Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
ξ = 6V, r = 1\(\Omega \), R1 = 0,8\(\Omega \), R2 = 2\(\Omega \), R3 = 3\(\Omega \).
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\(\dfrac{1}{{{R_{23}}}} = \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}} \to {R_{23}} = \dfrac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
- Điện trở tương đương mạch ngoài: Rtđ = R1 + R23 = 0,8 + 1,2 = 2\(\Omega \).
+ Cường độ dòng điện qua mạch chính I:
\(I = \dfrac{E}{{{R_{t{\rm{d}}}} + r}} = \dfrac{6}{{2 + 1}} = {\rm{ }}2A.\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó: E = 1,2 V, r = 0,1\(\Omega \), R1 = R3 = 2\(\Omega \). R2 = R4 = 4\(\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
Ta có:
+ Mạch ngoài gồm: R4 nt (R3// (R1 nt R2))
R12 = R1 + R2 = 2 + 4 = 6$\Omega $
- Điện trở đoạn MN là:
\({R_{MN}} = \frac{{{R_3}{R_{12}}}}{{{R_3} + {R_{12}}}}{\rm{ = }}1,5\Omega .\)
- Điện trở tương đương của mạch ngoài: R = R4 +RMN = 4 + 1,5 = 5,5$\Omega $
- Dòng điện qua mạch chính:
\(I{\rm{ }} = \frac{E}{{R + r}} = \frac{{1,2}}{{5,5 + 0,1}} = \frac{3}{{14}}{\rm{ }}A.\)
- Hiệu điện thế giữa M, N :
\({U_{MN}} = I.{R_{MN}} = \frac{3}{{14}}.1,5 = \frac{9}{{28}}V\) .
- Cường độ dòng điện qua R2:
\({I_2} = \frac{{{U_{MN}}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{\frac{9}{{28}}}}{6} = \frac{3}{{56}}A\)
- Hiệu điện thế giữa A,N:
\({U_{AN}} = {I_2}.{R_2} = \frac{3}{{56}}.4 = \frac{3}{{14}}V\)
- Hiệu điện thế giữa N và B:
\({U_{NB}} = I.{R_4} = \frac{3}{{14}}.4 = \frac{6}{7}V\) .
- Hiệu điện thế giữa A và B :
\({U_{AB}} = {\rm{ }}{U_{AN}} + {\rm{ }}{U_{NB}} = \frac{3}{{14}} + \frac{6}{7} = 1,07V\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở trong của nguồn điện bằng
Ta có:
+ Khi k mở, vôn kế chỉ giá trị của suất điện động của nguồn:
Vì : UV = E - I.r có I = 0, vậy E = 6V.
+ Khi k đóng, vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện:
\({U_V} = E\; - {\rm{ }}I.r\; \to r = \frac{{E - {U_V}}}{I} = \frac{{6 - 5,6}}{2} = 0,2\Omega \)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R2 = 2\(\Omega \),R3 = 3\(\Omega \). Khi K mở, vôn kế chỉ 6V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6V và ampe kế chỉ 2A.
Điện trở R1 có giá trị là:
Ta có:
+ Khi k mở, vôn kế chỉ giá trị của suất điện động của nguồn:
Vì : UV = E - I.r có I = 0, vậy E = 6V.
+ Khi k đóng, vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện:
Theo định luật Ôm, ta có:
\(I{\rm{ }} = \frac{{{U_V}}}{{{R_{td}}}} \to {R_{td}} = \frac{{{U_V}}}{I} = 2,8\Omega \).
Mạch ngoài gồm: R1 nt (R2 // R3)
\({R_{23}} = \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \frac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2\Omega \)
R1 = Rtđ – R12 = 2,8 - 1,2 = 1,6\(\Omega \).
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, E = 1,5 V, r = 0,25\(\Omega \), R1 = 12\(\Omega \), R2 = 1\(\Omega \), R3 = 8\(\Omega \), R4 = 4\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua R1 là 0,24 A.
Suất điện động và điện trở trong bộ nguồn là?
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : Eb = m.E = 4E = 4.1,5 = 6V
- Điện trở trong bộ nguồn :
\(\;{r_b} = \frac{{m.r}}{n} = \frac{{4.0,25}}{2} = 0,5\Omega \).
Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết, \(E = 1,5 V\), \(r = 0,25\Omega \), \(R_1= 12\Omega \), \(R_2= 1\Omega \), \(R_3= 8\Omega \), \(R_4= 4\Omega \). Cường độ dòng điện qua \(R_1\) là \(0,24 A\).
Hiệu điện thế \(U_{AB}\) là?
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : \(E_b= m.E = 4E = 4.1,5 = 6V\)
- Điện trở trong bộ nguồn : \(\;{r_b} = \dfrac{{m.r}}{n} = \dfrac{{4.0,25}}{2} = 0,5\Omega \).
- \(I_1 = I_3 = 0,24A\)
\( \to {U_{13}} = {U_1} + {U_3} = {I_1}{R_1} + {I_3}{R_3} = 0,24(12 + 8) = 4,8V\)
- \(U_{AB}= U_{24}=U_{13}=4,8V\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết: E = 1,5 V, r = 1\(\Omega \), R = 6\(\Omega \). Cường độ dòng điện qua mạch chính là?
Ta có:
- Suất điện động bộ nguồn : Eb = 2E + 3E = 5E = 5.1,5 = 7,5V
- Điện trở trong bộ nguồn :
\(\;{r_b} = \dfrac{{2.r}}{2} + 3{\rm{r}} = 4{\rm{r}} = 4.1 = 4\Omega \).
Cường độ dòng điện trong mạch chính :
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{{7,5}}{{6 + 4}} = 0,75A\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết, E1 = 20V, r1 = 4\(\Omega \), E2 = 12V, r2 = 2\(\Omega \), R1 = 2\(\Omega \),R2 = 3\(\Omega \), C = 5μF.
Điện tích của tụ C là:
- Giả sử dòng điện có chiều như hình vẽ
Ta có:
\(\begin{array}{l}{I_1} = \,\frac{{{U_{NM}} + {E_1}}}{{{r_1}}}\, = \,\frac{{{E_1} - {U_{MN}}}}{{{r_1}}}\\{I_2}\, = \,\frac{{{U_{NM}} + {E_2}}}{{{r_2}}}\, = \,\frac{{{E_2} - {U_{MN}}}}{{r_2^{}}}\\{I_3} = \,\frac{{{U_{MN}}}}{{{R_1} + {R_2}}}\end{array}\)
Tại M ta có; I3 = I1 + I2.
Gọi UMN = U ta có:
\(\frac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\, = \,\frac{{{E_1} - U}}{{{r_1}}}\, + \,\frac{{{E_2} - U}}{{{r_2}}}\)
Giải phương trình này ta được U = 11,58V.
Suy ra : I1 = 2,1A
I2 = 0,2A
I3 = 2,3A.
- Vậy chiều dòng điện là đúng với chiều thật của đã chọn.
UR2 = I3.R2 = 6,9V.
- Điện tích của tụ C là: Q = C.UR2 = 5. 6,9 = 34,5μC
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5\Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \dfrac{\xi }{{r + R}} = \dfrac{{1,5}}{{0,5 + 2,5}} = 0,5A\)
Cho mạch điện như hình bên. Biết \({\xi _1} = 3{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_1} = 1{\rm{ }}\Omega ;{\rm{ }}{\xi _2} = 6{\rm{ }}V;{\rm{ }}{r_2} = 1\Omega ;{\rm{ }}R = 2,5{\rm{ }}\Omega \). Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta có:
\(I = \dfrac{\xi }{{{r_b} + {R_b}}} = \dfrac{{{\xi _1} + {\xi _2}}}{{{r_1} + {r_2} + R}} = \dfrac{{3 + 6}}{{1 + 1 + 2,5}} = 2A\)
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(3 V\), điện trở trong bằng \(1 Ω\) và mạch ngoài là một điện trở \(R = 2 Ω\). Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
+ Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là:
\({U_{1pin}} = {E_1} - {\rm{I}}{{\rm{r}}_1} = 3 - \dfrac{{\overbrace {2{E_1}}^{{E_b}}}}{{R + \underbrace {2r}_{{r_b}}}}.{r_1} = 3 - \left( {\dfrac{6}{4}} \right).1 = 1,5(V)\)
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
\(I = \dfrac{{{E_b}}}{{r + R}} = \dfrac{6}{{1 + 2}} = 2A\)
Hiệu điện thế hai cực của mỗi pin:
\(U = E - I.r = 3 - 1.2 = {1_{}}V\)
Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E = 12\,\,V;\,\,r = 1\,\,\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi \(\left( {6V - 6W} \right)\) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{6}{6} = 1\,\,\left( A \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I = \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}}\)
Để đèn sáng bình thường, ta có:
\(I = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{E}{{R + {R_d} + r}} = {I_{dm}} \Rightarrow \dfrac{{12}}{{R + 6 + 1}} = 1 \Rightarrow R = 5\,\,\left( \Omega \right)\)
Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là
Ban đầu: \(I = \dfrac{E}{{R + r}} = \dfrac{E}{{r + r}} = \dfrac{E}{{2r}}\,\,\left( 1 \right)\)
Sau đó: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = 3E\\{r_b} = 3r\end{array} \right. \Rightarrow I' = \dfrac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \dfrac{{3E}}{{r + 3r}} = \dfrac{{3E}}{{4r}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Lấy (2) chia (1): \(\dfrac{{I'}}{I} = \dfrac{{\dfrac{{3E}}{{4r}}}}{{\dfrac{E}{{2r}}}}\, = 1,5 \Rightarrow I' = 1,5I\)
Có n acquy (E,r) giống nhau nối với điện trở mạch ngoài R. Tìm điều kiện để cường độ dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau.
