Silic

Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa

Đổi lựa chọn

I. Tính chất vật lý của silic

Silic có 2 dạng thù hình là silic tinh thể và silic vô định hình.

Các dạng thù hình của silic

II. Tính chất hóa học của silic

- Silic có các số oxi hóa là -4, 0, +2, +4, số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với silic.

- Trong các phản ứng oxi hóa - khử, silic có thể thể hiện tỉnh khử hoặc oxi hóa.

- Silic vô định hình hoạt động mạnh hơn silic tinh thể.

1.Tính khử

a. Tác dụng với phi kim

Silic tác dụng trực tiếp với fluorine ở điều kiện thường, với chlorine, bromine, iodine, oxi khi đun nóng và carbon, nitrgen, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao.

Si   +   2F2   →  SiF4 (phản ứng ở nhiệt độ thường)

Si   +  O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ SiO2

b. Tác dụng với hợp chất

Silic tác dụng tương đối mạnh với dung dịch kiềm, giải phóng khí hydrogen:

Si   +   2NaOH   +  H2O   →   Na2SiO3   +   2H2

2. Tính oxi hóa

Ở nhiệt độ cao, silic tác dụng với các kim loại như calcium, magnesium, sắt tạo thành disilicide kim loại (VD: CaSi2, FeSi2...)

Mg   +   Si   $\xrightarrow{{{t^o}}}$  Mg2Si

III. Trạng thái tự nhiên của silic

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên, chỉ sau oxygen, chiếm 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở tồn tại ở dạng hợp chất.

- Các hợp chất của silic tồn tại chủ yếu là silic dioxide, khoáng vật silicate như cát trắng, đá sà vân, mica, đất sét (cao lanh).

Trạng thái tự nhiên của silic

IV. Ứng dụng và điều chế silic

1. Ứng dụng

- Silic tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, chế tạo tế bào quang điện, pin mặt trời...

- Trong luyện kim, silic được dùng để tách oxygen khỏi kim loại nóng chảy.

2. Ứng dụng

- Silic tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, chế tạo tế bào quang điện, pin mặt trời...

- Trong luyện kim, silic được dùng để tách oxygen khỏi kim loại nóng chảy.