Giáo án Sinh học 6 Bài thực hành Quan sát biến dạng của rễ
THỰC HÀNH - QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Quan sát phân biệt được các loại biến dạng của rễ, đặc điểm các loại biến dạng của rễ.
-Cũng cố kiến thức đã học ờ bài trước.
2. Kĩ năng:
-Có kỹ năng quan sát, sao sánh, đối chiếu.
-Thu thập thông tin.
3. Thái độ:
-Yêu thích bộ môn, tích cực hoọat động thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Một số loại rễ biến dạng: Khoai mì, trầu không, tầm gửi, bụt mọc, tơ hồng.
-Tranh phóng to hình 10.1, 10.2 SGK.
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Vật mẫu: các loại rễ biến dạng: Tầm gửi, bần, bụt mọc, trầu không...
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện kiểm tra 15 phút
3. Bài mới : THỰC HÀNH - QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA RỄ
Giới thiệu bài: Bài học hôm nay ta sẽ thực hành quan sát các loại biến dạng của rễ để ta có thể phân biệt được chúng và hiểu rõ chức năng từng loại rễ biến dạng đó.
Phát triển bài:
Yêu cầu của bài thực hành:
-GV kiểm tra:
+ Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.
-GV yêu cầu:
+ Phân biệt được các loại biến dạng của rễ.
+ Biết được chức năng của chúng.
+ Các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn, ghi chép các ý kiến trong nhóm để báo cáo.
-GV phát dụng cụ: Mỗi nhóm 1 kính lúp quan sát.
- GV phân công: Mỗi nhóm làm độc lập, ghi chép rõ ràng.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị và đồng thời gv quan sát. - Yêu cầu HS nhắc lại có mấy loại biến dạng của rễ. - Yêu cầu học sinh chia các mẫu vật đã chuẩn bị thành 4 nhóm mà HS vừa trả lời. - Hỏi: Các nhóm hãy cho biết đặc điểm của các loại rễ đó. - GV: Gọi nhóm khác bổ xung. - GV: Nhận xét – kết luận. |
- HS báo cáo, đặt mẫu vật lên để gv kiểm tra. - Trả lời: Có 4 loại. - HS chia các rễ biến dạng thành 4 nhóm. - Các nhóm thảo luận trả lời: + Rễ củ: Phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. + Rễ móc: Rễ mọc từ thân, cành giúp cây leo lên + Rễ thở: Rễ mọc ngược lên, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất (hô hấp) + Rễ giác mút: ký sinh vào cây khác. Lấy thức ăn từ cây chủ. - Nhóm bổ xung: Đúng - HS: Nghe giảng |
1. Quan sát một số biến dạng của rễ. |
- Yêu cầu HS nêu từng loại biến dạng của rễ có những cây gì? - GV: Nhận xét |
- Trả lời: + Rễ củ: Cà rốt, khoai + R. Móc: Trầu không, hồ tiêu + R.thở: Bần, mắm, bụt mọc + R.Giác mút: Tầm gửi, tơ hồng - Nghe |
2. Nhận biết biến dạng của rễ. + Rễ củ: Cà rốt, sắn + Rễ móc: Trầu không. + Rễ thở: Bụt mọc, bần. + Rễ giác mút: Tầm gửi |
4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- HS tự nhận xét trong nhóm công việc quan sát mẫu vật.
- GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả).
-Phần cuối: Vệ sinh lớp học.
5. DẶN DÒ:
-Soạn bài tiếp theo, vẽ hình 7.4 vào vở học.
-Chuẩn bị một số loại cành của cây: dâm bụt, rau má, rau đay, cỏ mần trầu, ngọn mồng tơi...
-Kẽ bảng trang 45 vào vở bài tập.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ 1
Câu hỏi |
Đáp án |
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của thực vật? (3đ) |
Câu 1: + Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản. (1,0đ) + Không có khả năng di chuyển. (1,0đ) + Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài. (1,0đ) |
Câu 2: Nêu cách sử dụng kính hiển vi? (3đ) |
Câu 2: Cách sử dụng: + Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. (1,0đ) + Bước 2: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. (1,0đ) + Bước 3:Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật. (1,0đ) |
Câu 3: Rễ có mấy miền? Nêu chức năng của từng miền? (4đ) |
Câu 3: Rễ có 4 miền chính + Miền trưởng thành: có các mạch dẫn dẫn truyền. (1,0đ) + Miền hút: có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng. (1,0đ) + Miền sinh trưởng: có các tết bào phân chia làm cho rễ dài ra. (1,0đ) + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. (1,0đ) |
ĐỀ 2
Câu hỏi |
Đáp án |
Câu 1: Cơ thể thực vật có hoa gồm mấy loại cơ quan? Nêu rõ loại cơ quan đó? (3đ) |
Câu 1: Gồm 2 loại cơ quan + Cơ quan sinh dưỡng gồm: Rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng.(1,5đ) + Cơ quan sinh sản gồm: Hoa, quả, hạt có chức năng duy trì và phát triễn giống nòi. |
Câu 2: Mô là gì?Kể tên 3 loại mô của thực vật (3đ) |
Câu 2: + Mô là nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện chức năng riêng.(1,5đ) + Mô phân sinh ngọn, mô mền, mô nâng đỡ. (1,5đ) |
Câu 3: Kể tên các loại biến dạng của rễ và nêu chức năng của chúng? (4đ) |
Câu 3: + Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. (1,0đ) + Rễ móc: Giúp cây leo lên(1,0đ) + Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất (hô hấp) (1,0đ) + Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (1,0đ) |