I. Sự nhiễm điện
- Nhiễm điện do cọ xát:
Cọ xát một thước nhựa vào vải len, ta thấy thước nhựa có thể hút được các vật nhẹ như giấy
- Nhiễm điện do tiếp xúc:
+ Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu
+ Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại vẫn nhiễm điện.
- Nhiễm điện do hưởng ứng:
+ Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu.
+ Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu.
II. Điện tích
- Một vật bị nhiễm điện, ta nói vật đó có chứa điện tích.
- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
- Phân loại điện tích:
+ Điện tích âm ( kí hiệu -q hay -Q)
+ Điện tích dương (kí hiệu +q hay +Q)
- Đơn vị điện tích: là culông - kí hiệu: C
- Điện tích của electron là điện tích nguyên tố âm \(e = - {1,6.10^{ - 19}}C\). Điện tích của proton là điện tích nguyên tố dương \(q = {1,6.10^{ - 19}}C\)
* Tương tác điện tích:
- Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau
- Hai điện tích khác nhau (khác loại) hút nhau
III. Định luật Culông
* Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
* Biểu thức:
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Lực tương tác có:
- Phương: là đường thẳng nối giữa 2 điện tích điểm
- Chiều:
- Độ lớn:
+ Tỉ lệ thuận với tích độ lớn q1, q2
+ Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
\({F_{12}} = {F_{21}} = F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Trong đó:
+ \({q_1},{\rm{ }}{q_2}\) được gọi là điện tích điểm (đơn vị : C (Culông)
+ r là khoảng cách của 2 điện tích điểm
+ k là hằng số Cu-lông: \(k = {9.10^9}\left( {N.{m^2}/{c^2}} \right)\)
Khi đặt điện tích trong điện môi thì lực tương tác giảm ε lần so với khi đặt trong môi trường chân không.
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)