Trọng âm

Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm trọng âm

Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn so với các âm khác trong cùng 1 từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm. Hay nói cách khác trọng âm rơi vào âm tiết đó.
Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu phẩy (') ở phía trước, bên trên âm tiết đó.

Ví dụ:

happy /ˈhæpi/        

relax /rɪˈlæks/ 

II. Một số quy tắc trọng âm từ 2 âm tiết

Quy tắc 1:  Hầu hết các danh từ có hai âm tiết trong tiếng Anh thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

money (n) /ˈmʌni/   

artist (n) /ˈɑːtɪst/  

Một số trường hợp ngoại lệ:

advice /ədˈvaɪs/   

machine /məˈʃiːn/   

hotel /həʊˈtel/  

 

Quy tắc 2: Động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thư​ờng rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ:

begin /bɪˈɡɪn/  

invite /ɪnˈvaɪt/   

agree /əˈɡriː/   

Một số trường hợp ngoại lệ:

answer /ˈɑːn.sər/   

enter /ˈen.tər/   

visit /ˈvɪz.ɪt/   

 

Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ:

happy /ˈhæp.i/   

busy /ˈbɪz.i/   

careful /ˈkeə.fəl/   

Một số trường hợp ngoại lệ:

alone /əˈləʊn/   

amazed /əˈmeɪzd/   

 

Quy tắc 4: Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng “a” thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

about /əˈbaʊt/  

above /əˈbʌv/   

again /əˈɡen/   

 

Quy tắc 5: Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm, mà thường nhấn mạnh ở từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ

Ví dụ:

perfect /ˈpɜː.felt/ - imperfect /ɪmˈpɜː.felt/   

appear /əˈpɪər/ - disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/   

crowded /ˈkraʊ.dɪd/ - overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd/  

III. Trọng âm danh từ 3 âm tiết

1. Quy tắc 1

Danh từ có âm tiết thứ hai chứa âm tiết ngắn (/ə/ hoặc /i/) thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

paradise /ˈpærədaɪs /   

pharmacy /ˈfɑːrməsi/   

controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/   

holiday /ˈhɑːlədeɪ /   

resident /ˈrezɪdənt/   

 

2. Quy tắc 2

Danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/   

potato /pəˈteɪtoʊ/   

banana /bəˈnænə/   

disaster /dɪˈzɑːstə(r)/   

Lưu ý:

Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ety, – ity, – ion,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum, thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó.

Ví dụ:

decision/dɪˈsɪʒən/   

attraction/əˈtrækʃ(ə)n/  

librarian/laɪˈbreərɪən/   

experience/ɪksˈpɪərɪəns/   

IV. Trọng âm động từ, tính từ 3 âm tiết

1. Trọng âm rơi vào âm tiết cuối khi:

- Âm tiết cuối có nguyên âm đôi.

Ex:

entertain/entəˈteɪn/  

volunteer /ˌvɑːlənˈtɪr/   

-  Âm tiết cuối có nguyên âm dài.

Ex:  introduce /ˌɪntrəˈdjuːs/   

- Âm tiết cuối kết thúc bằng nhiều hơn một phụ âm.

Ex:

correspond/ ˌkɒrəˈspɒnd/   

comprehend/ ˌkɒmprɪˈhend/   

2. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai khi:

Âm tiết cuối có 1 nguyên âm ngắn và kết thúc bằng một phụ âm.

Ex:

establish/ɪˈstæblɪʃ/  

exhibit/ɪɡˈzɪbɪt/   

3. Trọng âm rơi vào âm tiết đầu khi:

Âm tiết đầu và âm tiết giữa có nguyên âm ngắn.

Ex: similar/ˈsɪmələr/  

Lưu ý:

Những từ tận cùng đuôi –ate/eit/, ise/aiz/; ice/ais/ thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu.

Ex:

communicate /kəˈmjuːnɪkeɪt/   

organize/ˈɔːgənaɪz/  

V. Trọng âm của từ nhiều hơn 3 âm tiết

Từ phức tạp (complex words) được chia thành hai loại : từ tiếp ngữ (là những từ được tạo thành từ từ gốc thêm tiền tố hoặc hậu tố) và từ ghép (là những từ do hai hay nhiều từ ghép lại thành, ví dụ như armchair...)

1. Từ thêm hậu tố

a. Hậu tố nhận trọng âm

Từ có tận cùng là các đuôi -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain có trọng âm rơi chính nó

_ain (chỉ dành cho động từ) như entertain, ascertain…

_ee:  employee, refugee…

_eer: volunteer, mountaineer…

_ese: journalese, Portugese…

_ette: cigarette, launderette…

_esque:  picturesque, unique…

 

b. Hậu tố không ảnh hưởng vị trí trọng âm

Những hậu tố sau đây, khi nằm trong từ gốc thì không ảnh hưởng vị trí trọng âm của từ gốc đó, trọng âm chính của từ gốc không thay đổi. 

_able: comfortable, reliable....

_age: anchorage...

_ al: refusal

_en: widen

_ful: beautifful ...

_ing: amazing ...

_like: birdlike ...

_less: powerless ...

 

_ly: lovely, huriedly....

_ment: punishment...

_ness: happpiness

_ous: dangerous

_fy: glorify

_wise: otherwise

_y (tính từ hay danh từ) : funny

 

c. Hậu tố giúp xác định trọng âm

Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ety, – ity, – ion,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum, thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó.

Ví dụ: nation /ˈneɪʃn/, celebrity /səˈlebrəti/, linguistic /lɪŋˈɡwɪstɪk/, foolish /ˈfuːlɪʃ/, entrance /ˈentrəns/, musician /mjuˈzɪʃn/

 

2. Từ thêm tiền tố

Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm (un–, il–, en–, dis–, im–, ir–, re–,...)

Ví dụ: uncover /ʌnˈkʌvər/, endanger /ɪnˈdeɪndʒər/, impossible /ɪmˈpɑːsəbl/, disagree /ˌdɪsəˈɡriː/…

Ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…

 

3. Từ ghép

_ Đối với từ ghép gồm hai loại danh từ thì nhấn vào âm tiết đầu : typewriter; suitcase; teacup; sunrise…

_ Đối với từ ghép có tính từ ở đầu, còn cuối là từ kết thúc bằng _ed, nhấn vào âm tiết đầu của từ cuối: bad-tempered…

_ Đối với từ ghép có tiếng đầu là con số thì nhấn vào tiếng sau: three-wheeler…

_Từ ghép đóng vai trò là trạng ngữ thì nhấn vần sau: down-steam…

_Từ ghép đóng vai trò là động từ nhưng tiếng đầu là trạng ngữ thì ta nhấn âm sau: down-grade, ill-treat…