Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoai của lá - Mẫu giáo án số 1

Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ

-Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.

2. Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.

-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

-Gio dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

II/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Chuẩn bị một số loại cành: hồng, dâm bụt, trúc đào, ổi, rau cải, tre, nứa, cỏ nhọ nồi, rau muống, me, cỏ lào,....

-Tranh phóng to 19.2 à 19.5. Kẻ bảng SGK tr.63 vào vở bài tập.

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị một số loại cành: hồng, dâm bụt, trúc đào, ổi, rau cải, tre, nứa, cỏ nhọ nồi, rau muống, me,....

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các loại thân biến dạng và chức năng của từng loại thân biến dạng.

- Cây xương rồng có đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?

3.Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời: Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào? Chúng có nhiệm vụ gì?

Từ câu trả lời của HS GV dẫn vào bài: “Qua 2 chương trước, chúng ta đã học về thân, rễ và biết sơ về lá là có chức năng quang hợp. Vậy tiết này và các tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về lá. Lá là cơ quan sinh dưỡng rất quan trọng nhiệm vụ của lá là tạo ra chất dinh dưỡng để nuôi cây. Vậy thì cấu tạo của lá như thế nào để đảm nhận được chức năng đó

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ

-Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

* GV kiểm tra công tác chuẩn bị mẫu của mỗi nhóm

* GV yêu cầu HS quan sát hình SGK tr.61 và căn cứ vào kiến thức bản thân -> trả lời câu hỏi: Lá có những bộ phận nào?

* GV nhận xét: Lá có cuống, phiến và gân. Một số lá thì cuống biến đổi thành bẹ lá?

* GV yêu cầu HS nhắc lại chức năng của lá.

“ Vậy đặc điểm ngoài của lá có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng”

a. Phiến lá:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.61 và hướng dẫn HS quan sát mẫu bằng cách gọi HS nêu cách quan sát.

- GV yêu cầu nhóm HS tiến hành quan sát mẫu của nhóm

- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát.

- GV ghi nhận ý kiến của các nhóm trện bảng -> nhận xét -> hỏi: Từ đó các em có kết luận gì?

- GV hỏi: Tác dụng của phiến lá?

- GV cho HS ghi bài

b. Gân lá:

- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc thông tin SGK tr.62, kết hợp với quan sát mẫu vật.

- GV kiểm tra từng nhóm bằng cách đặt câu hỏi với từng mẫu vật nhóm.

- GV hỏi: Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế.

c. Lá đơn, lá kép

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, kết hợp với SGK -> phân biệt được lá đơn, lá kép.

- GV yêu cầu HS phân biệt lá dâm bụt, lá phượng, lá khế, lá mồng tơi, lá hoa hồng lá nào là lá đơn? Lá nào là lá kép?

- GV yêu cầu HS xác định cuống chính của lá trên mẫu vật

- GV yêu cầu HS phân loại lá đơn, lá kép trong những lá GV đã chuẩn bị.

- GV rút kết luận, cho HS ghi bài.

* Nhóm HS để mẫu lên bàn cho GV kiểm tra

* HS trả lời câu hỏi: Cuống lá, phiến, gân lá.

* HS lắng nghe

* HS nhắc lại lá có chức năng quang hợp.

- HS đọc thông tin -> nêu cách quan sát mẫu: Hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích phiến so với cuống.

- HS quan sát mẫu theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát

- HS kết luận: Phiến lá có hình bản dẹt, là phần rộng nhất, có màu lục.

- HS trả lời đạt: Hứng được nhiều ánh sáng

- HS quan sát hình và đọc thông tin SGK tr.62, kết hợp với quan sát mẫu vật -> hoàn thành mục 6SGK tr.62

- HS nêu mỗi loại gân 3 loại lá

- HS tìm ví dụ ngoài môi trường: Mía, mít, lục bình.

- HS quan sát mẫu, kết hợp với SGK -> phân biệt được lá đơn, lá kép.

- HS phân biệt:

+ Lá đơn: dâm bụt, mồng tơi.

+ Lá kép: lá phượng, lá hoa hồng, lá khế

- HS xác định cuống chính của lá trên mẫu vật

- HS phân loại lá đơn, lá kép trong những lá GV đã chuẩn bị -> lớp quan sát, bổ sung

1: Đặc điểm bên ngoài của lá

Lá gồm có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân.

a. Phiến lá:

Phiến lá có hình bản dẹt, là phần rộng nhất, có màu lục -> hứng được nhiều ánh sáng.

b. Gân lá:

Có 3 loại gân lá:

- Gân hình mạng.

- Gân song song.

- Gân hình cung.

c. Lá đơn, lá kép

Có 2 loại lá:

- Lá đơn: Mồng tơi

- Lá kép: Khế, phượng

- GV yêu cầu HS quan sát cách xếp lá trên cành của lá ổi, trúc đào, dâm bụt -> điền vào bảng thông tin SGK tr.63

- GV gọi HS đọc nhận xét

- GV hỏi: Có mấy cáh xếp lá trên cành, thân?

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu: bẻ gập lá và nhìn từ trên xuống

- GV hỏi:

1. Dù mọc đối, cách hay vòng nhưng cách mọc lá trên cành có chung điểm nào?

2. Cách mọc như thế có tác dụng gì?

- GV chốt ý, cho HS ghi bài

- HS quan sát cách sếp lá trên cành -> điền vào bảng thông tin SGK tr.63

- HS đọc nhận xét

+ Lá trúc đào : mọc vòng

+ Lá ổi: mọc đối

+ Lá dâm bụt: mọc cách

- HS trả lời: Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng

- HS lắng nghe

- HS trả lời đạt:

1. Lá mọc so le nhau.

2. Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng àquang hợp.

- HS ghi bài

2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành.

Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng -> giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Gân lá hình cung là một trong những đặc điểm nổi bật của loài thực vật nào dưới đây ?

A. Cao lương      B. Rẻ quạt      C. Gai      D. Địa liền

Câu 2. Cây nào dưới đây có lá kép lông chim ?

A. Ngũ gia bì      B. Chùm ngây      C. Xương sông     D. Rau muống biển

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?

A. Cỏ tranh      B. Khoai tây      C. Sen       D. Nghệ

Câu 4. Cây nào dưới đây có kiểu gân lá tương tự cây ngô ?

A. Bạc hà      B. Mã đề      C. Riềng      D. Trầu không

Câu 5. Cây nào dưới đây có lá mọc đối ?

A. Ổi      B. Mồng tơi      C. Dâu tằm      D. Dây huỳnh

Câu 6. Trong các loại cây dưới đây, cây nào có kích thước lá lớn nhất ?

A. Sen      B. Nong tằm       C. Bàng      D. Vàng tâm

Câu 7. Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu ?

A. 1 kiểu      B. 2 kiểu      C. 4 kiểu      D. 3 kiểu

Câu 8. Điều nào sau đây chứng tỏ lá cây rất đa dạng ?

1. Phiến lá với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau

2. Có 3 kiểu gân lá : gân hình mạng, gân song song, gân hình cung

3. Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành : mọc đối, mọc cách, mọc vòng

4. Có 2 kiểu lá : lá đơn, lá kép.

A. 1, 3, 4B. 1, 2, 3, 4C. 1, 2, 3D. 2, 3, 4

Câu 9. Cây nào dưới đây không có lá kép ?

A. Cây hoa hồng      B. Cây rau ngót     C. Cây phượng vĩ     D. Cây súng

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn ?

A. Tất cả các phương án đưa ra                   B. Mỗi cuống mang một hoặc hai phiến

C. Cuống và phiến rụng không cùng lúc       D. Cuống nằm ngay dưới chồi nách

Đáp án

1. D

2. B

3. B

4. C

5. A

6. B

7. D

8. B

9. D

10. D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây:

Những đặc điểm chứng minh lá rất đa dạng:

2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

Hoàn thành bài tập ép lá cây vào vở

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách, làm bài tập SGK tr.64.

- Đọc phần Em có biết ?

- Soạn bài tiếp theo. Vẽ hình 20.4 SGK vào vở học.

Rút kinh nghiệm:

Giáo án sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoai của lá - Mẫu giáo án số 2

Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

-Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết các bộ phân của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ, mẫu vật thật.

- Rèn kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chú ý nếu có điều kiện trọng nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.

Cho các cây sau đây, hãy cho biết chúng thuộc loại thân biến dạng nào?

Cây chuối, cây khoai tây, cây su hào, cây gừng, cây nghệ, cây dao.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Gv: Yêu cầu các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị để lên trước mặt bàn

B2: Gv: Nhận xét và khen ngợi sự chuẩn bị của hs

B3: Gv: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi dãy sẽ hát cho lớp nghe một bài hát trong đó có chứa từ lá ( lá của cây).

B4: Gv: Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài học.

VB: Lá thuộc cơ quan nào của cây? Chức năng của lá? Vậy lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng ấy? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

Hs: Cử đại diện hoặc cả nhóm sẽ cùng hát bài hát

Năng lực được hình thành cho HS: năng lực làm việc nhóm, năng lực trình bày.

B. Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá

Mục tiêu: Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

- GV: yêu cầu HS quan sát hình vẽ và mẫu vật đem theo sau đó trả lời câu hỏi:

+ Mỗi chiếc lá gồm những bộ phận nào?

+ Hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá như thế nào? Diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống?

+ Gân lá có những dạng nào?

+ Có mấy loại lá? Nêu đặc điểm của mỗi loại. Lấy VD cụ thể.

- GV cho HS hoạt động nhóm, kiểm tra phần trả lời của HS qua bảng phụ. Cho HS các nhóm nhận xét.

- GV chốt kiến thức.

- HS thực hiện theo lệnh của GV, yêu cầu trả lời được:

+ Mỗi lá gồm các bộ phận: cuống lá, phiến lá và gân lá.

+ Phiến lá đa số là bản dẹp và rộng, có màu xanh lục. Diện tích bề mặt phần phiến rộng hơn so với phần cuống.

+ Có 3 dạng: gân song song, hình cung và hình mạng.

+ Có 2 loại: lá đơn và lá kép. VD: lá kép: phượng, me, nhãn…

Lá đơn: ổi, bàng, mít…

*Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây => thực hiện chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp.

1. Đặc điểm bên ngoài của lá: Mỗi lá gồm: cuống lá, phiến lá và trên phiến lá có nhiều gân lá.

a, Phiến lá:

- Phiến lá có màu xanh lục, hình dạng và kích thước khác nhau.

- Chủ yếu dạng bản dẹt- là phần rộng nhất của lá => giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.

b, Gân lá: có 3 dạng: Gân song song, gân hình cung và gân hình mạng.

c, Lá đơn và lá kép:

- Lá đơn: mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cả cuống và phiến rụng cùng 1 lúc. VD?

- Lá kép: cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến (gọi là lá chét). Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. VD?

Hoạt động 2:Các kiểu xếp lá trên thân và cành

Mục tiêu: Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ SGK về các kiểu xếp lá trên cây:

+ Trình bày các kiểu xếp lá trên cây? Mỗi kiểu khác nhau ntn? Cho VD?

+ Các kiểu xếp lá có gì giống nhau?

- GV cho HS nhận xét sau đó bổ sung, chốt kiến thức.

- GV cho HS đọc KLC.

- HS thực hiện theo lệnh của GV, yêu cầu trả lời được:

+ 3 kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. VD?

+ Các lá đều xếp so le nhau => thu nhận được ánh sáng mặt trời để tham gia quang hợp.

- HS đọc kết luận chung.

2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành

- Có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, mọc đối và mọc vòng.

- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song

a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởib. Lá rau muống, lá cải

c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏd. Lá tre, lá lúa, lá cỏ.x

2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn

a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâub. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt

c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật.Xd.Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Gv: Đưa ra hàng loạt các mẫu lá cây thu thập được ngoài những mẫu ở SGK và yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là phiến lá, gân lá, lá đơn, lá kép, thuộc kiểu xếp lá nào.

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

* Chuẩn bị bài sau: Dùng băng dính đen ở phần giữa 1 lá khoai lang đang trồng (bịp cả hai mặt) theo H 21.1 SGK trang 64

Các nhóm làm thí nghiệm H 21.2 và ghikết quả vào vở.

* Rút kinh nghiệm bài học:.