Giáo án Sinh học 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật – Mẫu giáo án số 1

Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-HS Hiểu được đặc điểm chung của thực vật.

-Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.

-Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.

-Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.

2. Kĩ năng:

-Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

-Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

-Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏ.

-Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.

-Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ chúng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước…

- Bảng phụ phần 2.

- Chuẩn bị 1 số mẫu vật có cả rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Thu thập tranh, ảnh cây có hoa, không có hoa, cây lâu năm, cây 1 năm.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Chuẩn bị bài trước ở nhà.

- Kẻ bảng phần 2 vào vở bài tập, một số tranh ảnh sưu tầm.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhiệm vụ của sinh học là gì?

- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Có phải tất cả các loài thực vật đếu có hoa hay không? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: đặc điểm chung của thực vật.

-sự đa dạng phong phú của thực vật.

-phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.

-Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

1: Đặt điểm chung của thực vật:- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh.

Hướng dẫn HS chú ý:

+ Nơi sống của thực vật

+ Tên thực vật

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi ở tr.11 SGK.(GV dẫn dắt HS thảo luận )

- GV gọi đại diện cho nhóm trình bày, rồi các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, tiểu kết:

+ Thực vật sống khắp nơi trên Trái đất, có mặt ở tất cả các miền khí hậu từ hàn đới đến ôn đới và phong phú nhất là vùng nhiệt đới, các dạng địa hình từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả sa mạc khô cằn cũng có thực vật.

+ Thực vật sống trong nước, trên mặt nước, trên mặt đất.

+ Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.

- GV cho HS ghi bài.

- GV gọi HS đọc thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam.

1: Đặt điểm chung của thực vật:- HS quan sát hình 3.1à3.4 SGK tr.10 và các tranh ảnh mang theo.

- HS thảo luận trong nhóm đưa ý kiến thống nhất của nhóm.

- Đại diện nhóm trả lời.

* Thực vật sống hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất.

* Đồng bằng: Lúa, ngô , khoai

+ Đồi núi: Lim, thông, trắc

+ ao hồ: bèo, sen, lục bình

+ sa mạc: Sương rồng, cỏ lạc đà

* Thực vật nhiều ở miền đồng bằng, trung du…; ít ở miền Hàn đới hay Sa mạc.

* Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.

- HS lắng nghe phần trình bày của bạnàBổ sung (nếu cần).

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc thêm thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam.

I. Đặt điểm chung của thực vật:

1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật:

Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất. Chúng rất đa dạng và thích nghi với môi trường sống.

Như:

+ ở các miền khí hậu: Hàn đới (rêu); ôn đới(lúa mì, táo, lê); nhiệt đới(lúa, ngô, café)

+Các dạng địa hình: đồi núi (thông, lim);trung du(chè, sim); đồng bằng(lúa, ngô); sa mạc(X.rồng)

+ Các môi trường sống: nước, trên mặt đất.

- GV yêu cầu HS làm bài tập mục 6 tr.11 SGK.

- GV treo bảng phụ phần 2 và yêu cầu HS lên đánh đấu

– HS khác nhận xét bài làm.

- GV đưa ra một số hiệntượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:

+ Con chó khi đánh nó … vừa chạy vừa sủa; đánh vào cây cây vẫn đứng im …

+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ, một thời gian ngọn cong về chỗ sáng.

à Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật.

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

- HS kẻ bảng 6 tr.11 SGK vào vở, hoàn thành các nội dung.

- HS lên viết trên bảng của GV.

- HS khác nhận xét.

- HS nhận xét:

+ Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.

+ Thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường

- Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra đặc điểm chung của thực vật

- HS ghi bài vào vở.

2. Đặt điểm chung của thực vật.

+ Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản.

+ Không có khả năng di chuyển.

+ Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài.

HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Thực vật trên Trái Đất hiện có khoảng trên … loài.

A. 300 000      B. 1 000 000     C. 800 000      D. 300 000

Câu 2. Cây nào dưới đây thường mọc hoang ở vùng trung du ?

A. Cây sim     B. Cây quế     C. Cây xương rồng    D. Cây lá lốt

Câu 3. Nơi nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất ?

A. Rừng lá kim phương Bắc      B. Rừng lá rộng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới            D. Rừng ngập mặn ven biển

Câu 4. Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Xuất hiện bọt xốp màu trắng        B. Tua cuốn phát triển mạnh

C. Lá tiêu giảm                                D. Rễ phát triển theo chiều sâu

Câu 5. Đâu không phải là một trong những đặc điểm chung của thực vật ?

A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ

B. Chỉ sống ở môi trường trên cạn

C. Phần lớn không có khả năng di chuyển

D. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài

Câu 6. Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại ?

A. Cây vừng        B. Cây hồ tiêu       C. Cây khoai tây      D. Cây xấu hổ

Câu 7. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc ?

A. Sen, đậu ván, cà rốt.                 B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.

C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.     D. Mâm xôi, cà phê, đào.

Câu 8. Cho các đặc điểm sau :

1. Lớn lên      2. Sinh sản      3. Di chuyển      4. Tự tổng hợp chất hữu cơ

5. Phản ứng nhanh với các kích thích bên ngoài

Có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi loài thực vật ?

A. 3      B. 2     C. 4      D. 1

Câu 9. Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ?

A. Xà cừ       B. Mướp đắng      C. Dưa gang      D. Lạc

Câu 10. Thực vật ở nước ta rất phong phú, vậy vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng ?

A. Vì thực vật là nguồn thức ăn của nhiều động vật, góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong sinh giới.

B. Vì thực vật mang lại bóng râm, giúp điều hoà không khí thông qua việc làm mát và hấp thụ khí cacbônic, thải khí ôxi.

C. Vì thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cho hoạt động sống của con người.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

6. D

7. C

8. A

9. A

10. D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Thực vật của nuớc ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?

2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Trả lời:

- Vì hàng năm xảy ra các đợt lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... khiến cho lượng thực vật bị suy giảm nhiều

- Vì dân số ngày một tăng nên nhu cầu sử dụng thực vật trong đời sống ngày một tăng, nhiều loại thực vật bị khai thác quá mức có nguy cơ tuyệt chủng

- Ô nhiễm môi trường tăng cao nên càng phải trồng cây để chúng điều hòa không khí.

→ Cây xanh cũng đc ví như lá phổi xanh của chúng ta , và nếu ko có cây xanh sẽ ko còn khí oxi để thở con người sẽ ko thể sống đc .Vì vậy chúng ta cần phải trồng thêm nhiều cây xanh hơn và chung tay bảo vệ chúng

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật xung quanh nơi em ở

4. Hướng dẫn về nhà:

 Xem mục “ Em có biết ” trang 12.

 Hoàn thành bài tập vào tập,

 Các nhóm chuẩn bị: cây có hoa (nhỏ, có mang hoa): đậu, lúa, cải, …; cây không có hoa: rau bợ, bòng bong, ráng, …

- Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ, cây rau cải có hoa,...

Rút kinh nghiệm bài học:

Giáo án Sinh học 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật – Mẫu giáo án số 2

Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..;Bảng phụ. Một số mẫu cây sống trên cạn và mẫu cây sống dưới nước.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một vài loài thực vật mà em biết ? (3 phút)

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A.Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu HS nêu 1 số loài thực vật và đặc điểm của chúng mà em quan sát được.

B2: GV yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của thực vật.

B3: GV: Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Thực vật có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta và với thế giới sinh vật. Ta cùng xét.

- HS: Kể tên một số loài thục vật ở cuộc sống xung quanh.

- Chúng đều có màu xanh, không di chuyển được, tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- HS có thể trả lời đúng hoặc sai.

Năng lực quan sát, vận dụng kiến thức thực tiễn.

B.Hình thành kiến thức ( 30 phút)

Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những đặc điểm chung của thực vật để phân biệt thực vật với các loài khác.

HĐ1: Sự phong phú đa dạng của thực vật (18’)

Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.

B1: GV giới thiệu tranh :

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và:

Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức.

B2: GV chia hoạt động nhóm 4 người

B3: Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.

B4: GV kiểm tra có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung.

- GV chốt kiến thức về sự đa dạng của thực vật.

- TV sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở các miền khí hậu khác nhau đều có những loài thực vật thích hợp sống thể hiện sự thích nghi cao với môi trường.TV ở miền nhiệt đới phong phú nhất.

- Thực vật rất đa dạng và phong phú, vậy em hãy kể tên một số vai trò của thực vật mà em biết ?

GV gợi ý : Đối với tự nhiên, đối với con người, và đối với động vật,...

Gv: Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở nhiều môi trường sống khác nhau và nó có rất nhiều vai trò đối với tự nhiên và đối với con người.

- Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ thực vật ?

- HS quan sát , hoạt động nhóm.

- HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo.

Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.

-HS thảo luận câu hỏi SGK trang 11.

- Phân công trong nhóm:

+ 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe)

+ 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm.

VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.

+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp, lá to, bản rộng,...

- HS nêu được một số vai trò của thực vật: Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu,...

Đối với động vật: Cung cấp thức ăn và chỗ ở,...

Đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc chữa bệnh,..

- Không ngắt lá bẻ ngọn, không phá hoại cây xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ...

1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật:

- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống.

Năng lực HS cần đạt được: năng lực làm việc nhóm.

Năng lực đọc hiểu và khai thác thông tin.

Năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

Năng lực trình vày trước lớp

HĐ 2:Đặc điểm chung của thực vật (14’)

Mục tiêu: Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

B1: Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 11.

- GV treo bảng phụ.

B2: GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản.

B3: GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:

+ Lấy roi đánh con chó -> chó chạy và sủa

+ Lấy roi đánh vào thân cây bàng -> cây bàng vẫn đứng yên.

+ Con gà,con mèo: chạy, đi.

+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng.

- Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật.

B4: GV: Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.

- Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật.

- HS làm bài vào vở luyện tập, hoàn thành các nội dung.

- HS lên bảng trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS nhận xét

- HS khác nhắc lại : đặc điểm chung của thực vật.

2. Đặc điểm chung của thực vật:

- Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

** Năng lực HS cần đạt được:

Năng lực khai thác thông tin thông qua tranh ảnh sgk.

Năng lực kết luận vấn đề

HĐ 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài

- Làm bài tập trắ nghiệm : Chọn đáp án đúng:

1/ Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:

A. Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.

B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển.

C. Thực vật rất đa dạng và phong phú.

D. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản.

2/ ở vùng sa mạc, vùng băng giá có rất ít thực vật vì:

A. ở xa mạc khí hậu rất khắc nghiệt.

B. ở vùng băng giá nhiệt độ qúa thấp.

C. Cây không thể sống trên cát và băng tuyết được.

D. ở đó thiếu những điều kiện cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.

4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thực vật nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?

- Dựa vào đặt điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi trong vở Luyện tập sinh học 6.

- Đọc mục : Em có biết?

- Đọc trước Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

- Chuẩn bị: Tranh cây hoa hồng, hoa cải.

- Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ, cây rau cải cóhoa,...

* Rút kinh nghiệm bài học: