Giáo án Sinh học 6 Bài 30: Thụ phấn mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 30: Thụ phấn – Mẫu giáo án số 1

Bài 30: THỤ PHẤN

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Phát biểu được khái niệm thụ phấn

-Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

-Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

2. Kĩ năng:

-Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.

-Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

-Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

II/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh ảnh liên quan tới bài học.

-Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Đọc bài trước ở nhà.

-Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

-Tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?

- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ.

3.Bài mới : THỤ PHẤN

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Để duy trì nòi giống thì ở thực vật có những hiện tượng gì phù hợp với chức năng sinh sản chủ yếu của hoa, bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: khái niệm thụ phấn

-những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

-những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hiện tượng thụ phấn

- GV giảng giải về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.

- GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99

Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào?

b. Hoa tự thụ phấn:

- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 để trả lời câu hỏi:

1. Thế nào là hoa tự thụ phấn?

2. Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?

- GV chốt ý -> cho HS ghi bài

c. Hoa giao phấn:

- GV cho HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH

1. Thế nào là hoa giao phấn?

2. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?

3. Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?

- GV nhận xét -> cho HS ghi bài.

- HS lắng nghe

- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99

- HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 -> trả lời câu hỏi đạt:

1. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn

2. Đặc điểm hoa tự thụ phấn:

- Hoa lưỡng tính

- Nhị và nhụy chín cùng một lúc

- HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH đạt:

1. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.

2. Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

3. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,…

- HS ghi bài.

1.Hiện tượng thụ phấn

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

a. Hoa tự thụ phấn:

Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn

Đặc điểm hoa tự thụ phấn:

- Hoa lưỡng tính

- Nhị và nhụy chín cùng một lúc.

b. Hoa giao phấn:

Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.

Đặc điểm hoa giao phấn:

- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,…

- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100

1. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?

2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?

3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?

4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?

- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- GV nhận xét -> cho HS ghi bài

- HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:

1. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm

2. Đĩa mật nằm ở đáy hoa

3. Hạt phấn to, dính, có gai

4. Đầu nhụy thường có chất dính

- HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- HS ghi bài

2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm

- Đĩa mật nằm ở đáy hoa

- Hạt phấn to, dính, có gai.

- Đầu nhụy thường có chất dính

       

TIẾT 2

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV: Hướng dẫn HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4 Và đọc TT SGK trang 101 thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?Vị trí đó có t/d gì trong TP nhờ gió?

+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấnnhờ gió?

- GV: Y/c các nhóm trả lời, nhận xét, bổ xung.

- GV: Y/c các nhóm tiếp tục thảo luận so sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?

- GV: Gọi đại diện nhóm TL, nhóm khác nhận xét.

- GV: Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những ĐĐ nào?

- GV: Nhận xét – hoàn chỉnh kiến thức.

- HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4. Nghiên cứu TT SGK - Thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Hoa đực ở trên: T/d dễ tung hạt phấn. Hoa cái ở dưới dễ hứng hạt phấn.

+ Giúp gió thổi hạt phấn di xa. Đầu nhụy dài có nhiều lông giúp giữ hạt phấn.

- Đại diện trả lời, nhóm khác bổ xung.

- Nhóm thảo luận: Trả lời.

+ Hoa TP nhờ sâu bọ có bao hoa phát triển, cánh hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm; Nhị hoa ngắn, hạt phấn to, có gai; Nhụy ngắn, đầu nhụy có chất dính.

+ Hoa thụ phấn nhờ gió: Bao hoa tiêu giảm; nhị hoa có chỉ nhị dài, hạt phấn nhỏ, nhẹ; Vòi nhụy dài, đầu nhụy có lông.

- HS: Nhóm TL, nhóm khác bổ xung.

- HS: TL câu hỏi.

- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

- Bao hoa thường tiêu giảm.

- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.

- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.

- Y/c HS đọc TT SGK Tr 101 mục 4. Trả lời câu hỏi:

+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?

+ Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?

- GV: chỉ định 1, 2 HS trả lời câu hỏi và y/c HS khác nhận xét.

- GV: kết luận.

-HS: Đọc TT.

+ Con người đã chủ động thụ phấn cho hoa.

+ Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt, năng suất cao.

- HS: trả lời câu hỏi – nhận xét câu trả lời.

- HS: nghe ghi bài.

2: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.

- Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn để làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

Câu 1. Hoa tự thụ phấn là

A. hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.

B. hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của một hoa khác cùng cây.

C. hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau.

D. hoa có hạt phấn từ nhuỵ rơi vào đầu nhị của chính nó.

Câu 2. Hoa tự thụ phấn

A. có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.

B. luôn là hoa lưỡng tính.

C. luôn là hoa đơn tính.

D. phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính.

Câu 3. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?

A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc

B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc

C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc

D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc

Câu 4. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hạt phấn to, có gai.

B. Đầu nhuỵ có chất dính

C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 5. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?

A. Đậu nhuỵ có chất dính            B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

C. Bao hoa thường tiêu giảm       D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ

Câu 6. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ

C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết

D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ

Câu 7. Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhuỵ ?

A. 5      B. 3      C. 2      D. 1

Câu 8. Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?

A. Phi lao      B. Nhài      C. Lúa      D. Ngô

Câu 9. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ?

A. Mướp      B. Rong đuôi chó       C. Dạ hương      D. Quỳnh

Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?

A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau       B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh

C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải          D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na

Đáp án

1. A

2. B

3. D

4. D

5. A

6. A

7. D

8. B

9. B

10. A

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?

- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?

2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

Vẽ sơ đồ tư duy

Nghiên cứu hiện tượng thụ phấn ở hoa ngô

 
       

4. Củng cố đánh giá:

- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Đọc em có biết.

- Xem bài tiếp theo, vẽ hình 31.1 vào vở học.

Giáo án Sinh học 6 Bài 30: Thụ phấn – Mẫu giáo án số 2

Bài 30: THỤ PHẤN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.

- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng:

+ Làm việc nhóm nhỏ.

+ Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.

+ Sử dụng các thao tác tư duy.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của GV: Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.

Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

2. Chuẩn bị của HS: Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp (2p)

2. Nhận xét, đánh giá kết quả bài kiểm tra học kì I. (3p)

3. Bài học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

-Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn, cho HS đọc khái niệm hiện tượng thụ phấn trong SGK.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

- Mục tiêu: Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.

a. Hoa tự thụ phấn

- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:

? Thế nào là hiện tượng thụ phấn?

B1: GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?

B2: GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn.

- HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. - Đặc điểm hoa tự thụ phấn:

+ Hoa lưỡng tính.

+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.

1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

a, Hoa tự thụ phấn:

- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn: + Hoa lưỡng tính

+ Nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.

b. Hoa giao phấn

B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b.

- Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi.

B2: GV kết luận

+ Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố

- HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác)

- HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án.

- Yêu cầu kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc.

+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người...

b, Hoa giao phấn:

- Là hoa có hạt phấn chuyển vào đầu nhụy của hoa khác.

- Đặc điểm của hoa giao phấn:

+ Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ vào nhiều yếu tố: gió, nước, sâu bọ, côn trùng, con người.

Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Mục tiêu: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.

B1:GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát.

B2: GV treo tranh, giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.

? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?

B3:GV nhận xét.

B4: GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- HS quan sát mẫu vật, tranh 9 chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:

- Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có mật ngọt.

- Hạt phấn to và có gai.

- Đầu nhụy có chất dính

C. Củng cố (2p)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài.

- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hoa tự thụ phấ, hoa giao phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng:

1/Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hật phấn với :A. Đầu nhuỵ.B. Vòi nhị

C. Bầu nhịD. Nhị 2/ Hiện tượng hạt phấn của nhị rơi trên trên đầu nhuỵ của cùng một hoa gọi là hiện tượng :A. Giao phấn.B.Tự thụ phấn

C. Thụ phấn.D. Rơi hạt phấn.

D.Vận dụng, mở rộng (3p)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Ởđịa phương emthường sử dụng những phương pháp thụ phấn nào? Vì sao?

4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1p)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que...

- Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp).

* Rút kinh nghiệm bài học:

Bài 30: THỤ PHẤN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Hiểu hiện tượng giao phấn.

- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV :  -Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.

- Dụng cụ thụ phấn cho hoa.

- Băng hình hoặc tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của HS : Hoa của cây bí ngô.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp học (2p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

1/ Giao phấn có ở cây: A. Hoa bưởi.

B. Hoa mướp.

C. Hoa bí đỏ.

D. Hoa huệ.

E. Cả B và C.2/ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm là:

A. Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.

B. Cấu tạo hạt phấn to, có gai, đầu nhuỵ có chất dính.

C. Bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài.

D. Cả A và B.

3. Bài học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn được thụ phấn nhờ gió và nhờ con người. Hoa thụphấn nhờ gió và nhờ con người có đặc điểm gì khác hoa thụ phấn nhờ sâu bọ bài học hôm

nay chúng ta cùng nghiên cứu.

B.Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

Mục tiêu: Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

B1:GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi:

? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái?

? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và hoàn thành phiếu học tập.

B2: GV chữa phiếu học tập, có thể đánh giá điểm một số nhóm làm tốt.

- Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?

B3:GV chuẩn kiến thức như SGV.

? Đăc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?

? So sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- HS quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời.

- Yêu cầu:- hoa đực nằm ở ngọn cây, hoa cái thấp phía dưới.

- để dễ tung hạt phấn và hứng hạt phấn.

- Các nhóm thảo luận, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh hoàn thành bài tập:

3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:

- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.

- Bao hoa thường tiêu giảm.

- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.

- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.

- Đầu nhụy hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông.

Đáp án bài tập/ 102

Đặcđiểm

Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Hoa thụ phấn nhờ gió

Bao hoa

Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp có màu sắc sặc sỡ.

Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ.

Nhị hoa

Có hạt phấn to, dính và có gai

Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều nhỏ nhẹ.

Nhuỵ hoa

Đầu nhuỵ thường có chất dính

Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn thường có lông.

Đặc điểm khác

Có hương thơm, mật ngọt.

Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành.

Hoạt động 2: ứng dụng kiến thức về thụ phấn

Mục tiêu: Hiểu hiện tượng giao phấn.

B1:Gv giới thiệu tranh hoặc các hình ảnh thụ phấn bổ sung cho cây.

B2:GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục.

- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ.

? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?

? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?

B3:GV chốt lại các ứng dụng về sự thụ phấn.

- HS quan sát thu nhận kiến thức.

- HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời.

- Yêu cầu nêu được:

+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.

+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.

- HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.

4.Ứng dụng kiến thức về thụ phấn:

Con người có thể chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:

+ Tăng sản lượng quả và hạt

+ Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

C. Củng cố (2p)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài.

- GV đánh giá giờ học.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.

D.Vận dụng, sáng tạo (3p)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?

- Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?

4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1p)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập

- Tập thụ phấn cho hoa bí, mướp, ngô.

- Đọc mục “ Em có biết”.

* Rút kinh nghiệm bài học: