Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.
Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.
Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.
Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.
Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.
Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe.
Phân tích hình tượng nhân vật Thánh Gióng hay nhất 16
Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn anh hùng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, và trước sức mạnh ấy thì các thế lực bạo tàn cũng đã lật lượt bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi của Việt Nam, làm nên những chiến thắng lừng lẫy, oai hùng đó không chỉ bởi sức mạnh lớn lao, tinh thần đoàn kết của quân dân ta mà còn bởi những vị tướng tài giỏi, có tài mưu lược và cầm quân, như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Bí, Trần Quốc Tuấn….
Trong nền văn học viết, các nhà văn, nhà thơ cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng cũng như sự đề cao đối với các nhân vật này, còn trong sự phát triển của văn học dân gian, khi văn học viết còn chưa ra đời thì hình tượng của những người anh hùng được phản ánh thông qua các tác phẩm của truyền thuyết, thông qua các nhân vật hư cấu, thể hiện được khát vọng của nhân nhân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Và nói đến truyền thuyết về người anh hùng thì không thể không nhắc đến truyền thuyết “Thánh Gióng”.
Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, truyện kể về nhân vật chính, đó chính là người anh hùng chống giặc ngoại xâm Thánh Gióng, đó là một nhân vật mang sức mạnh phi thường, kì diệu và chính sức mạnh siêu nhiên đó đã quét sạch quân xâm lược Ân ra khỏi bờ cõi nước ta. Và sau khi đã giúp cho dân chúng dẹp loạn giặc cỏ thì Thánh Gióng đã cùng ngựa bay về trời xanh. Ngay từ phần mở đầu thì các tác giả dân gian đã nói về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, bố mẹ của Thánh Gióng vốn là những người hiền lành, phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có một mụn con.
Và sự kì diệu đã xảy đến, trong một lần ra đồng, thấy vết chân to, bà đặt lên ướm thử thì về nhà có thai và sinh ra Thánh Gióng. Ta có thể thấy ngay sự xuất hiện của Thánh Gióng cũng không giống người thường mà mang chút gì đó huyền kí, kì ảo. Có lẽ chính từ những chi tiết đầu tiên các tác giả dân gian đã làm cho Thánh Gióng khác thường để báo hiệu về một con người đầy phi thường. Nhưng sự kì lạ chưa kết thúc ở chi tiết đó, bởi khi Thánh Gióng được sinh ra thì dù đã ba tuổi nhưng không hề biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy. Đây quả thực là một trường hợp rất lạ lùng, bởi trước nay hầu như không có những trường hợp ba tuổi nhưng không nói, không cười như vậy.
Nhưng những chuyện kì lạ đã xảy ra, khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì Thánh Gióng bỗng cất tiếng dõng dạc nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Đây thực sự là một chuyện rất kì lạ, gây ra sự bất ngờ không chỉ với chính bố mẹ Thánh Gióng mà còn đối với chính những độc giả theo dõi câu chuyện. Vì một đứa bé bình thường cũng khó có thể nói được những lời dõng dạc, nghiêm túc đến vậy, nói chi đến Thánh Gióng một đứa trẻ mà ba năm không nói, không cười. Mẹ của Thánh Gióng tuy cũng rất bất ngờ nhưng cũng theo lời Thánh Gióng mà mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thì chàng cũng không hề vòng vo mà nói thẳng vào việc chính: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
Ở trong truyền thuyết này, các tác giả dân gian có lẽ không quá miêu tả vào sự kì lạ của Thánh Gióng, cũng như đề cập đến những sự bất ngờ, hoài nghi của sứ giả khi nghe những lời Thánh Gióng yêu cầu về việc đánh giặc. Bởi mục đích chính của các tác giả dân gian đó chính là xây dựng hình ảnh của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và những người anh hùng này thường mang những nét phi thường, những đặc điểm kì lạ của những con người có tầm vóc. Quay trở lại với câu chuyện, ngay sau khi đưa ra những yêu cầu với sứ giả về những vật dụng cần thiết mà mình cần để chống giặc, thì chú bé Thánh Gióng bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn,linh hoạt khác hẳn với dáng vẻ của một chú bé ba tuổi.
Chàng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới mặc nhưng cũng bị bục chỉ. Bố mẹ của Thánh Gióng dù có làm ra bao nhiêu cũng không đủ cơm gạo để nuôi. Thấy sự tình kì lạ bà con láng giềng cũng chung tay góp sức gom góp gạo để nuôi Thánh Gióng, vì ai cũng muốn chàng giết giặc, cứu nước. Khi giặc Ân đã kéo đến chân núi Trâu, tức đã xâm phạm vào lãnh thổ của nước ta, người người đều vô cùng hoảng hốt, lúc bấy giờ thì Thánh Gióng đã “vươn vai một cái, bỗng chốc trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt đơn phương độc mã mà lao vào trận chiến.
Tuy chỉ có một mình nhưng trước sức mạnh phi thường của Thánh Gióng thì lũ giặc ngoại xâm cũng bị đánh cho tơi bời : “Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ”. Khi đang chiến đấu thì roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường mà quật vào lũ giặc làm cho lũ giặc sợ hãi hoảng hốt giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Ngay khi đã diệt xong giặc Ân, Thánh Gióng không về triều đình lĩnh thưởng, cũng không trở về thăm lại bố mẹ, làng xóm mà lên đỉnh núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.
Như vậy, Thánh Gióng là một nhân vật mà tác giả dân gian đã sáng tạo ra để thể hiện khát vọng về hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm anh dũng, phi thường. Tuy có mang những sức mạnh kì lạ, bởi đó là sự hư cấu, tưởng tượng của nhân dân, nhưng qua truyền thuyết này ta có thể thấy các tác giả đã tái hiện được phần nào sức mạnh của con người Việt Nam xưa, kiên cường, anh dũng, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.