Giáo án Sinh học 6 Bài Ôn tập học kỳ I – Mẫu giáo án số 1
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức đã học: Về đặc điểm cấu tạo của lá, hiện tượng quang hợp và hô hấp của cây xanh, các hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên và do con người, về cấu tạo và chức năng của hoa ...
- Theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Sửa chữa những thiếu sót.
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
-Ý thức nghiêm túc học tập và kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Kiến thức trọng tâm cần ôn tập cho học sinh.
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Chuẩn bị hệ thống kiến thức trước ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới : ÔN TẬP
Giới thiệu bài: Để củng cố toàn bộ những kiến thức mà các em đã được tìm hiểu trong các chương mà chúng ta đã học và cũng là chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ xắp tới ta tiến hành ôn tập:
Phát triển bài:
Hoạt động
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
Bổ sung |
Gv: Đặt hệ thống câu hỏi và tiến hành ôn tập qua hệ thống câu hỏi: 1. Hãy nêu các bộ phận của lá? Có mấy loại lá? Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành. Cho ví dụ. 2. Lá có đặc điểm bên ngoài và cách xắp xếp trên cây ntn giúp nó nhận được nhiều ánh sáng? 3. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những thành phần nào? 4. Lỗ khí có chức năng gì?Đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó. 5. Lá cây cần sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lấy nguyên liệu từ đâu? - Viết sơ đồ hiện tượng quang hợp. 6. Hiện tượng quang hợp đã cung cấp chất khí nào để duy trì sự sống? Cần làm gì để môi trường trong lành? 7. Diệp lục của cây xanh có tác dụng gì? 8. Hãy nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và sự thoát hơi nước? 9. Không có as thì không có sự sống trên trái đất, đúng không?vì sao? 10. Giải thích vì sao trong những ngày nắng nóng, ta ngồi dưới gốc cây thấy mát mẻ, dể chịu? 11. Hô hấp là gì?vì sao HH có ý nghĩa quan trọng đối với cây? - Sơ đồ HH: 12.Cây hô hấp như thề nào? 13. Bộ phận thực hiện sự thoát hơi nước ở cây? Vì sao thoát hơi nước có ý nghĩa đv cây? hưu cơ trong cây. 14. Có những loại lá biến dạng nào? Kể tên 1 vài lá biến dạng? - Lông hút có cấu tạo là gì? 15. Phân biệt giâm cành và chiết cành khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ những loại cây người ta thường giâm cành, chiết cành. 16. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Người ta thường trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ? 17. Hãy kể tên 2 cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ? Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy? 18. Kể tên các hình thức SS sinh dưỡng do người? |
1. Gồm: Cuống lá, phiến lá, gân lá. - Có 2 loại lá: Lá đơn, lá kép. VD: Lá đơn: Mồng tơi, mít, nhản, ngô, cam ... Lá kép: Hoa hồng, phượng, me, khế ... - Có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, đối, vòng. VD: (HS: Tìm ví dụ) 2. – ĐĐ bên ngoài Lá gồm có: Cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá. - Phiến lá có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp hứng nhiều a/s. - Lá xếp so le với nhau để nhận được nhiều a/s. 3. Gồm: Biểu bì, thịt lá, gân lá. 4. Chức năng: Thoát hơi nước và trao đổi khí với MT. - ĐĐ: do có thể tự đóng mở lỗ khí. 5. – Nguyên liệu: Nước và khí cacbonic. Lấy từ môi trường - Sơ đồ: SGK tr 72. 6. Khí Oxi. Cần trồng và bảo vệ cây xanh. 7. Là nơi xãy ra quá trình quang hợp của cây xanh. 8. - Ảnh hưởng QH: A/s, nước, nhiệt độ, hàm lượng cacbonic. -Ảnh hưởng thoát hơi nước: A/s, nhiệt độ, độ ẩm không khí và gió. 9. Điều đó đúng. - Vì: Tất cả các SV trên trái đất, kể cả con người đều sống nhờ vào khí oxi và chất hữu cơ do cây xanh tạo ra. Mà cây xanh cần a/s để quang hợp. 10. – Do có a/s nên lá cây quang hợp nhả ra khí oxi nên dễ thở. - Trời nắng nóng lá cây thoát hơi nước mạnh nên cảm thấy mát mẻ. 11. HH là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây và thải ra khí cacbonic và hơi nước - Sơ đồ: SGK. 12. Tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp và HH suốt ngày đêm. 13. – Các lỗ khí của lá. - Vì tạo ra sức hút làm cho nước + MK hòa tan vận chuyển từ rễ lên lá. + Làm lá đc dịu mát. 14. 