Một máy chiếu sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm tạo ảnh thật trên màn có diện tích gấp 400 lần diện tích vật. Thấu kính cách vật và màn bao nhiêu cm?
+ Gọi k là số phóng đại ảnh của thấu kính; \({S_v} = {\rm{ }}a{\rm{ }}x{\rm{ }}b\) là diện tích vật; \({S_a} = {\rm{ }}a'{\rm{ }}x{\rm{ }}b'\) là diện tích ảnh trên màn.
+ Theo định nghĩa: \(a'{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| k \right|a;{\rm{ }}b'{\rm{ }} = {\rm{ }}\left| k \right|b\)
\( \to {S_a} = {k^2}\left( {a{\rm{ }}x{\rm{ }}b} \right) = {k^2}{S_v} \to \left| k \right| = \sqrt {\frac{{{S_a}}}{{{S_v}}}} \)
+ Thay số, lưu ý ảnh thật ngược chiều với vật, ta được k = - 20.
+ Vận dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) và \(k = - \frac{{d'}}{d}\)
\( \to d = \frac{{f\left( {k - 1} \right)}}{k}\)
Thay số, được d = 10,5 cm; d' = 210 cm
Một chiếc phông hình tròn, đường kính 210 cm được chiếu sáng vào buổi tối. Để tạo độ sáng dịu trên phông, một học sinh đã lắp trước đèn, cách đèn 3 cm một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 5 cm, đường kính 10 cm. Coi đèn là nguồn sáng điểm. Vị trí đặt thấu kính thế nào để ánh sáng qua thấu kính chiếu vừa vặn vào phông?
+ Thấu kính phân kỳ tạo ảnh ảo của đèn, ảnh này gần thấu kính hơn đèn.
+ Ánh sáng từ đèn truyền qua thấu kính đến màn coi như phát ra từ ảnh của đèn tạo bởi thấu kính.
+ Đường truyền ánh sáng đến màn được thể hiện như hình vẽ.
+ Ta có tam giác S'MN đồng dạng với tam giác S'PQ:
\(\frac{{MN}}{{PQ}} = \frac{{|d'| + OH}}{{|d'|}}\)
Thay số, ta được:
\(OH{\rm{ }} = {\rm{ }}20\left| {d'} \right|\) (1)
+ Theo công thức xác định vị trí ảnh:
\(d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{3.( - 5)}}{{3 + 5}} = - \frac{{15}}{8}cm\) (2)
Từ (1) và (2), ta được: \(OH{\rm{ }} = {\rm{ }}37,5{\rm{ }}cm\)
Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính \({L_1}\) có tiêu cự \({f_1} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\), thấu kính \({L_2}\) có tiêu cự \({f_2} = - {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\). Khoảng cách giữa hai kính là \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }}cm\). Phía ngoài hệ, trước \({L_1}\) có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách \({L_1}\) \(15cm\). Ảnh cuối cùng qua hệ là
+ Qua \({L_1}\) vật \(AB\) có ảnh \({A_1}{B_1}\) cách \({L_1}\) là:
\({d_1}' = \dfrac{{{d_1}{f_1}}}{{{d_1} - {f_1}}} = \dfrac{{15.10}}{{15 - 10}} = 30cm\)
Số phóng đại \({k_1} = - \dfrac{{{d_1}'}}{{{d_1}}} = - \dfrac{{30}}{{15}} = - 2\).
+ Hình vẽ cho thấy, \({A_1}{B_1}\) cách thấu kính \({L_2}\) một đoạn:
\({d_2} = {\rm{ }}a{\rm{ }} - {d_1}'{\rm{ }} = {\rm{ }}40{\rm{ }} - {\rm{ }}30{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}cm\)
+ Ánh sáng truyền qua \({L_1}\) hội tụ tại \({A_1}{B_1}\) rồi lại truyền tiếp tới \({L_2}\).
Do vậy \({A_1}{B_1}\) lại là vật sáng đối với \({L_2}\)
+ Vận dụng công thức thấu kính với \({L_2}\), ta được:
\({d_2}' = \dfrac{{{d_2}{f_2}}}{{{d_2} - {f_2}}} = \dfrac{{10.( - 10)}}{{10 + 10}} = - 5cm\)
\({k_2} = - \dfrac{{{d_2}'}}{{{d_2}}} = \dfrac{1}{2}\)
+ Số phóng đại ảnh của hệ thấu kính:
\(k = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {AB} }} = \dfrac{{\overline {{A_2}{B_2}} }}{{\overline {{A_1}{B_1}} }}.\dfrac{{\overline {{A_1}{B_1}} }}{{\overline {AB} }} = {k_2}.{k_1}\)
\(k = - 1\)
+ Vậy ảnh cuối cùng của hệ là ảnh ảo, cao bằng vật, ngược chiều với vật, cách \({L_2}\) một đoạn \(5cm\)
Trong hình vẽ bên, S’ là ảnh của một điểm sáng S qua một thấu kình có trục chính xx’. Nhận xét nào sau đây sai?
Áp dụng đường truyền của tia sáng qua quang tâm
\( \Rightarrow \) Giao điểm của đường thẳng SS’ với xx’ là quang tâm O
\( \Rightarrow \) Ảnh S’ là ảnh thật và thấu kính trên là thấu kính hội tụ
=> Phương án B - sai
Đặt vật AB cao 2 cm trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm, cách thấu kính một khoảng 12cm thì ta thu được
Áp dụng công thức thấu kính ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\\
k = - \frac{{d'}}{d}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
d' = \frac{{df}}{{d - f}}\\
k = \frac{{A'B'}}{{AB}} = - \frac{{d'}}{d}
\end{array} \right.\\
\Leftarrow \left\{ \begin{array}{l}
d' = \frac{{12.( - 12)}}{{12 - ( - 12)}} = - 6cm\\
k = - \frac{{ - 6}}{{12}} = \frac{1}{2} \Rightarrow A'B' = 2.\frac{1}{2} = 1cm
\end{array} \right.
\end{array}\)
Vậy ảnh thu được là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cao 1cm.
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính qua thấu kính cho ảnh ngược chiều cao gấp 3 lần vật và cách nó \(80cm\). Tiêu cự của thấu kính là
Ảnh ngược chiều cao gấp ba lần vật:
\(k = - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - 3 \Rightarrow d' = 3d\,\,\,\left( 1 \right)\)
Ảnh cách vật 80cm: \(d + d' = 80cm\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}d' = 3d\\d + d' = 80cm\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d = 20cm\\d' = 60cm\end{array} \right.\)
Áp dụng công thức thấu kính ta có:
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{60}} = \dfrac{1}{{15}} \Rightarrow f = 15cm\)
Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A đặt gần trục chính, trước thấu kính. A' là ảnh của A qua thấu kính (hình bên). Tiêu cự của thấu kính là
Từ đồ thị ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}d + d' = - 20\\k = - \dfrac{{d'}}{d} = \dfrac{5}{3} \Leftrightarrow 5d + 3d' = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d = 30cm\\d' = - 50cm\end{array} \right.\)
Tiêu cự của thấu kính được xác định bởi công thức:
\(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{{30}} + \dfrac{1}{{\left( { - 50} \right)}} = \dfrac{1}{{75}} \Rightarrow f = 75cm\)
Một vật phẳng nhỏ \(AB\) đặt trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật cách thấu kính \(60cm\). Nếu thay thấy kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng vào chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của \(AB\) sẽ nằm cách thấu kính \(12cm\). Tiêu cự của thấu kính hội tụ là
Gọi \(d\) là khoảng cách từ vật đến thấu kính
\({d_1}'\) là khoảng cách từ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ đến thấu kính
\({d_2}'\) là khoảng cách từ ảnh của vật qua thấu kính phân kì đến thấu kính
Ta có:
+ Khi dùng thấu kính hội tụ: \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{{d_1}'}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{60}}\) (1)
+ Khi dùng thấu kính phân kì: \(\dfrac{1}{{ - f}} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{{d_2}'}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{ - f}} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{ - 12}}\) (2)
Lấy \(\left( 1 \right) - \left( 2 \right)\) ta được:
\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{f} = \dfrac{1}{{60}} + \dfrac{1}{{12}}\\ \Rightarrow f = 20cm\end{array}\)
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật 40 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Tiêu cự của kính: f = 30cm
Công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f}\)
Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật là 40cm. Ta có:
\(\left| {d + d'} \right| = 40cm \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}d + d' = 40cm\\d + d' = - 40cm\end{array} \right.\)
TH1: \(d + d' = 40cm \Rightarrow d' = 40 - d\)
Thay vào công thức thấu kính ta có:
\(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{40 - d}} = \dfrac{1}{{30}} \Rightarrow d = - 30cm\,\,\left( {loai} \right)\)
TH2: \(d + d' = - 40cm \Rightarrow d' = - 40 - d\)
Thay vào công thức thấu kính ta có:
\(\dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{40 + d}} = \dfrac{1}{{30}} \Rightarrow d = 20cm\,\,\left( {t/m} \right)\)
Khoảng cách từ AB đến thấu kính có giá trị gần nhất với giá trị 26cm.
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Khoảng cách từ ảnh A’B’ đến AB là:
Hướng dẫn giải:
Ta có:
+ Tiêu cự của thấu kính: \(f = \frac{1}{D} = \frac{1}{2} = 0,5m = 50cm\)
+ \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{25.50}}{{25 - 50}} = - 50cm\)
+ Khoảng cách vật ảnh: \(L = \left| {d + d'} \right| = \left| {25 - 50} \right| = 25cm\)
Đặt vật AB trước thấu kính phân kì, ta được ảnh A’B’. Đưa vật ra xa thấu kính thêm 30 cm thì ảnh tịnh tiến 1 cm. Ảnh trước cao gấp 1,2 lần sau. Tiêu cự của thấu kính là
Ta có công thức thấu kính: \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f} \Rightarrow d' = \dfrac{{df}}{{d - f}}\)
Độ phóng đại của ảnh ban đầu là: \({k_1} = \dfrac{f}{{f - {d_1}}}\)
Nhận xét: thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, ảnh dịch chuyển cùng chiều với vật, ta có:
\({d_2}' = {d_1}' - 1\)
Dịch chuyển vật ra xa thấu kính, độ phóng đại của ảnh là:
\({k_2} = \dfrac{f}{{f - {d_2}}} = \dfrac{f}{{f - \left( {{d_1} + 30} \right)}}\)
Ảnh trước cao gấp 1,2 lần ảnh sau, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = 1,2 \Rightarrow \dfrac{{f - \left( {{d_1} + 30} \right)}}{{f - {d_1}}} = 1,2 \Rightarrow f - {d_1} - 30 = 1,2f - 1,2{d_1}\\ \Rightarrow 0,2{d_1} = 0,2f + 30 \Rightarrow {d_1} = f + 150 \Rightarrow {d_1} - f = 150\,\,\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow {d_1}' = \dfrac{{{d_1}f}}{{{d_1} - f}} = = \dfrac{{f.\left( {f + 150} \right)}}{{150}}\end{array}\)
Lại có: \({d_2}' = {d_1}' - 1 = \dfrac{{{d_2}f}}{{{d_2} - f}} = \dfrac{{f\left( {{d_1} + 30} \right)}}{{{d_1} + 30 - f}} = \dfrac{{f\left( {f + 180} \right)}}{{180}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{f.\left( {f + 150} \right)}}{{150}} - 1 = \dfrac{{f\left( {f + 180} \right)}}{{180}}\\ \Rightarrow 6f\left( {f + 150} \right) - 900 = 5f\left( {f + 180} \right)\\ \Rightarrow {f^2} - 900 = 0 \Rightarrow f = \pm 30\,\,\left( {cm} \right) \Rightarrow f = - 30\,\,\left( {cm} \right)\end{array}\)
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Khoảng cách ngắn nhất giữa vật thật và ảnh thật qua thấu kính là
Ta có công thức thấu kính:
\(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f} \Rightarrow d' = \dfrac{{df}}{{d - f}}\)
Khoảng cách giữa vật thật và ảnh thật là:
\(\begin{array}{l}L = d + d' = d + \dfrac{{df}}{{d - f}} = \dfrac{{{d^2}}}{{d - f}} = \dfrac{{\left( {{d^2} - 2df + {f^2}} \right) + \left( {2df - 2{f^2}} \right) + {f^2}}}{{d - f}}\\ \Rightarrow L = \dfrac{{{{\left( {d - f} \right)}^2} + 2f\left( {d - f} \right) + {f^2}}}{{d - f}} = \left( {d - f} \right) + \dfrac{{{f^2}}}{{d - f}} + 2f\end{array}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(\begin{array}{l}\left( {d - f} \right) + \dfrac{{{f^2}}}{{d - f}} \ge 2\sqrt {\left( {d - f} \right).\dfrac{{{f^2}}}{{d - f}}} = 2f\\ \Rightarrow {L_{\min }} = 4f \Leftrightarrow \left( {d - f} \right) = \dfrac{{{f^2}}}{{d - f}} \Rightarrow d - f = f \Rightarrow d = 2f\end{array}\)