Bài tập định luật Culông (Phần 1)

Câu 21 Trắc nghiệm

Hai điện tích điểm \({q_1}\; = {q_2}\; = {9.10^{ - 6}}C\), đặt tại A và B trong không khí. Phải đặt điện tích q3 tại đâu để q3 nằm cân bằng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Để q3 cân bằng \( \Rightarrow \overrightarrow {{F_{13}}}  + \overrightarrow {{F_{23}}}  = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_{13}}} \, \uparrow  \downarrow \,\overrightarrow {{F_{23}}} \,\,\,\left( 1 \right)\\{F_{13}} = {F_{23}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Do \({q_1};{q_2}\) cùng dấu → Để lực tổng hợp tại C bằng 0 thì C nằm trên đường nối q1, q2 và nằm trong khoảng q1, q2 

 

\( \Rightarrow AC + BC = AB\,\,\,\,\left( * \right)\)

Lại có: \({F_{13}} = {F_{23}} \Leftrightarrow \dfrac{{k\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{C^2}}}\, = \,\dfrac{{k\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\left| {{q_2}} \right|}}\, = \dfrac{{A{C^2}}}{{B{C^2}}} = 1 \Rightarrow AC = BC\,\,\,\left( {**} \right)\)

Từ (*) và (**) ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}AC + BC = AB\,\\AC = BC\end{array} \right. \Rightarrow AC = BC = \dfrac{{AB}}{2}\)

Vậy \({q_3}\) đặt tại trung điểm của AB.

Câu 22 Trắc nghiệm

Hai điện tích \({q_1}\; = q\)và \({q_2}\; = 4q\) đặt cách nhau một khoảng d trong không khí. Gọi M là vị trí tại đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một khoảng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

 

Để q0 cân bằng \( \Rightarrow \overrightarrow {{F_{10}}}  + \overrightarrow {{F_{20}}}  = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_{10}}} \, \uparrow  \downarrow \,\overrightarrow {{F_{20}}} \,\,\,\left( 1 \right)\\{F_{10}} = {F_{20}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Do \({q_1};{q_2}\) cùng dấu → Để lực tổng hợp tại M bằng 0 thì M nằm trên đường nối q1, q2 và nằm trong khoảng q1, q2 \( \Rightarrow {r_1} + {r_2} = d\,\,\,\left( * \right)\)

Lại có: \({F_{10}} = {F_{20}} \Leftrightarrow \dfrac{{k\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{r_1^2}}\, = \,\dfrac{{k\left| {{q_2}{q_0}} \right|}}{{r_2^2}}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\left| {{q_2}} \right|}}\, = \dfrac{{r_1^2}}{{r_2^2}} = \dfrac{q}{{4q}}\, = \dfrac{1}{4} \Leftrightarrow \dfrac{{{r_1}}}{{{r_2}}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow 2{r_1} = {r_2}\,\,\left( {**} \right)\)

Từ (*) và (**) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{r_1} + {r_2} = d\,\\2{r_1} = {r_2}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{r_1} = \dfrac{d}{3}\\{r_2} = \dfrac{{2d}}{3}\end{array} \right.\)

Câu 23 Trắc nghiệm

Hai điện tích \({q_1}\; = {8.10^{ - 8}}C;{q_2}\; =  - {8.10^{ - 8}}\;C\)đặt tại A, B trong không khí (AB = 6 cm). Xác định lực tác dụng lên \({q_3}\; = {8.10^{ - 8}}C\), nếu: CA = 4cm, CB = 2cm:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điện tích q3 sẽ chịu hai lực tác dụng của q1 và q2 là:\(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)

Lực tổng hợp tác dụng lên q3 là: \(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}} \)

Ta có: CA = 4cm, CB = 2cm

Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

Biểu diễn các lực tác dụng lên q3 như hình vẽ:

 

Từ hình vẽ ta thấy: \(\overrightarrow {{F_1}} \, \uparrow  \uparrow \,\overrightarrow {{F_2}}  \Rightarrow F = {F_1} + {F_2}\)

Với: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = \dfrac{{k.\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{C^2}}} = \dfrac{{{{9.10}^9}.\left| {{{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{{04}^2}}} = 0,036N\\{F_2} = \dfrac{{k.\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}} = \dfrac{{{{9.10}^9}.\left| { - {{8.10}^{ - 8}}{{.8.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{{02}^2}}} = 0,144N\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow F = {F_1} + {F_2} = 0,036 + 0,144 = 0,18N\)

