Chiều hôm ấy, tôi chết lặng người đi khi vô tình đi qua trụ sở xã, vẫn tấm bảng tin, vẫn những công văn dán chi chít toàn những tin khốn nạn đối với những người dân vùng An-dát đói khổ này. Nhưng hôm nay có một mệnh lệnh khiến tôi đau nhói: từ nay các trường vùng An-dát và Lo-ren không được phép dạy học sinh tiếng Pháp. Tôi cúi mặt về làng mà trong lòng buồn rười rượi.
Sáng hôm sau tôi ra lớp sớm. Hôm nay là buổi học cuối cùng, tôi khoác chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặt trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Nhưng vừa bước chân vào lớp tôi thấy lạ vô cùng. Những học trò đến lớp sớm hơn cả tôi nhưng không phải là những học trò tôi vẫn dạy hàng ngày mà đó là cụ già Hô-de, cùng một số dân làng ở vùng An-dát. Thấy tôi bước vào, họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Lúc ở nhà, tôi thấy lòng nặng trĩu nhưng bây giờ cũng thấy đỡ
buồn hơn. Ít ra thì có sự mặt của dân làng cũng là một niềm an ủi, một sự khích lệ lớn đối với tôi trong suốt bốn mươi năm phụng sự ở nơi này. Họ cũng như tôi, không ai muốn nói câu gì nhưng tôi biết trong lòng họ, họ đang thầm cảm ơn tôi và như thế tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào.
Những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì. Trái với mọi hôm, hôm nay chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Nhưng tôi chợt nhận ra, lớp còn thiếu Phrăng. Cậu học này thật là... tôi quyết định dậy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt.
Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa. Nếu là lần khác, có lẽ tôi đã phạt gọi nó lên bảng kiểm tra bài cũ. Nhưng hôm nay, tôi chỉ nhắc nhẹ nhàng:
- Phrăng vào lớp nhanh lên còn để buổi học bắt đầu.
Mấy chục năm trong nghề, chưa bao giờ tôi thấy khó vào đề như vậy. Nhưng rồi tôi cũng phải nói ra cái thông tin đau đớn ấy và rằng đây là buổi học cuối cùng tôi dạy lũ trẻ Pháp văn.
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ nhưng có vẻ như tôi đang không nói vào bài giảng. Ngay cả khi tôi gọi kiểm tra cậu học trò luôn trốn học Phrăng tôi cũng không phải nhằm để kiểm tra cậu bé. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ biện minh, tiếc thương cho Pháp ngữ. Nói tóm lại là để khẳng định rằng cái quyết định kia của bọn Đức thật là khốn nạn và tàn nhẫn.
Rồi bài giảng cũng xong. Tôi cho lũ trẻ chuyển sang tập viết. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hai hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Trong khi lũ trẻ ngồi viết say sưa khác hẳn mọi người thì ở bên kia tôi nghe rõ Cô em gái đang đi đi lại lại dọn đồ. Không khí ấy càng khiến tôi thu mình gọn hơn trong chiếc ghế, tay vân về hòn phấn trắng. Không hiểu ngày mai mình sẽ thế nào khi rời xa những vật thân yêu đã gắn bó với mình suốt mấy chục năm qua.
Tôi thấy nhói phía bên ngực trái, mắt và đầu hoa lên, tê dại và mệt mỏi rã rời. Tôi đứng lên nhưng chân không vững. Tôi loạng choạng và suýt ngã nếu không có cái cạnh bàn để vịn. Đồng hồ nhà thờ vừa điếm tròn mười hai tiếng và thật là đáng ghét khi ở ngoài kia tụi lính Phổ đang đi lại nghênh ngang. Tôi muốn nói, nói một điều gì đó với tất cả mọi người và lũ học trò yêu quý của tôi. Nhưng không sao cất lên lời được. Tôi bèn quay về phía bảng. Câm một hòn phấn rồi dồn hết sức viết dòng chữ thật to:
Nước Pháp muôn năm!
Vâng! Đó là lời cuối cùng mà tôi muốn gửi lại trước khi tạm biệt xứ sở thân yêu này để ra đi mãi mãi vào ngày mai!