Giáo án Sinh học 6 Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả – Mẫu giáo án số 1
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I/ MỤC TIÊU
-HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
-Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
-Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
* Kĩ năng sống:Tham gia hoạt động theo nhóm, hoạt động độc lập; Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc, trồng, bảo vệ cây xanh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 31.1.
- HS: Xem trước bài ở nhà, vẽ hình 31.1 vào vở học.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
- Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết?
Trả lời: + Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn
+ Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt, người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn
+ Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới
3.Bài mới : THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới Vậy .... |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh. -Nhận biết được dấu hiệu cơ bản củasinh sản hữu tính. -Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 31.1. - Gọi HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103 - GV yêu cầu HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? - GV chốt lại kiến thức. |
- HS quan sát hình 31.1 theo sự hướng dẫn của GV - HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103. - HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn kết hợp chỉ tranh. - HS ghi bài |
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn. |
||||||||||
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục q SGK tr.103 - GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi: 1. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa? 2. Sự thụ tinh là gì? 3. Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính? - GV nhận xét -> chốt lại ý chính và nhấn mạnh: sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính. - GV mở rộng: Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? |
- HS quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục q SGK tr.103 - HS thảo luận, trả lời đạt: 1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn. 2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. 3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái - HS lắng nghe và ghi bài. - HS trả lời đạt: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra. |
2. Thụ tinh. Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. |
||||||||||
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi: 1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? 2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt? 3. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? - GV nhận xét, chốt lại ý chính - GV mở rộng: Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? |
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi: 1. Hạt do noãn của hoa tạo thành. 2. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi. 3. Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt. - HS ghi bài - HS trả lời đạt: + Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm,… + Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô,… |
3. Kết hạt và tạo quả. Sau khi thụ tinh: + Hợp tử phát triển thành phôi. + Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. + Bầu phát triển thành quả chứa hạt. + Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa). |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây ? A. Rau bợ B. Thông C. Mía D. Dương xỉ Câu 2. Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông ? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 3. Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ? A. Hoa măng cụt B. Hoa vải C. Hoa lạc D. Hoa na Câu 4. Quả nào dưới đây không còn vết tích của đài ? A. Quả B. Quả thị C. Quả cà D. Quả bưởi Câu 5. Hạt là do bộ phận nào của hoa biến đổi thành sau thụ tinh ? A. Bao phấn B. Noãn C. Bầu nhuỵ D. Vòi nhuỵ Câu 6. Quả chuối khi chín vẫn còn vết tích của A. đầu nhuỵ. B. lá đài. C. tràng. D. bao phấn. Câu 7. Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành A. hạt chứa noãn. B. noãn chứa phôi. C. quả chứa hạt. D. phôi chứa hợp tử. Câu 8. Trong quá trình thụ tinh ở thực vật, tế bào sinh dục đực sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn để tạo thành một tế bào mới gọi là A. phôi. B. hợp tử. C. noãn. D. hạt. Câu 9. Khi hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ cùng loài thì hạt phấn hút chất nhầy trên đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành A. chỉ nhị. B. bao phấn. C. ống phấn. D. túi phôi. Câu 10. Loại quả nào dưới đây đa phần không có hạt ? A. Thanh long B. Chuối C. Hồng xiêm D. Ớt chỉ thiên Đáp án
|
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? Thế nào là hiện tượng thụ tinh? - Hạt và quả được hình thành như thế nào? 2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Vẽ sơ đồ tư duy |
4. HD về nhà
-Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-Đọc phần Em có biết ?
-Chuẩn bị bài tiếp theo và quan sát trước các loại quả ở nhà theo yêu cầu của SGK.
Giáo án Sinh học 6 Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả – Mẫu giáo án số 2
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Kiến thức trọng tâm: Học sinh phân biệt được thụ phần và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính
- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 31.1 Sgk. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại kiến thức bài : Cấu tạo và chức năng của hoa, khái niệm về thụ phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp học (2p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
1/ Đặc diểm của hoa thụ phấn nhờ gió là:
Tràng hoa có cấu tạo phức tạp.
Đầu nhuỵ có lông dính
Hạt phấn ướt.
Có hương thơm.2/ So sánh sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .
3.Bài học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1:GV: Chiếu hình động có quá trình thụ phấn, sự thay đổi của hạt phấn, sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái B2:GV hỏi: Sau quá trình thụ phấn có hiện tượng gì xảy ra không? HS: trả lời B3:GV chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học |
||
B. Hình thành kiến thức (31’) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để hình thành quả và hạt. Vậy thụ tinh là gì? hiện tượng thụ tinh xảy ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu. |
||
Hoạt động 1: Sự thụ tinh. Mục tiêu: Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính |
||
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 31.1. B2:GV treo tranh H31.1 SGK ? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt bằng cách chỉ trên tranh. B3:GV thuyết trình về sự nảy mầm của hạt phấn : Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn, TB sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn, ốngphấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ để tiếp xúc với noãn. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi sau: ? Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa ? Sự thụ tinh là gì? tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. B4:GV giúp HS chuẩn kiến thức, chú ý nhấn mạnh để HS nắm được khái niệm sinh sản hữu tính. |
1/ Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn : - HS nghiên cứu thông tin SGK và hình SGK mô tả được hiện tượng thụ tinh. -Yêu cầu : chỉ được trên tranh quá trình nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn. - Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - HS ghi nhớ kiến thức. . 2/ Thụ tinh. - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời: - Yêu cầu: Sự thụ tinh xảy ra ở noãn. Thụ tinh là sự kết hợp TBSD cái và TBSD đực tạo thành hợp tử. Dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa TBSD đực với TBSD cái. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn: Sau thụ phấn: - Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn. - Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn. - Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu nhụy, tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang TB sinh dục đực chui vào noãn. 2. Thụ tinh: - Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. - Thụ tinh xảy ra ở trong noãn. - Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. (Dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái) |
Hoạt động 2: Kết hạt và tạo quả. Mục tiêu: Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh. |
||
B1:GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 3để trả lời câu hỏi lệnh tam giác. ? Các bộ phận khác của hoa biến đổi như thế nào ? B2:GV tổng kết ý kiến của HS , yêu cầu rút ra kết luận. |
- HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 3, tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: - Hạt do hợp tử phát triển thành phôi chứa trong noãn phát triển thành. - Noãn sau khi được thụ tinh thành hạt và vỏ hạt. - Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả có chức năng che chở và bảo vệ hạt. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. |
3. Kết hạt và tạo quả: Sau khi thụ tinh: + Hợp tử phát triển thành phôi. + Noãn phát triển thành hạt có chứa phôi (vỏ noãn thành vỏ hạt, phần còn lại chứa chất dự trữ cho hạt ). + Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. + Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại một số bộ phận khác của hoa) Ví dụ: phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây như cà chua, ổi, hồng, …; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả như ở chuối, ngô… |
C. Củng cố (2p) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV củng cố nội dung bài. - GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng. 1/ Hiện tượng xảy ra ở sự thụ tinh là:A. Hạt phấn nảy mầm. B. Tinh trùng kết hợp với trứng. C. Sự hình thành tinh trùng. D. Sự tạo trứng.2/ Phôiphát triển từ: A. Tinh trùng.B. Trứng. C. Hợp tử. -Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm. |
||
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng(2’) - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. -GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ. a. Ghép hoa: - Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ. b. Ghép nhị, nhuỵ - GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3. - Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp. |
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị một số quả như sgk.
* Rút kinh nghiệm bài học: