Aluminium và hợp chất của aluminium

Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa

Đổi lựa chọn

I. Vị trí, cấu tạo và hợp chất của Aluminium

1. Vị trí và cấu tạo 

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1

- Số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.

Al  →  Al3+ + 3e

- Số oxi hoá: Trong hợp chất, nguyên tố Al có số oxi hoá bền là +3.

2. Tính chất vật lý

- Aluminium là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

- Aluminium là kim loại nhẹ, dẫn điện và nhiệt tốt.

Tính chất vật lý của nhốm

II. Aluminium tác dụng với phi kim và oxide kim loại

Aluminium là kim loại có tính khử mạnh. Tính khử của aluminium yếu hơn các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ.

 

1. Aluminium tác dụng với phi kim

Aluminium tác dụng trực tiếp và mạnh với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, ...

Ví dụ: 4Al  +  3O2  2Al2O3

Aluminium bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxide Al2O3 rất mỏng, mịn và bền chắc bảo vệ.

Bột aluminium tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí chlorine: 

2Al  +  3Cl2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2AlCl3

2. Aluminium tác dụng với oxide kim loại (phản ứng nhiệt nhôm)

Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Ví dụ:  2Al  +  Fe2O3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  Al2O3  + 2Fe

III. Aluminium tác dụng với nước và dung dịch acid

1. Aluminium tác dụng với nước

             2Al   +   6H2O   →    2Al(OH)3 ↓ +  3H2

Phản ứng trên nhanh chóng dừng lại vì lớp Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho aluminium tiếp xúc với nước.

2. Aluminium tác dụng với dung dịch acid

2Al  +  6H+  →   2Al3+  +  3H2

Ví dụ:                          

4Al  +  4HNO3 loãng  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  Al(NO3)3  +  NO  +  2H2O

2Al  +  6H2SO4 đặc  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\)  Al2(SO4)3  +  3SO2  +   6H2O

H2SO4 và HNO3 đặc, nguội oxi hoá bề mặt aluminium tạo thành một màng oxide có tính trơ, làm cho Al thụ động. Aluminium bị thụ động sẽ không tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

IV. Aluminium tác dụng với dung dịch kiềm

Những đồ vật bằng aluminium bị hoà tan trong dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH)2,... Hiện tượng này được giải thích như sau:

- Màng bảo vệ là Al2O3 bị phá huỷ trong dung dịch kiềm:

Al2O3  +  NaOH  +  3H2O  →  2Na[Al(OH)4]

                                          Sodium aluminate

- Tiếp đến, kim loại nhôm khử H2O:

2Al  +  6H2O  → 2Al(OH)3  +  3H2↑ (2)

-  Màng Al(OH)3 bị phá huỷ trong dung dịch base:

Al(OH)3  +  NaOH   →  Na[Al(OH)4] (3)

Các phản ứng (2) và (3) xảy ra luân phiên nhau cho đến khi aluminium bị tan hết. Hai phương trình hoá học của hai phản ứng trên có thể viết gộp vào một phương trình hoá học như sau:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] (dd) + 3H2

V. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và sản xuất Aluminium

1. Trạng thái tự nhiên

Aluminium là nguyên tố phổ biến thứ 3 ở lớp vỏ Trái Đất nhưng chỉ tồn tại ở trong tự nhiên ở dạng hợp chất do chúng là kim loại hoạt động mạnh.

Hợp chất của aluminium có thể kể đến như đất sét, mica, quặng bauxite (Al2O3.2H2O), cryolit (3NaF.AlF3),...

2. Ứng dụng

- Dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ.

- Dùng làm khung cửa và trang trí nội thất.

- Dùng làm dây cáp dẫn điện thay thế cho đồng là kim loại đắt tiền.

- Bột aluminium dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3), được dùng để hàn gắn đường ray,...

Ứng dụng của Aluminium

3. Sản xuất

Trong công nghiệp, aluminium được sản xuất từ quặng bauxite (Al2O3.2H2O), bằng phương pháp điện phân.

 

VI. Aluminium oxide (Al2O3)

1. Tính chất

a. Tính chất vật lý

- Al2O3 là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước.

- Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy cao (2050oC) và khó bị khử thành kim loại Al.

b. Tính chất hóa học

- Al2O3 là oxide lưỡng tính, tác dụng với dung dịch acid và kiềm:

+ Al2O3 tác dụng với acid mạnh: 

Al2O3 + 6H+  →  2Al3+  + 3H2O

+ Al2O3 tác dụng với kiềm mạnh: 

Al2O3 + 2OH  + 3H2O → 2[Al(OH)4]

2. Ứng dụng

- Tinh thể Al2O3 (corundum) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác, như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laser,...

- Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.

- Bauxite Al2O3.2H2O là nguyên liệu sản xuất nhôm kim loại.

VII. Aluminium hydroxide (Al(OH)3)

1. Tính không bền với nhiệt

2Al(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Al2O3 + 3H2O

2. Tính lưỡng tính

- Tác dụng với axit mạnh:

Al(OH)3 +  3H+ →  Al3+  + 3H2O

- Tác dụng với bazơ mạnh:

Al(OH)3  +  OH  →  [Al(OH)4]

* Dung dịch muối [Al(OH)4] tác dụng với CO2 hoặc H+ tạo thành kết tủa Al(OH)3

\({{\text{[}}Al{(OH)_4}{\text{]}}^ - }\, + \,C{O_2}\, \to \,Al{(OH)_3} \downarrow \, + \,HCO_3^ - \)

\({{\text{[}}Al{(OH)_4}{\text{]}}^ - }\, + \,{H^ + }\, \to \,Al{(OH)_3} \downarrow \, + \,{H_2}O\)

Nếu H+ dư sẽ hòa tan kết tủa: 

Al(OH)3 + H+ → Al3+ + H2O

VIII. Aluminium sulfate (Al2(SO4)3)

- Phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là KAl(SO4)2.12H2O.

- Nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).

- Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy (làm cho giấy không thấm nước), chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước đục,...

IX. Nhận biết cation Al3+ trong dung dịch

Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+.

PTHH: 

Al3+ + 3OH → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH → AlO2 + 2H2O