Cách giải:
- Khi n acquy nối tiếp, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = nE\\{r_b} = nr\end{array} \right. \Rightarrow I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{nE}}{{R + nr}}\,\,\,\left( 1 \right)\)
- Khi n acquy song song, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \frac{r}{n}\end{array} \right. \Rightarrow I' = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{E}{{R + \frac{r}{n}}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
- Để dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau thì:
\(I = I' \Leftrightarrow \frac{{nE}}{{R + nr}} = \frac{E}{{R + \frac{r}{n}}}\,\,\, \Leftrightarrow nR + r = R + nR \Rightarrow R = r\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính hiệu điện thế : UAC và UBC
Cách giải:
Giả sử dòng điện mạch có chiều từ A đến B. Hiệu điện thế giữa hai đầu A và B là:
\({U_{AB}} = - {E_1} + {E_2} + I\left( {R + {r_1} + {r_2}} \right) \Rightarrow I = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 8 - 4}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = \frac{1}{3}A\)
Vì I > 0 nên chiều dòng điện đã chọn từ A đến B là chiều đúng
Áp dụng định luật Ôm cho các đoạn mạch AC và CB ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_{AC}} = I.{r_1} - {E_1} = \frac{1}{3}.1,2 - 8 = - 7,6V\\{U_{CB}} = I.\left( {R + {r_2}} \right) + {E_2} = \frac{1}{3}.\left( {28,4 + 0,4} \right) + 4 = 13,6V\end{array} \right.\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4 V; r2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V.
Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.
Cách giải:
Giả sử dòng điện mạch có chiều từ A đến B. Hiệu điện thế giữa hai đầu A và B là:
\({U_{AB}} = - {E_1} + {E_2} + I\left( {R + {r_1} + {r_2}} \right) \Rightarrow I = \frac{{{U_{AB}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 8 - 4}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = \frac{1}{3}A\)
Vì I > 0 nên chiều dòng điện đã chọn từ A đến B là chiều đúng
Có 3 điện trở R1, R2, R3. Nếu mắc nối tiếp 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch là 1 A; nếu mắc song song 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là 9 A; nếu mắc (R1//R2) nt R3, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là
Khi mắc nối tiếp 3 điện trở, cường độ dòng điện trong mạch là:
\({{I}_{nt}}=\frac{U}{{{R}_{nt}}}=\frac{U}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}\Rightarrow {{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{R}_{3}}=\frac{U}{{{I}_{nt}}}=\frac{9}{1}=9\)
Khi mắc song song 3 điện trở, cường độ dòng điện trong mạch là:
\(\begin{gathered}
{I_{//}} = \frac{U}{{{R_{//}}}} = U.\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right) \hfill \\
\Rightarrow \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{U}{{{I_{//}}}} = \frac{9}{9} = 1 \hfill \\
\end{gathered} \)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(\begin{gathered}
\left\{ \begin{gathered}
{R_1} + {R_2} + {R_3} \geqslant 3\sqrt[3]{{{R_1}{R_2}{R_3}}} \hfill \\
\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} \geqslant 3\sqrt[3]{{\frac{1}{{{R_1}{R_2}{R_3}}}}} \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\Rightarrow \left( {{R_1} + {R_2} + {R_3}} \right).\left( {\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}} \right) \geqslant 9 \hfill \\
\end{gathered} \)
(dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow {{R}_{1}}={{R}_{2}}={{R}_{3}}=3\,\,\Omega \))
Nếu mắc (R1//R2) nt R3, điện trở tương đương của mạch là:
\(R=\frac{{{R}_{1}}{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}+{{R}_{3}}=\frac{3.3}{3+3}+3=4,5\,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện khi đó là: \(I=\frac{U}{R}=\frac{9}{4,5}=2\,\,\left( A \right)\)
Hai pin được ghép với nhau theo các sơ đồ ở hình vẽ. Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Biết hai pin ghép nối tiếp có cùng suất điện động và điện trở trong r1 và r2 khác nhau.
Cách giải:
Chọn chiều dòng điện như hình vẽ:
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{AB}} = E - I.{r_1}\\{U_{AB}} = - E + I.{r_2}\end{array} \right. \Rightarrow I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}}\,\)
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa E, r1 ta có:
\({U_{AB}} = E - I.{r_1} = E - \frac{{2E{r_1}}}{{{r_1} + {r_2}}} = \frac{{E.\left( {{r_1} + {r_2}} \right) - 2E{r_1}}}{{{r_1} + {r_2}}} = \frac{{E.\left( {{r_2} - {r_1}} \right)}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có:
Ghép song song n nguồn điện giống nhau suy ra:
\(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \dfrac{r}{n}\end{array} \right.\)