Giáo án Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non - Mẫu giáo án số 1
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).
-Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
-Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên, bảo vệ cây.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ hình 10.1 SGK tr.32, hình 15.1, SGK tr .49.
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Ôn lại bài “Cấu tạo miền hút của rễ”, đọc bài trứơc ở nhà,
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành?
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||||||||||
Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và ngọn cành, chúng thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của thân non như thế nào? giống và kháv gì so với cấu tạo rễ cây? |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút). - đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||||||||||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
|||||||||||
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 SGK tr.49, ghi nhớ từng bộ phận của thân non - GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bảng Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non. - GV gọi đại diện nhóm trình bày cấu tạo và chức năng từng bộ phận. - GV nhận xét, cho HS ghi bài. - GV cần cung cấp cho HS: Khi cây trưởng thành, cấu tạo trong của thân đổi. Các bò mạch của một số loại cây không xếp thành một vòng mà xếp lộn xộn. - GV gọi HS đọc mục Em có biết? -> học thuộc. |
- HS quan sát hình 15.1 SGK tr.49, ghi nhớ từng bộ phận của thân non - HS lên bảng chỉ tranh - Nhóm HS thảo luận, hoàn thành bảng. - Đại diện HS trình bày ý kiến của nhóm, nhóm khác bổ sung - HS ghi bài vào vở. - HS lắng nghe - HS đọc mục Em có biết? và học thuộc. |
1: Cấu tạo trong của thân non Cấu tạo thân non gồm: - Vỏ + Biểu bì: gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau -> bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn, một số tế bào chứa chất diệp lục -> dự trữ và tham gia quang hợp. - Trụ giữa: + Bó mạch: Mạch rây: gồm những tế bào sống, vách mỏng -> vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào -> vận chuyển muối khoáng và nước + Ruột: gồm những tế bào có vách mỏng -> chứa chất dự trữ. |
|||||||||||
- GV treo tranh hình 15.1, 10.1 lên bảng -> gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - GV hướng dẫn HS làm bài tập mục 6SGK tr.50 + Thân, rễ được cấu tạo bằng gì? + Có những bộ phận nào? + Vị trí của các bó mạch? + Cấu tạo vỏ của rễ và lông hút có gì khác nhau? - GV gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, cho HS xem bảng so sánh đã kẻ sẵn -> tìm xem có bao nhiêu nhóm làm đúng. - GV cho HS ghi bài |
- HS lên bảng chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - HS thảo luận nhóm -> hoản thành bài tập sau khi nghe GV hướng dẫn - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - HS tự sửa lỗi. - HS ghi bài |
2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ. Cấu tạo trong của rễ và thân có điểm giống: - Có cấu tạo bằng tế bào - Gồm các bộ phận: vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột) Điểm khác nhau: - Biểu bì miền hút của rễ có lông hút. - Mạch rây và mạch gỗ trong bó mạch ở rễ xếp xen kẽ, còn ở thân xếp thành vòng (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài) |
|||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non của cây gỗ ? A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài Câu 2. Diệp lục được tìm thấy ở bộ phận nào của thân non ? A. Ruột B. Biểu bì C. Bó mạch D. Thịt vỏ Câu 3. Lớp biểu bì của thân non có đặc điểm nào dưới đây ? A. Gồm những tế bào có hình đĩa, có vách mỏng màu nâu nhạt. B. Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau C. Gồm nhiều loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau D. Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ và không có chất tế bào Câu 4. Sự khác biệt trong cấu tạo thân non và miền hút của rễ thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây ? 1. Hàm lượng chất dự trữ chứa trong ruột 2. Số lớp tế bào ở phần biểu bì 3. Cách sắp xếp tương quan giữa mạch rây và mạch gỗ. 4. Màu sắc của phần thịt vỏ A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 3, 4 D. 1, 3, 4 Câu 5. Chức năng chủ yếu của lớp biểu bì thân non là gì ? A. Bảo vệ B. Dự trữ C. Dẫn truyền D. Tổng hợp chất dinh dưỡng Câu 6. Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là A. bó mạch và ruột. B. vỏ và trụ giữa. C. vỏ và ruột. D. biểu bì và thịt vỏ. Câu 7. Thành phần nào của trụ giữa thân non chỉ bao gồm những tế bào chết, không có chất tế bào ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Ruột C. Mạch rây D. Mạch gỗ Câu 8. Cây nào dưới đây có bó mạch xếp lộn xộn ? A. Cam B. Đậu C. Lúa D. Đa Câu 9. Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng ? A. Bó mạch B. Ruột C. Thịt vỏ D. Biểu bì Câu 10. Cấu tạo thân non và miền hút của rễ giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ? A. Mạch rây gồm những tế bào sống có vách mỏng và mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào. B. Ruột gồm những tế bào có vách mỏng C. Biểu bì gồm có một lớp tế bào xếp sát nhau D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án
|
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - So sánh cấu tạo trong của thân và rễ? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. HS nộp vở bài tập. |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|||||||||||||
Vẽ sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành. |
|||||||||||||
4. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-Đọc mục Em có biết ?
-Chuẩn bị một số đoạn thân hoặc cành cây lâu năm (đa, xoan,..)
Rút kinh nghiệm:
Giáo án sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non - Mẫu giáo án số 2
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
- Phân biệt được các bộ phận của thân non dựa trên vị trí, cấu tạo, chức năng.
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo của thân non.
- So sánh với cấu tạo trong của thân non và của rễ (miền hút)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK.
Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non”
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ. Vở Luyện tập Sinh học 6.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Chọn đáp án đúng: Cây dài ra do bộ phận nào:.
A. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.B. Chồi ngọn
C. Sự lớn lên và phân chia tế bào.D. Mô phân sinh ngọn
2/ Chỉ trên tranh: Sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ.: các bộ phận và vị trí của các bộ phận đó.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
Gv: Đưa ra trước lớp mẫu vật là một cây keo tầm 70cm còn có cả bầu đất và hỏi: - Em hãy kể tên các bộ phận của cây này? - Gv: Vậy em hãy chỉ cho cô thân non của cây này nằm ở đâu Gv: Thân non nằm ở ngọn thân và ngọn cành.Vậy để tìm hiểu thân non có cấu tạo như thế nàovà cấu tạo thân non có những điểm gì giống và khác cấu tạo của rễ. Cô và trò chúng ta đi vào nghiên cứu bài học ngày hôm nay. |
Hs: Gồm thân, rễ, lá Hs: ……. |
Năng lực hình thành cho học sinh: năng lực liên hệ thực tiễn. |
B. Hình thành kiến thức ( 30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. - Phân biệt được các bộ phận của thân non dựa trên vị trí, cấu tạo, chức năng. |
||
Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non. B1: GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1) B2: GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột non) B3: GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2. B4: GV chỉnh sửa bổ sug Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non. - GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng. |
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả. - Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung. :- HS sửa lại bài làm của mình nếu cần. - HS đọc lại toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non. |
1. Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non + Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp. + Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước. + Ruột: chứa chất dự trữ. |
Hoạt động 2:So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ Mục tiêu: So sánh với cấu tạo trong của thân non và của rễ (miền hút) B1: GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 50. B2: GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? vị trí của bó mạch?... B3: GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm). B4: GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. |
- Nhóm thảo luận 2 nội dung: + Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ +Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo từ tế bào. - Đều có cấu tạo: Vỏ ở ngoài, trụ giữa ở trong: Vỏ cóbiểu bì và thịt vỏ; Trụ giữa có các bó mạch và ruột. +Điểm khác nhau: - ở rễ biểu bì có lông hút, còn ở thân non biểu bì không có lông hút. - ở rễ, cấu tạo bó mạch có mạch râyvà mạch gỗ xếp xen kẽ. Còn ở thân non, mạch rây mằm ở ngoài, mạch gỗ ở trong. - Kết luận SGK |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Bài tập: Khoanh tròn vào trước chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Vỏ của thân non gồm những bộ phận : A. thịt vỏ và mạch rây.B. biểu bì, thịt vỏ và ruột. C. biểu bì và thịt vỏ.D. thịt vỏ và ruột. 2. Vỏ của thân non có chức năng: A. chứa chất dự trữ. B. vận chuyển chất hữu cơC. vận chuyển nước và muối khoáng. D. bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp. 3 Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận : A. thịt vỏ và mạch rây.B. thịt vỏ và ruột C. mạch rây, mạch gỗ và ruột.D. vỏ và mạch gỗ. 4. Trụ giữa của thân non có chức năng: A. chứa chất dự trữ.B. vận chuyển nước và muối klhoáng. C. vận chuyển chất hữu cơ.D. cả A,B và C. |
||
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Treo sơ đồ câm hình 15.1 lên bảng, gọi hs lên điền tên các bộ phận. |
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Học thuộc mục “Điều em nên biết”
-Đọc trước Bài 16: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thớt gỗ.
* Rút kinh nghiệm bài học