Câu 24 Trắc nghiệm

Ba điện tích điểm

\({q_1}\; =  - {10^{ - 7}}C;{q_2}\; = {5.10^{ - 8}}C;{q_3}\; = {4.10^{ - 8}}C\)lần lượt tại A, B, C trong không khí. Biết AB = 5 cm, BC = 1 cm, AC = 4 cm. Tính lực tác dụng điện tích q1.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Điện tích q1 sẽ chịu hai lực tác dụng của q2 và q3 là:\(\overrightarrow {{F_2}} ;\overrightarrow {{F_3}} \)

Lực tổng hợp tác dụng lên q1 là: \(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}} \)

Ta có: AB = 5 cm, BC = 1 cm, AC = 4 cm → Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Biểu diễn các lực tác dụng lên q1 như hình vẽ:

 

Từ hình vẽ ta thấy: \(\overrightarrow {{F_2}} \, \uparrow  \uparrow \,\overrightarrow {{F_3}}  \Rightarrow F = {F_2} + {F_3}\)

Với: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_2} = \dfrac{{k.\left| {{q_2}{q_1}} \right|}}{{A{B^2}}} = \dfrac{{{{9.10}^9}.\left| {{{5.10}^{ - 8}}.\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{{05}^2}}} = 0,018N\\{F_3} = \dfrac{{k.\left| {{q_3}{q_1}} \right|}}{{A{C^2}}} = \dfrac{{{{9.10}^9}.\left| {{{4.10}^{ - 8}}.\left( { - {{10}^{ - 7}}} \right)} \right|}}{{0,{{04}^2}}} = 0,0225N\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow F = {F_1} + {F_2} = 0,018 + 0,0225 = 0,0405N\)

Câu 25 Trắc nghiệm

Cho hai điện tích điểm q1 = 6 µC; q2 = – 8 µC đặt cố định lần lượt tại hai điểm A, B trong chân không, với AB = 4 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có:

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\dfrac{{\left| { - {{6.10}^{ - 6}}{{.8.10}^{ - 6}}} \right|}}{{0,{{04}^2}}} = 270N\)

Lại có: \({q_1},{q_2}\) trái dấu => lực tương tác là lực hút.

Câu 26 Trắc nghiệm

Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lực điện lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Theo định luật Cu-lông ta có: lực tác dụng của điện tích q­1 lên q2 và lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 bằng nhau:

 \({F_{12}} = {F_{21}} = F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Câu 27 Trắc nghiệm

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có:

+ Khi r1 = 4cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_1}^2}}\)

+ Khi r2 = 1cm: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích:

\(F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r_2}^2}}\)

\( \to \dfrac{{F'}}{F} = \dfrac{{r_1^2}}{{r_2^2}} = \dfrac{{{{({{4.10}^{ - 2}})}^2}}}{{{{({{10}^{ - 2}})}^2}}} = 16 \to F' = 16F\)

Câu 28 Trắc nghiệm

Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng $r$ tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng $F$. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi $\varepsilon = 2$ và giảm khoảng cách giữa chúng còn \(\dfrac{r}{3}\) thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+ Khi $2$ điện tích đặt trong không khí, $ε = 1$:

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

+ Khi đặt $2$ điện tích vào trong dầu có $ε = 2$, và \(r' = \dfrac{r}{3}\) :

\(F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon r{'^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2.\dfrac{{{r^2}}}{9}}} = \dfrac{9}{2}k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = \dfrac{9}{2}F\)

Câu 29 Trắc nghiệm

Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC), đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có, q1.q2 < 0 => lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút

Theo định luật Cu-lông, ta có:

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{3.10}^{ - 6}}.( - {{3.10}^{ - 6}})} \right|}}{{2.{{(0,03)}^2}}} = 45N\)

Câu 30 Trắc nghiệm

Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:   

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Theo định luật Cu-lông, ta có:

 \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

- Đặt trong chân không: => ε = 1

$F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \to r = \sqrt {k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{F}} = \sqrt {{{9.10}^9}\dfrac{{\left| {{{10}^{ - 7}}{{.4.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,1}}} = 0,06m = 6cm$

Câu 31 Trắc nghiệm

Cho 2 điện tích điểm giống nhau, cách nhau một khoảng 5cm, đặt trong chân không. Lực tương tác giữa chúng là F = 1,8.10-4 N. Độ lớn của điện tích q1 và q2 là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có, lực tương tác giữa hai điện tích điểm:

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} \to \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \dfrac{{F.{r^2}}}{{\varepsilon k}} = \dfrac{{1,{{8.10}^{ - 4}}.{{(0,05)}^2}}}{{{{1.9.10}^9}}} = {5.10^{ - 17}}\)

Mặt khác, ta có 2 điện tích giống nhau=>

\(\;{q_1} = {q_2} =  \pm \sqrt {{{5.10}^{ - 17}}}  =  \pm 7,{07.10^{ - 9}}C\)

=> Độ lớn của hai điện tích q1 và q2 là: \(7,{07.10^{ - 9}}C\)

Câu 32 Trắc nghiệm

Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 2cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có:

+ Điện tích của 1 electron là: e = -1,6.10-19C

Mỗi hạt bụi chứa 5.108 electron => Mỗi hạt bụi có điện tích là q1 = q2 = q = 5.108.(-1,6.10-19) = - 8.10-11 C

+Lực đẩy tĩnh điện giữa hạt:

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = k\frac{{\left| {{q^2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}\frac{{\left| {{{( - {{8.10}^{ - 11}})}^2}} \right|}}{{1.{{({{2.10}^{ - 2}})}^2}}} = 1,{44.10^{ - 7}}N\)

Câu 33 Trắc nghiệm

Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8 C. Tấm dạ sẽ có điện tích

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có:

+ Ban đầu 2 vật cô lập tức điện tích tổng cộng bằng 0 vì cả 2 đều trung hòa điện

+ Sau khi cọ sát, hai vật đều nhiễm điện - nhưng tổng đại số điện tích của 2 vật trong hệ vẫn bằng 0 => 2 vật đều tích điện nhưng trái dấu và có độ lớn bằng nhau nói cách khác độ lớn điện tích dương xuất hiện trên vật này đúng bằng độ lớn điện tích âm xuất hiện trên vật kia.

Theo đầu bài, ta có thanh ebônít sau khi cọ xát với tấm dạ thì có điện tích -3.10-8C => tấm dạ có điện tích 3.10-8C

Câu 34 Trắc nghiệm

Đặt 2 điện tích q1 và q2 trong không khí. Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có:

+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích r:

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = {2.10^{ - 6}}N\)

+ Khi đưa chúng ra xa nhau thêm 2cm: r’ = r + 0,02:

\(F' = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{r{'^2}}} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{{(r + 0,02)}^2}}} = {5.10^{ - 7}}N\)

\(\begin{array}{l} \to \frac{F}{{F'}} = \frac{{r{'^2}}}{{{r^2}}} = \frac{{{{(r + 0,02)}^2}}}{{{r^2}}} = \frac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{{{{5.10}^{ - 7}}}} = 4\\ \to r + 0,02 = 2{\rm{r}} \to r = 0,02m = 2cm\end{array}\)

Câu 35 Trắc nghiệm

Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1, q2 đặt trong không khí và cách nhau một khoảng r = 20cm. Chúng hút nhau bằng một lực F = 3,6.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau bằng một lực F’ = 2,025.10-4 (N). Tính điện tích q1 và q2.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có:

- Ban đầu khi chưa cho tiếp xúc:

       +  \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \to \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \frac{{F{{\rm{r}}^2}}}{k} = \frac{{{\rm{3,6}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{ - 4}}{\rm{.(0,2}}{{\rm{)}}^2}}}{{{{9.10}^9}}} = 1,{6.10^{ - 15}}\)

       + Lực hút => q1, q2 trái dấu => q1.q2 = -1,6.10-15

- Gọi q1’, q2’ lần lượt là điện tích của quả cầu 1 và 2 sau khi tiếp xúc với nhau

       +Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:

       \(\begin{array}{l}\sum {{q_{truo{c_{t{\rm{x}}}}}} = {{\sum q }_{sa{u_{t{\rm{x}}}}}}} \\{q_1} + {q_2} = {q_1}' + {q_2}'\end{array}\)

       +Vì hai quả cầu tiếp xúc => điện tích trên các quả cầu được phân bố lại. Do giống nhau nên phân bố điện tích là giống nhau.

       \( \to {q_1}' = {q_2}' = q' = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\)

       + Áp dụng định luật Cu-lông cho trường hợp sau tiếp xúc, ta có:

       \(\begin{array}{l}F' = k\frac{{\left| {{q_1}'{q_2}'} \right|}}{{{r^2}}} = k\frac{{\left| {q{'^2}} \right|}}{{{r^2}}} \to \left| {q{'^2}} \right| = \frac{{F'{{\rm{r}}^2}}}{k} = \frac{{{\rm{2,025}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{ - 4}}{\rm{.(0,2}}{{\rm{)}}^2}}}{{{{9.10}^9}}} = {9.10^{ - 16}}\\ \to \left| {q'} \right| = {3.10^{ - 8}} = \left| {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right| \to \left| {{q_1} + {q_2}} \right| = {6.10^{ - 8}}\end{array}\)

* TH 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1}.{q_2} =  - 1,{6.10^{ - 15}}\\{q_1} + {q_2} = {6.10^{ - 8}}\end{array} \right.\)

Theo vi-ét: Ta có: \({X^2} - SX + P = 0\)  

\(\begin{array}{l} \to {X^2} - {6.10^{ - 8}}X - 1,{6.10^{ - 15}} = 0\\ \to \left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {8.10^{ - 8}}\\{q_2} =  - {2.10^{ - 8}}\end{array} \right.hoac\left\{ \begin{array}{l}{q_1} =  - {2.10^{ - 8}}\\{q_2} = {8.10^{ - 8}}\end{array} \right.\end{array}\)

* TH 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1}.{q_2} =  - 1,{6.10^{ - 15}}\\{q_1} + {q_2} =  - {6.10^{ - 8}}\end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l} \to {X^2} + {6.10^{ - 8}}X - 1,{6.10^{ - 15}} = 0\\ \to \left\{ \begin{array}{l}{q_1} =  - {8.10^{ - 8}}\\{q_2} = {2.10^{ - 8}}\end{array} \right.hoac\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {2.10^{ - 8}}\\{q_2} =  - {8.10^{ - 8}}\end{array} \right.\end{array}\)

Câu 36 Trắc nghiệm

Mỗi prôtôn có khối lượng $m = {\rm{ }}1,{67.10^{ - 27}}kg$, điện tích $q{\rm{ }} = {\rm{ }}1,{6.10^{ - 19}}C$. Hỏi lực đẩy giữa hai prôtôn lớn hơn lực hấp dẫn giữa chúng bao nhiêu lần ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có:

- Lực đẩy giữa hai prôtôn: \({F_1} = k\dfrac{{{q^2}}}{{{r^2}}}\)

- Lực hấp dẫn giữa hai prôtôn:\({F_2} = G\dfrac{{{m^2}}}{{{r^2}}}\)

- Lập tỉ số: \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{k{q^2}}}{{G{m^2}}} = \dfrac{{{{9.10}^9}{{\left( {1,{{6.10}^{ - 19}}} \right)}^2}}}{{6,{{67.10}^{ - 11}}.{{\left( {1,{{67.10}^{ - 27}}} \right)}^2}}} \approx 1,{24.10^{36}}\)      

$ =  > {F_1} = 1,{24.10^{36}}{F_2}$     (Lần)

Câu 37 Trắc nghiệm

Trong chân không, cho hai điện tích \({q_1} = - {q_2} = {10^{ - 7}}C\) đặt tại hai điểm $A$ và $B$ cách nhau $8cm$. Tại điểm $C$ nằm trên đường trung trực của $AB$  và cách $AB$ $3cm$ người ta đặt điện tích \({q_o} = {10^{ - 7}}C\). Lực điện tổng hợp tác dụng lên $q_0$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vị trí các điện tích như hình vẽ.

