Giáo án Sinh học 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu – Mẫu giáo án số 1
Bài 46:THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người về nền kinh tế.
- KNS: Phát triển kỷ năng đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận, hiểu và biết cách ứng xử với môi trường sống.
3. Thái độ:
- Hiểu được giá trị của thực vật đối với môi trường sống, và có cách ứng xử tích cực với môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
-Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan, kết hợp liên hệ thực tế để nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả nhất.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
-Tranh Sơ đồ trao đổi khí (hình 46.1 SGK tr.146)
-Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
2. Học sinh:
-Đọc bài trước ở nhà.
-Tìm hiểu thông tin về vai trò của thực vật trong tự nhiên.
-Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của cây trồng có từ đâu?
- Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Nêu một vài biện pháp cải tạo cây trồng.
3.Bài mới : THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Cho HS quan sát một số hiện tượng xói mòn, sạt lở…..Hiểu vai trò của cây xanh đối với đời sống con người về nền kinh tế… |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: vai trò của thực vật đối với động vật và người. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
||||||||||
- GV cho HS quan sát hình 46.1 -> tìm hiểu việc điều hoà CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào -> trả lời câu hỏi: 1. Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ? 2. Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 được ổn định? - GV nhận xét, cho HS ghi bài. - GV cung cấp: Mỗi năm một ha rừng đã nhả vào không khí 16 – 30 tấn oxi. Oxi thoát ra được gió phát tán vào khoảng không gian rộng lớn, duy trì sự sống ở mọi nơi. |
- HS quan sát hình -> tìm hiểu việc điều hoà CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào -> trả lời câu hỏi đạt: 1. Chỉ có hô hấp của động vật và các sinh vật khác -> lượng CO2 tăng lên và lượng O2 giảm đi -> Các sinh vật sẽ không tồn tại được. 2. Nhờ thực vật. - HS ghi bài. - HS lắng nghe. |
1: Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định? Thực vật ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí. |
||||||||||
- GV hướng dẫn HS tìm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: 1. Tại sao trong rừng rậm mát còn trong bãi trống nóng và nắng gắt ? 2. Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm gió yếu? - GV bổ sung nếu cần. - GV yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi: 3. Lượng mưa ở ngoài chỗ trống và lượng mưa ở rừng rậm khác nhau như thế nào? 4. Nguyên nhân nào khiến cho khí hậu ở ngoài chỗ trống và khí hậu trong rừng rậm khác nhau? 5. Từ đó, em rút ra kết luận gì? - GV hoàn chỉnh kiến thức, cho HS ghi bài |
- HS tìm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi đạt: 1. Trong rừng, tán lá rậm -> ánh sáng khó lọt xuống dưới -> râm mát, còn bãi trống không có đặc điểm này. 2. Trong rừng, cây cản gió và lá cây thoát hơi nước -> rừng ẩm và gió yếu. Còn bãi trống thì ngược lại. - HS lắng nghe. - HS thảo luận, trả lời đạt: 3. Lượng mưa ở rừng cao hơn. 4. Sự có mặt của thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu. 5.Thực vật giúp điều hoà khí hậu. - HS ghi bài |
2: Thực vật giúp điều hòa khí hậu Thực vật giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ, cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, làm tăng lượng mưa trong khu vực. |
||||||||||
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận: Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu ? - GV tiếp tục yêu cầu HS suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học gì để giảm bớt ô nhiễm môi trường. - GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung -> nhận xét, hoàn chỉnh đáp án. |
- HS nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường. - HS rút ra kết luận đạt: Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động sống của con người. - HS đọc thông tin -> thấy được sự cần thiết của việc cần trồng nhiều cây xanh. - HS lắng nghe và ghi bài. |
3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn. |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ? A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 2. Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ? A. Tràm B. Mồng tơi C. Lá ngón D. Chuối Câu 3. Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu ? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Độ ẩm thấp hơn C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 4. Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ? A. Trao đổi khoáng B. Hô hấp C. Quang hợp D. Thoát hơi nước Câu 5. Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng A. 110 – 130 tấn ôxi. B. 16 – 30 tấn ôxi. C. 46 – 60 tấn ôxi. D. 1 – 5 tấn ôxi. Câu 6. Thực vật góp phần làm giảm thiểu môi trường nhờ khả năng nào dưới đây ? A. Hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…) C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 7. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. ngừng sản xuất công nghiệp. B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải. C. trồng cây gây rừng. D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi. Câu 8. Khả năng làm mát không khí ở thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây ? A. Quang hợp B. Thoát hơi nước C. Trao đổi khoáng D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 9. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất ? A. Thân B. Hoa C. Tán lá D. Hệ rễ Câu 10. Thực vật có thể giải phóng ra chất nào dưới đây ? A. Nước B. Khí ôxi C. Khí cacbônic D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án
|
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng? Tại sao người ta lại nói “ rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? 2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
- Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì? Hãy nêu biện pháp để bảo vệ cây xanh ở địa phương, và ở những nơi công cộng? Em phải làm gì để mọi người hiểu tác dụng của cây xanh và tích cực bảo vệ cây xanh? |
4. Dặn dò:
-Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
-Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt và hạn hán.
Giáo án Sinh học 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu – Mẫu giáo án số 2
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên:
- HS nêu được TV, nhất là Thực vật rừng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1/ Chuẩn bị của GV: - Tranh: Sơ đồ trao đổi khí.
- Tranh, ảnh , tư liệu về ô nhiễm môi trường.
