I. Phương pháp làm dạng bài tìm lỗi sai trong tiếng Anh
Bước 1: Xác định các thành phần trong câu
1. Mệnh đề chính: Cấu trúc chung: S – V – O
- Câu có thiếu thành phần hay không?
- Câu có dùng sai từ loại hay không?
2. Mệnh đề phụ: Mệnh đề trạng ngữ + Mệnh đề quan hệ
- Liên từ dùng đã đúng nghĩa chưa, có sai cấu trúc hay không?
- Đại từ quan hệ đã dùng đúng chưa?
- Câu điều kiện 2 vế đã tương quan chưa?
Bước 2: Kiểm tra về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động tư trong câu.
Sau khi xác định được các bộ phận của câu, ta chú ý sự hòa hợp chủ ngữ-vị ngữ. Nếu chủ ngữ ở dạng số nhiều động từ nguyên thể. Chủ ngữ số ít động từ phải chia.
Bước 3: Tiếp đến cần xác định thời trong câu
Ngoài các thời cơ bản, hãy chú ý các thời hoàn thành (HTHT, TLHT, QKHT). Các thời này được cho là khó nên rất hay xuất hiện trong đề
Bước 4: Tiếp đến bạn cần chú ý xem câu đó mang nghĩa chủ động hay bị động dựa vào chủ ngữ và nghĩa câu.
Bước 5: Quan sát và phát hiện lỗi cụm động từ
- Giới từ, mạo từ
Sự khác nhau của giới từ có khả năng thay đổi nghĩa hoặc làm sai một cụm từ. Thêm nữa, có những mạo từ đi với cấu trúc cố định.
Vì vậy hãy để ý xem giới từ và mạo từ đó đã đúng với cấu trúc đó hay chưa.
- Bổ ngữ (V, Ving, to V, Ved)
Mỗi cấu trúc câu có một dạng bổ ngữ đi kèm khác nhau.
Chú ý:
Không cần đi hết các bước, có một số bước có thể gộp lại hoặc bỏ qua đáp án mà đề gạch chân và độ nhanh nhạy mỗi người, “việc tìm kiếm” sẽ được dừng lại ngay khi thấy lỗi sai
II. Một số dạng bài tập tìm lỗi sai trong tiếng Anh
1. Dạng 1: Lỗi sai về chính tả, số ít, số nhiểu.
Đề bài sẽ cho một từ viết sai chính tả. Việc của chúng ta là phải tìm ra lỗi sai đó thông qua kiến thức từ vựng đã học.
Ví dụ: There are differences and similarities between Vietnamese and American culture.
Lỗi sai ở đây là culture phải sửa thành cultures vì văn hóa của 2 nước phải để ở số nhiểu.
2. Dạng 2: Lỗi sai về cách dùng các từ loại và cấu trúc câu
VD: Many và much
Các bạn học sinh cũng rất hay nhầm lẫn giữa many và much. Many dùng trước danh từ đếm được số nhiều còn much dùng trước danh từ không đếm được.
3. Dạng 3: Lỗi sai về ngữ pháp
- Lỗi sai về thì của động từ
Đây là dạng bài tìm lỗi sai phổ biến nhất để làm tốt dạng bài này các bạn cần nắm vững các thì trong Tiếng Anh và ghi nhớ dấu hiệu nhận biết các thì để chia động từ cho phù hợp.
- Lỗi dùng sai đại từ quan hệ
Các đại từ quan hệ who, whose, whom, which, that... Có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ which thay thế cho danh từ chỉ vật, who thay cho danh từ chỉ người.
Ví dụ: The woman of whom the red car is parked in front of the bank is a famous pop star.
A. of whom the B. is parked
C. Front of D. a famous pop star
Đáp án là A. Ta sửa Whom thành Whose
- Lỗi sai về bổ ngữ
Các bạn cần lưu ý khi nào thì chia động từ ở dạng to infinitive, bare infinitive hoặc V-ing
- Lỗi Sai cách sử dụng câu điều kiện
Các loại câu điều kiện có cấu trúc và cách dùng khác nhau. Bạn chỉ cần ghi nhớ và áp dụng đúng thì việc xác định lỗi sai sẽ không hề khó khăn.
- Lỗi sai về giới từ
Giới từ thường đi thành cụm cố định như to be fond of, to be fed up with , at least.... hoặc giới từ chỉ vị trí hoặc thời gian đi kèm các danh từ. Các em cần phải học thuộc lòng những cụm từ đó.
- Lỗi sai về các hình thức so sánh
Có 3 hình thức so sánh chính là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Các bạn cần phải nắm vững cấu trúc của từng loại vì người ra đề thường cho sai hình thức so sánh của tính/ trạng từ hoặc cố tình làm lẫn giữa 3 loại so sánh với nhau.
- Lỗi Sai về sự hòa hợp giữ chủ ngữ và động từ
Thường trong những câu này chủ ngữ và động từ không đứng cạnh nhau mà có thể bị xen vào bởi các thành phần khác (mệnh đề quan hệ,đại từ quan hệ…)
Ví dụ: I like (A) pupils (B) who works (C) very hard (D).
Trong câu ta thấy đáp án B là chủ ngữ của câu; A, C là động từ trong câu.
Mệnh đề quan hệ “who” thay thế cho danh từ số nhiều “pupils” nên động từ theo sau cũng phải chia theo danh từ số nhiều C là đáp án cần sửa