+  Lực do q1 tác dụng lên qo

  \({F_{10}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_0}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}\dfrac{{\left| {{{10}^{ - 7}}{{.10}^{ - 7}}} \right|}}{{0,{{05}^2}}} = 0,036N\)

+  Lực do q2 tác dụng lên qo:

 \({F_{20}} = {F_{10}} = 0,036N\) ( do \(\left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right|\))

+  Do \({F_{20}} = {F_{10}}\) nên hợp lực Fo tác dụng lên qo:

\({F_o} = 2{F_{10}}.\cos {C_1} = 2.{F_{10}}.\cos A = 2.{F_{10}}.\dfrac{{AH}}{{AC}}\)

\({F_o} = 2.0,036.\dfrac{4}{5} = 57,{6.10^{ - 3}}N\)

+ Vậy  có phương // AB, cùng chiều với vectơ \(\overrightarrow {AB} \) (hình vẽ) và có độ lớn:

\({F_o} = 57,{6.10^{ - 3}}N\)

Câu 38 Trắc nghiệm

Tại hai điểm $A$ và $B$ cách nhau $20 cm$ trong không khí, đặt hai điện tích $q_1 = -3.10^{-6}C$,  $q_2 = 8.10^{-6}C$. Xác định lực điện trường tác dụng lên điện tích $q_3=2.10^{-6}C $ đặt tại $C$. Biết $AC = 12 cm$, $BC = 16 cm$.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các điện tích $q_1$ và $q_2$ tác dụng lên điện tích $q_3$ các lực $\overrightarrow {{F_1}} $và $\overrightarrow {{F_2}} $có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:
${F_1} = {9.10^9}.\dfrac{{|{q_1}{q_3}|}}{{A{C^2}}} = 3,75N$
${F_2} = {9.10^9}.\dfrac{{|{q_2}{q_3}|}}{{B{C^2}}} = 5,625N$
Lực tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q3 là:
\(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:
$F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \approx 6,76N$

Câu 39 Trắc nghiệm

Tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong không khí, đặt 2 điện tích \({q_1} = {q_2} =  - {6.10^{ - 6}}C\). Xác định lực điện trường do hai điện tích này tác dụng lên điện tích \({q_3} =  - {3.10^{ - 8}}C\) đặt tại C. Biết AC = BC = 15 cm.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Các điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3

\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

 các lực $\overrightarrow {{F_1}} $ và $\overrightarrow {{F_2}} $ có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn:

${F_1} = {F_2} = {9.10^9}.\dfrac{{|{q_1}{q_3}|}}{{A{C^2}}} = {72.10^{ - 3}}N$

Lực tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q3 là:

$\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}} $

có phương chiều như hình vẽ, có độ lớn: 

$F = {F_1}.\cos \alpha  + {F_2}.\cos \alpha  = 2{F_1}.\cos \alpha  = 2.{F_1}.\dfrac{{\sqrt {A{C^2} - A{H^2}} }}{{AC}} \approx {136.10^{ - 3}}N$

Câu 40 Trắc nghiệm

Trong không khí hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng 0,2g được treo vào một điểm bằng hai sợi dây nhẹ cách điện có độ dài bằng nhau. Cho hai quả cầu nhiễm điện thì chúng đẩy nhau. Khi hai quả cầu cân bằng, hai dây treo hợp với nhau một góc 400. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn lực căng dây tác dụng lên mỗi quả cầu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Phân tích các lực tác dụng lên quả cầu:

 

Khi quả cầu cân bằng thì: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow T  + \overrightarrow {{F_d}}  = 0\)

Đặt \(\overrightarrow {T'}  = \overrightarrow P  + \overrightarrow {{F_d}}  \Rightarrow \overrightarrow {T'}  + \overrightarrow T  = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {T'} \, \uparrow  \downarrow \overrightarrow T \\T' = T\end{array} \right.\)

Hai dây treo hợp với nhau một góc 400\( \Rightarrow \alpha  = {20^0}\)

Từ hình vẽ ta có:

\(\begin{array}{l}\tan \alpha  = \dfrac{{{F_d}}}{P} \Rightarrow {F_d} = P.\tan \alpha  = mg.\tan \alpha \\ \Rightarrow {F_d} = 0,{2.10^{ - 3}}.10.\tan 20 = 7,{23.10^{ - 4}}N\end{array}\)

Ta có: \(T = T'\)

Từ hình vẽ ta có: \(T' = \dfrac{P}{{\cos \alpha }} = \dfrac{{0,{{2.10}^{ - 3}}.10}}{{\cos 20}} = 2,{13.10^{ - 3}}N\)

Vậy lực căng dây: \(T = 2,{13.10^{ - 3}}N\)