Giáo án Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật – Mẫu giáo án số 1

Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-  Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

2. Kĩ năng:

     -   Có kỹ năng sử dụng, quan sát kính hiển vi.

-  Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi.

Kĩ năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào.

-  Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm.

-  Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát.

3. Thái độ:

-   Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.

     -   Trung thực chỉ vẽ những hình quan sát được.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B/ CHUẨN BỊ:

     1.Chuẩn bị của giáo viên:

-   Kính hiển vi, bản kính, la kính

     -   Dụng cụ: lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy hút nước, kim nhọn, kim mũi mác...

2.Chuẩn bị của học sinh:

-   Học lại bài kính hiển vi.

-   Vật mẫu: củ hành tươi, quả cà chua chín.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo kính hiển vi? Và cách sử dụng?

3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

-GV kiểm tra:

          + Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.

          + Các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1à 2 HS trình bày).

-GV yêu cầu:

          + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành.

          + Vẽ lại hình khi quan sát được.

          + Các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn.

-GV phát dụng cụ:

Giáo viên chia lớp ra 4 nhóm: (8 – 10 HS ) mỗi nhóm một bộ gồm kính hiển vi, một khay đựng dụng cụ như kim mũi mác, kim mũi nhọn, dao, lọ nước ống nhỏ nước, giấy thấm, lam kính…

-GV phân công: Một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, một số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Phân dụng cụ cho các nhóm.

- Yêu cầu học sinh đọc kỹ các bước tiến hành và thực hiện quan sát  tiêu bản.

- Quan sát  sự thực hiện của các nhóm,

- Lưu ý:

    + Lấy biểu bì vảy hành phải thật mỏng mới quan sát  được dưới kính hiển vi.

    + Thịt quả cá chua lấy thật ít.

- Hướng dẫn các nhóm quan sát và yêu cầu hs vẽ hình quan sát  được.

- Nhóm tiến hành thí nghiệm được phân công.

- Nhóm trưởng đọc các bước tiến hành, các hs khác nghe và thực hiện theo hướng dẫn trên bảng phụ. 

- Nghe gv thông báo những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm.

- Nhóm thực hiện vẽ hình quan sát  được.

I. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi:

-  Bóc củ hành ra khỏi củ .

- Lấy 1 mẫu tế bào biểu bì vảy hành thật mỏng đặt lên lam kính,

- Nhỏ lên vật mẫu 1 giọt nước cất và đậy lamen thật nhẹ .

- Đặt lên bàn kính quan sát.

- Vẽ hình quan sát  được.

II. Quan sát  tế bào thịt quả cà chua chín:

- Cắt đôi quả cà chua chín, 

- Dùng kim mủi mác lấy ít thịt quả để lên lam kính.

- Nhỏ 1 giọt nước lên vật mẩu và đậy lamen lại thật nhẹ.

- Để lên bàn kính quan sát .

- Vẽ hình quan sát  được.

- Hướng dẫn học sinh vẽ các hình quan sát  được dưới kinh hiển vi. Xác định các thành phần trong tế bào.

- Quan sát , xác định những thành phần trong tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua.

Ảnh đính kèm

Tế bào biểu bì vảy hành

 Ảnh đính kèm

Tế bào thịt quả cà chua.

 
       

4. Hướng dẫn về nhà:

-        Trả lời câu hỏi 1,2 (tr.27 SGK).

-        Soạn bài tiếp theo, vẽ hình 7.4 vào vở học.

-    Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.

D/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

Giáo án Sinh học 6 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật – Mẫu giáo án số 2

Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi

- Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua.Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm.

-  Vẽ tế bào quan sát được

 3. Thái độ:

- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.

- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.

- ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín.

 - Kính hiển vi, bộ đồ dùng thực hành ( 7 bộ )

2. Chuẩn bị của học sinh:

-  Mỗi nhóm một củ hành và một quả cà chua chín.

- Học kỹ lại bài 5.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp (2p)     

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu học sinh làm việc với phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1: Em muốn là nhà khoa học

Em hãy cho biết các dụng cụ dưới đây sử dụng để làm gi?

Cân điện tử                                          d. Kính thiên văn

Ống nghe (y tế)                                  e. Kính lúp

Đồng hồ bấm giây                             f. Thước mét.

Dụng cụ nào sẽ giúp các nhà khoa học trong việc quan sát những tình huống sau:

Nhà sinh vi sinh vật muốn nghiên cứu vi trùng trong phòng thí nghiệm bệnh viện

Nhà hóa học muốn đo nhiệt độ của một phản ứng hóa học

Nhà vật lí muốn đo thời gian rơi của một hòn đá thả từ độ cao 2m

Nhà thực vật học muốn đo được tốc độ tăng trưởng của một cây non

Bác sĩ muốn nghe nhịp đập của tim

Các nhà thiên văn học muốn nghiên cứu bề mặt của Mặt Trăng.

B2: GV: Tiết trước chúng ta đã học bài kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. Hôm nay các em sẽ đóng vai là các nhà khoa học sinh học : quan sát tế bào vẩy hành và tế bào thịt quả cà chua chín dưới kính hiển vi xem có gì khác với quan sát bằng mắt thường?

B3: GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày).

- GV yêu cầu HS:

          + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành.

          + Vẽ lại tế bào quan sát được.

          + Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn, đảm bảo an toàn.

B4: GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm (4 người) 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như kinh mũi mác, dao, lọ nước, côngtơhut, gấy thấm, lam kính...

- GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua.

- Gv hướng dẫn HS cách dử dụng đồ dùng thực hành.

HS: Cả lớp thảo luận về sản phẩm của cá nhân học sinh.

-HS trình bày phần đã chuẩn bị

- HS làm theo yêu cầu của GV.

** Năng lực HS cần có năng lực làm việc nhóm, năng lực ứng dụng thực tế, năng lực quan sát.

B.  Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi (24,)

Mục tiêu: Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi

B1: GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính.

B2: GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát.

Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng.

B3: GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. (Trong quá trình hướng dẫn các nhóm kiểm tra cách  sử dụng kính hiển vi, cho điểm học sinh)

B4: Yêu cầu HS quan sát :

- Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành

- Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín.

- Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng.

- HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV.

- Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng.

-HS quan sát tiêu bản mẫu.

- HS tiến hành quan sát : 2 tiêu bản

- Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành

- Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín.

* Cách làm tiêu bản để quan sát bằng KHV gồm 3 bước:

+ Lấy TB từ mẫu vật

+ Làm sạch và nhuộm màu

+ Ép mẫu vật lên bản kính

** Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề.

Năng lực thực hành các thí nghiệm.

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

C. Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả.

- GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả),

- Yêu cầu HS lau kính,  thu rọn  đồ dùng thực hành xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học.

D. Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Các nhóm quan sát chéo, tự nhận xét và cho điểm

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27.

- Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.

- Đọc trước Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật.

* Rút kinh nghiệm bài học.