6 loại lá biến dạng SGK. -VD là bắt mồi: Cây bèo đất, nắp ấm... - VD lá biến thành vảy: Riềng, dong ta, gừng ... 15. – Giâm cành: (nêu ĐN) VD: mía, khoai mì, khoai lang .... - Chiết cành: (nêu ĐN) VD: cam, xoài, mít .... 16. – Bảo quản nơi khô ráo. - Trồng khoai lang bằng dây sau khi thu hoạch, chọn những dây bánh tẻ cắt thành từng đoạn ngắn có cả chồi rồi giâm xuống đất.– Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn (rút ngắn thời gian thu hoạch). 17. – Cỏ tranh, cỏ gấu. - Phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm dưới đất. - Vì khả năng sinh sản bằng thân rễ của cỏ dại, chỉ cần sót lại một mấu thân rễ củng có thể mọc chồi và phát triển thành cây mới rất nhanh. 18. Giâm cành, chiết cành, ghép cây (ghép mắt, ghép chồi), nhân giống vo tính. |
I/ Chương IV: LÁ. - Cấu tạo TBTV. - Sự phân chia TB II/ Chương II: Rễ. - Các loại rễ - Các miền của rễ. - Sự hút nước và MK của rễ. - Biến dạng của rễ. III/ Chương III: Thân - Cấu tạo ngoài của thân. - Thân dài ra, to ra do đâu. - Cấu tạo trong thân non. - Vận chuyển các chất trong thân. - Biến dạng của thân. |
4. Củng cố đánh giá:
- Nhận xét kết quả ôn tập của HS. Tốt và chưa tốt
5. Dặn dò:
Giáo án sinh học 6 Bài Ôn tập học kỳ I – Mẫu giáo án số 2
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng: Sau bài học này, học sinh cần đạt được
1.1. Kiến thức
- Củng cố lại kiến thức của TB thực vật.
- Giúp HS củng cố kiến thức, hệ thống hóa kiến thức về chương Lá, chương Hoa và sinh sản hữu tính.
1.2. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, thí nghiệm, phân tích, tổng hợp à tìm ra kiến thức và giải thích thực tế.
- Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
1.3. Về thái độ
- Yêu thích môn học.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
1.4. Tích hợp
- GDMT: Bảo vệ cây xanh chăm sóc cây cảnh, bảo vệ sức khỏe để học tập tốt.
- Môn công nghệ: Liên hệ thực tế, tổng kết công việc đã làm được trong thời gian qua. báo cáo thực hành giâm, chiết ghép cây
2. Mục tiêu phát triển năng lực
Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm (giải thích các hiện tượng thực tế), năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS: ôn lại kiến thức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra SS
2. KTBC:
3. Khám phá:
ÔN TẬP CÁC BÀI
BÀI 21 – QUANG HỢP
BÀI 26 – SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
BÀI 28 – CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
4. Kết nối:
* HĐ1: ÔN TẬP CHƯƠNG LÁ (15phút) Phương pháp: Trực quan – tìm tòi, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, dạy học nhóm. |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Năng lực được hình thành |
- GV đưa ra một số câu hỏi cho HS ôn tập, sau đó gọi 1 vài HS lên bảng trả lời + Quang hợp là gì? Viết sơ đồ + SSSD tự nhiên là gì? Cho VD cụ thể |
- HS ôn tập lại nội dung kến thức đã học, trả lời câu hỏi: + Quang hợp: cây nhờ có diệp lục sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả ra khí ôxi |
Năng lực nhận biết Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn |
* HĐ2: ÔN TẬP CHƯƠNG HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH (15phút) Phương pháp: Trực quan – tìm tòi, tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, dạy học nhóm. |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Năng lực được hình thành |
- GV đưa ra một số câu hỏi cho HS ôn tập, sau đó gọi 1 vài HS lên bảng trả lời + Hoa có cấu tạo như thế nào? + Nêu chức năng các bộ phận của hoa? |
- HS ôn tập lại nội dung kến thức đã học, trả lời câu hỏi: 1.Đọc và trả lời các câu hỏi sau mỗi bài học ở các bài ôn tập. 2.Làm quen cách trả lời các dạng trắc nghiệm: + Dạng 1: Đúng/ Sai + Dạng 2: Chọn 1 phương án trả lời đúng. + Dạng 3: Ghép đôi + Dạng 4: Điền từ vào chỗ trống. |
Năng lực nhận biết Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn |
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS