I. Điều chế xà phòng
- Xà phòng được làm từ chất béo động vật tự nhiên và dầu thực vật. Chất béo động vật, dầu thực vật là ester của rượu glycerin và các acid béo (có từ 7 – 21 nguyên tử C)
- Chất béo tác dụng với NaOH để tạo thành muối sodium (Na) của carboxylic acid và rượu, glycerin propane -1,2,3 triol
- Sau khi phản ứng xà phòng hóa kết thúc, người ta cho thêm NaCl vào và làm lạnh.
(NaCl làm giảm độ tan của muối acid béo, tăng độ nặng của dung dịch khiến xà phòng dễ dàng nổi lên)
- Xà phòng tách ra khỏi dung dịch được cho thêm phụ gia và ép thành bánh. Dung dịch còn lại được loại tạp chất, cô đặc rồi li tâm tách muối sodium chloride (NaCl) để thu lấy glycerol (C3H8O3).
Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta đồng thời sản xuất cả glycerol (C3H8O3)..
II. Định nghĩa, phân loại
1. Định nghĩa
Lipid là hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Không hòa tan trong nước nhưng tan được trong dung môi không phân cực (ether, chloroform, xăng, dầu...)
2. Phân loại
- Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid...hầu hết chúng đều là các ester phức tạp.
+) Chất béo: là triester của glycerol với các acid béo (là monocarboxylic, mạch không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn từ 12 → 24 C).
+) Sáp là hợp chất hóa học mềm dẻo ở nhiệt độ phòng, đồng thời là một loại lipid
+) Steroid có nhiều loại khác nhau, là chất hóa học, thường là nội tiết tố, được cơ thể sản xuất tự nhiên. Chúng giúp các cơ quan, các mô và tế bào hoạt động. Sự cân bằng steroid giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Steroid cũng có thể là hóa dược tổng hợp, gồm hai loại chính là corticosteroid và steroid đồng hóa.
+) Phospholipid là một loại lipidvà là thành phần chính của tất cả các màng tế bào
3. Tên và khối lượng phân tử của một số acid béo và triglyceride thường gặp:
- No:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\rm{\;}}&{{C_{15}}{H_{31}}COOH:Palmitic\,acid\,{\mkern 1mu} (M = 256)}\\{{\rm{ \;}}}&{{C_{17}}{H_{35}}COOH:Stearic\,acid\,{\mkern 1mu} (M = 284)}\end{array}} \right.{\rm{\;\;}} \to{\rm{\;\;}}\,\,\,\left\{{\begin{array}{*{20}{l}}{\rm{\;}}&{{{({C_{15}}{H_{31}}COO)}_3}{C_3}{H_5}:tripalmitin{\mkern 1mu} (M =806)}\\{\rm{\;}}&{{{({C_{17}}{H_{35}}COO)}_3}{C_3}{H_5}:tristearin{\mkern 1mu} (M = 890)}\end{array}} \right.\)
- Không no:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\rm{\;}}&{{C_{17}}{H_{33}}COOH:Oleic\,acid\,{\mkern 1mu} (M = 282)}\\{{\rm{ \;}}}&{{C_{17}}{H_{31}}COOH:Linoleic\,acid\,{\mkern 1mu} (M = 280)}\end{array}} \right.\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\left\{{\begin{array}{*{20}{l}}{\rm{\;}}&{{{({C_{17}}{H_{33}}COO)}_3}{C_3}{H_5}:triolein{\mkern 1mu} (M = 884)}\\{{\rm{ \;}}}&{{{({C_{17}}{H_{31}}COO)}_3}{C_3}{H_5}:trilinolein{\mkern 1mu} (M = 878)}\end{array}} \right.\)
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Câu nào đúng khi nói về lipid?
A. Có trong tế bào sống
B. Tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, chloroform…
C. Bao gồm các chất béo, sáp, steroid
D. Cả A, B, C
Lời giải: Lipid là hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Không hòa tan trong nước nhưng tan được trong dung môi không phân cực (ether, cloroform, xăng, dầu...)
Đáp án: D
Bài 2: Chất béo là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N
B. triester của acid béo và glycerol
C. là ester của acid béo và alcohol đa chức
D. triester của acid hữu cơ và glycerol
Lời giải: Chất béo: là triester của glycerol với các acid béo (là monocarboxylic, mạch không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn từ 12 → 24 C).
Đáp án: B
III. Tính chất vật lý của lipid
- Ở nhiệt độ thường:
+ Chất béo no: Thường là chất rắn, có nhiều trong mỡ động vật (mỡ bò, mỡ heo,...)
+ Chất béo không no: Thường là chất lỏng, có nhiều trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,...)
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ như: xăng, ether, benzen,...
IV. Trạng thái tự nhiên của chất béo
- Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật và dầu thực vật.
- Sáp điển hình là sáp ong.
- Steroid và phospholipid có trong cơ thể sinh vật.