Sóng dừng

Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa

Đổi lựa chọn

I. Sự phản xạ của sóng - sóng dừng

Sóng dừng - ảnh 1

- Sóng phản xạ:

+ Nếu vật cản cố định thì tại điểm phản xạ, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới và triệt tiêu lẫn nhau.

+ Nếu vật cản tự do thì tại điểm phản xạ, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới và tăng cường lẫn nhau.

- Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới và sóng phản xạ nếu truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và tạo ra một hệ sóng dừng.

- Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng.

- Ứng dụng: để xác định vận tốc truyền sóng.

- Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là \(\frac{\lambda }{2}\).

- Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là \(\frac{\lambda }{4}\) .

- Khoảng cách giữa hai nút (bụng, múi) sóng bất kỳ là : \(k\frac{\lambda }{2}\)

- Tốc độ truyền sóng:  \(v{\rm{ }} = \lambda f{\rm{ }} = \frac{\lambda }{T}\) .

- Trong sóng dừng bề rộng của một bụng là : \(2.{a_N} = 2.2a = 4a\) .

II. Điều kiện để có sóng dừng trên dây

- Hai đầu là nút sóng:

\(l = k\dfrac{\lambda }{2}{\mkern 1mu} \left( {k \in {N^*}} \right)\)

Số bụng sóng = số bó sóng = k; Số nút sóng = k + 1

- Một đầu là nút sóng còn một đầu là bụng sóng:

\(l = \left( {2k + 1} \right)\dfrac{\lambda }{4}\,\left( {k \in N} \right)\)

Số bó sóng nguyên = k; Số bụng sóng = số nút sóng = k + 1

III. Sơ đồ tư duy sóng dừng

Sóng dừng - ảnh 2