I. Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của bromine
1. Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường: bromine là chất lỏng, nâu đỏ, dễ bay hơi, độc.
- Gây bỏng nặng khi dây vào da.
- Bromine tan được trong nước tạo dung dịch bromine, tan tốt hơn trong dung môi hữu cơ.
2. Trạng thái tự nhiên
Tồn tại ở trong hợp chất, trong nước biển có lượng nhỏ muối sodium bromide.
II. Bromine tác dụng với kim loại và hydrogen
Bromine cũng là chất có tính oxi hóa nhưng yếu hơn fluorine và chlorine.
Bromine tác dụng với kim loại và hydrogen
- Bromine tác dụng với hầu hết kim loại, phản ứng tỏa ít nhiệt hơn chlorine.
Ví dụ:
$2\mathop {Al\,}\limits^0 \, + \,\,3\mathop {B{r_2}\,}\limits^0 \, \to \,\,2\mathop {Al}\limits^{ + 3} \mathop {B{r_3}}\limits^{ - 1} $
- Bromine chỉ oxi hóa được hydrogen ở nhiệt độ cao, tạo khí hydrogen bromide.
$\mathop {{H_2}\,}\limits^0 \, + \,\,\mathop {B{r_2}}\limits^0 \,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,2\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Br}\limits^{ - 1} $
III. Bromine tác dụng với nước và dung dịch kiềm
- Bromine tác dụng với nước chậm tạo hỗn hợp sản phẩm là hydrobromic acid HBr và hypobromous acid HBrO:
$\mathop {B{r_2}}\limits^0 \,\, + \,\,{H_2}O\,\, \rightleftarrows \,\,H\mathop {Br}\limits^{ - 1} \,\, + \,\,H\mathop {Br}\limits^{ + !} O$
Bromine cũng vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với nước tương tự chlorine.
- Bromine tác dụng với dung dịch kiềm:
3Br2 + 6KOH → 5KBr + KBrO3 + 3H2O
IV. Bromine tác dụng với muối halide và nước chlorine
- Bromine khử được I- trong dung dịch muối NaI:
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Bromine tác dụng với nước chlorine:
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
V. Ứng dụng và sản xuất bromine
1. Ứng dụng
- Phần lớn được dùng để sản xuất AgBr, một chất nhạy cảm với ánh sáng dùng để tráng lên phim.
- Sản xuất dẫn xuất hydrocarbon: C2H5Br, C2H4Br2 trong công nghệ dược phẩm.
- Bromine dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, hóa chất nông nghiệp, phẩm nhuộm…
2. Sản xuất
Trong công nghiệp, bromine được sản xuất từ nước biển. Dùng khí chlorine để oxi hóa NaBr để sản xuất Br2.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2