2/ Chuẩn bị của HS:- Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (2p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào ô trống:
- Cây trồng bắt nguồn từ ……… . tuỳ theo ……….. mà từ một cây dại ban đầu con người đã tạo được nhiều thứ cây trồng khác nhau và …………… tổ tiên hoang dại của chúng.
- Nhờ khả năng …………… thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ ……….. khác nhau.
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
-Giáo viên: Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi dãy 1 nhóm) tham gia vào trò chơi Ai nhanh tay hơn? Câu hỏi: Hãy viết sơ đồ của quang hợp và hô hấp? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai quá trình này? -GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo nhau, nhờ đâu mà hàm lượng các khí lại được giữ ổn định thì ta nghiên cứu bài học hôm nay. |
-HS: Nhớ lại kiến thức, đại diệnnhóm lên bảng viết. |
Mục đích: giúp các em tìm ramối quan hệ của hai quá trình này chúng đối lập nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau: sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại. |
B. Hình thành kiến thức (30p) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Mở bài: Thực vật nhờ quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ để làm thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác. Ngoài ra thực vật còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học. |
||
Hoạt động 1: Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và ô xi trong không khí được ổn định. Mục tiêu: Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên |
||
- GV: Cho HS quan sát tranh vẽ hình 46.1 SGK chú ý tên chỉ khí CO2 và O2. => Tìm hiểu: Việc điều hòa lượng CO2 và O2 đã được thực hiện như thế nào? + Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra? - Gọi 1 – 2 em trình bày ý kiến, GV bổ sung. (Chú ý đến đối tượng HS trung bình). - Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định? |
- HS hoạt động cá nhân. + Quan sát tranh vẽ -> trả lời hai câu hỏi. Yêu cầu thấy được: + Lượng O2 sinh ra trong quang hợp -> được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật, động vật. + Ngược lại khí CO2 thải ra trong quá trình hô hấp và đốt cháy được thực vật sử dụng trong quang hợp. + Nếu không có thực vật: lượng CO2 tăng và lượng O2 giảm -> sinh vật không tồn tại được. - HS thảo luận => tự rút ra kết luận. |
1. Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh mà hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định (0,03% và 21%) |
Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hoà khí hậu. Mục tiêu: HS nêu được TV, nhất là Thực vật rừng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. |
||
- HS nghiên cứu thông tin muc…tr.146 SGK, đọc bảng so sánh khí hậu ở hai khu vực => thảo luận các nội dung sau: + Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt? + Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm, gió yếu? - GV bổ sung (Nếu cần) => yêu cầu HS làm bài tập … SGK cuối mục 2. - GV lưu ý không nên cho HS trả lời lượng mưa ở hai nơi A, B. - Qua bài tập -> HS rút ra kết luận về vai trò thực vật. |
- HS hoạt động nhóm. + Đọc thông tin và bảng so sánh -> thảo luận. + Đại diện nhóm phát biểu -> các nhóm khác bổ sung yêu cầu nêu được: * Trong rừng, tán lá rậm -> ánh sáng khó lọt xuống dưới -> râm, mát còn bãi trống không có đặc điểm này. * Trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió -> rừng ẩm và gió yếu. Còn bãi trống thì ngược lại. - HS tự làm bài tập. -> Đọc kết quả -> gọi 1 – 2 HS bổ sung. Thấy được: + Lượng mưa cao hơn ở nơi có rừng. + Sự có mặt thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu. Kết luận: Thực vật giúp điều hòa khí hậu. |
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết hiện tượng thực tế 2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu - Thực vật làm cản ánh nắng, giảm nhiệt độ, cản gió, tăng độ ẩm nên làm tăng lượng mưa do đó thực vật làm điều hòa khí hậu. |
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường. Mục tiêu: Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi. |
||
- Yêu cầu HS lây các ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường. - Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu? Từ đó yêu cầu HS suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học nào làm giảm bớt ô nhiễm môi trường? TH: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường" giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm trong nông nghiệp, góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, giữ ổn định hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí |
- HS đưa ra các mẫu tin, tranh, ảnh chụp về nạn nhân ô nhiễm môi trường. -> Thấy được: hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động sống của con người. - HS đọc thông tin đoạn… -> thấy được cần trồng nhiều cây xanh. Kết luận: Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt vi khuẩn. Kết luận chung: HS đọc tr.148 SGK. |
Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết hiện tượng thực tế 3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường Cây xanh nhờ có tán lá cản bụi và hấp thụ khí CO2 đồng thời 1 số cây có thể tiết ra chất để tiêu diệt các loại vi khuẩn (Thông, bạch đàn…). Do đó cây xanh góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. |
C. Củng cố (2p) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. GV yêu cầu HS làm Bài tập:Chọn đáp án đúng: 1. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà khí hậu: A. Nhờ quá trình quang hợp. B. Nhờ tán cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. C. Nhờ quá trình hô hấp. D. Cả A và C. 2. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường vì: A. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm không khí trong sạch. B. Làm hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí ổn định. C. Thực vật tạo nhiều mùn cho đất khi lá cây rụng. D. Cả A và B. |
||
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (4’): - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau: - Tại sao nói : “ Rừng cây như 1 lá phổi xanh của con người” ? Vì: Con người không thể thiếu oxi cho hô hấp mà trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí CO2 và nhả khí O2 cho con người sử dụng vì thế rừng như là 1 lá phổi của con người… - Tại sao khi đang đi dưới trời nắng mà qua chỗ có cây xanh ta cảm thấy dễ chịu? Vì: khi đứng dưới các cây hàm lượng oxi nhiều (do cây xanh quang hợp)…. |
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1p)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
* Rút kinh nghiệm bài học: