Giáo án Sinh học 6 Bài 44: Sự phát triển của thế giới thực vật – Mẫu giáo án số 1
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được quá trình phát triển của giới Thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự di chuyền từ đời sống dưới nước lên cạn. Nêu được 3 giai đoạn chính phát triển của giới Thực vật
- Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng
- Phát biểu được giới thực vật xuất hiện và phát triển từ đơn giản đến phức tạp hơn, tiến hóa hơn .Thực vật hạt kín chiếm ưu thế hơn cả trong giới thựt vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, khái quát hóa.
- KNS: Phát triển kỷ năng đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi, phương pháp tư duy độc lập. Quan sát trực quan, thực hành, phân biệt, so sánh, rút ra kết luận.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh Sơ đồ phát triển của thực vật H 44.1 SGK tr.142.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là Phân loại thực vật ? Nêu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp.
- Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mổi ngành đó.
Đáp án:
+ Thực vật bậc thấp có
Các ngành tảo: Chưa có thân, lá, rễ; sống ở nước là chủ yếu
+ Thực vật bậc cao có
Ngành Rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt
Ngành Dương xỉ: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có bào tử
Ngành Hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có nón
Ngành Hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; có hạt; có hoa, quả
3. Bài mới: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Giời TV từ những dạng tảo đơn giản đến những cây hạt kín có cấu tạo phức tạp có mối quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra ntn? |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: quá trình phát triển của giới Thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự di chuyền từ đời sống dưới nước lên cạn. Nêu được 3 giai đoạn chính phát triển của giới Thực vật Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
||||||||||
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng - GV cho HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung. - GV yêu cầu HS thảo luận: 1.Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện như thế nào ? 2.Giới thực vật đã tiến hoá như nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản ? 3. Nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường thay đổi ? Lưu ý: GV có thể gợi ý khi HS gặp khó khăn ở câu 2 và 3: - Vì sao thực vật lên cạn? Chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống mới? -Các nhóm thực vật đã phát triển hoàn thiện dần như thế nào ? - Khi điều kiện sống thay đổi thực vật có những biến đổi gì để thích nghi với điều kiện sống ? - GV cho HS trả lời lớp bổ sung . - GV kết luận. |
- HS quan sát tranh 44.1 và và đọc kĩ câu a đến g sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng . - HS công bố đáp án của bản thân để cả lớp cùng nghe và bổ sung Đáp án: a, d, b, g, c, e. - HS thảo luận -> trả lời đạt: 1. Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản, xuất hiện ở nước. 2. Giới thực vật phát triển từ đơn giản -> phức tạp. Ví dụ: Sự hoàn thiện của một số cơ quan: rễ giả -> rễ thật; thân chưa phân nhánh -> phân nhánh; sinh sản bằng bào tử -> sinh sản bằng hạt. 3. Khi điều kiện môi trường thay đổi, thực vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện sống mới. Ví dụ: Thực vật chuyển từ nước lên cạn, thực vật xuất hiện rễ, thân, lá. - HS ghi bài. |
1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới Thực vật - Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên. - Thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp,chúng có cùng nguồn gốc và có quan hệ họ hàng. |
||||||||||
- GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1tìm thông tin trả lời các câu hỏi sau: 1. Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì? - GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung GV phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống: * Giai đoạn 1: Đại dương là chủ yếu -> tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước. * Giai đoạn 2: các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng -> thực vật lên cạn, có rễ, thân, lá thích nghi ở cạn * Giai đoạn 3: khí hậu khô và lạnh hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục -> thực vật Hạt kín có đặc điểm tiến hóa hơn hẳn: Noãn được bảo vệ trong bầu. Các đặc điểm cấu tạo và sinh sản hoàn thiện dần thích nghi với điều kiện sống thay đổi. - GV: cho HS ghi bài. |
- HS trả lời các câu hỏi: 1. Ba giai đoạn: *Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước. *Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. (chuyển từ đời sống ở nước lên cạn) *Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín - HS lắng nghe. - HS: Ghi bài. |
2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật. *Giai đoạn 1: xuất hiện thực vật ở nước *Giai đoạn 2: Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện *Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế thực vật hạt kín |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Trong lịch sử phát triển của giới Thực vật, Quyết trần có nguồn gốc từ A. Tảo đơn bào nguyên thủy. B. Tảo đa bào nguyên thủy. C. Rêu. D. Quyết. Câu 2. Trong lịch sử Trái Đất, Quyết phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu như thế nào ? A. Nóng và khô hanh B. Nóng và ẩm C. Lạnh và khô hanh D. Lạnh và ẩm Câu 3. Quyết cổ đại còn có tên gọi khác là gì ? A. Dương xỉ B. Hạt trần C. Quyết trần D. Dương xỉ cổ Câu 4. Quá trình phát triển của giới Thực vật trải qua 3 giai đoạn chính theo trình tự sớm muộn như sau : A. các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện ; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước ; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín. B. các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện ; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín ; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước. C. sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước ; các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện ; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín. D. sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín ; các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện ; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước. Câu 5. Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với A. tốc độ sinh sản của chúng. B. sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất. C. cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài. D. sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người. Câu 6. Thực vật ở cạn đầu tiên là A. Tảo đa bào nguyên thủy. B. Quyết trần. C. Quyết cổ đại. D. Dương xỉ cổ. Câu 7. Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào xuất hiện sau cùng ? A. Rêu B. Hạt trần C. Hạt kín D. Dương xỉ Câu 8. Trên Trái Đất, thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào ? A. Diện tích đất liền dần mở rộng B. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất C. Xảy ra hiện tượng trôi dạt lục địa D. Khí hậu trở nên khô và lạnh (thời kì Băng hà) Câu 9. Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi A. khí hậu trở nên khô và lạnh. B. khí hậu nóng và rất ẩm. C. các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất. D. diện tích đất liền ngày một thu hẹp. Câu 10. Trong các nhóm thực vật ngày nay, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất ? A. Hạt trần B. Dương xỉ C. Rêu D. Tảo Đáp án
|
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Có thể Hiểu được và giải thích được tổ tiên chung của mọi sinh vật cũng như giới TV ngày nay là các cơ thể sống đầu tiên, chúng xuất hiện trong các đại dương. - Giải thích được nguồn gốc đa dạng của giới TV. 2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||
Vẽ sơ đồ tư duy |
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
-Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng. Kẻ bảng trang 144 vào vở BT.
Giáo án Sinh học 6 Bài 44: Sự phát triển của thế giới thực vật – Mẫu giáo án số 2
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
-> Từ đơn giản đến phức tạp, tiến hoá hơn.
- Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín.
Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hoá hơn cả trong giới thực vật thể hiện qua: Đa dạng môi trường sống, đa dạng loài, số lượng cá thể trong loài,..
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá kiến thức, kĩ năng thảo luận nhóm.
3.Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: - Sơ đồ phát triển của giới thực vật.
- Nội dung các câu cần sắp xếp.
2. Chuẩn bị của HS: xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp học (2p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
1/Ghép các chữ cáI a,b,c…ở cột B với các số 1,2,3.. ở cột A để có câu trả lời đúng vào cột C
Cột A |
Cột B |
Cột C |
1.ngành rêu 2.Ngành dương xỉ 3.Ngành tảo 4.Ngành hạt trần 5.Ngành hạt kín |
a.Chưa có rễ b.Rễ giả, lá nhỏ hẹp, nơi ẩm c.Rễ thật, lá đa dạng d.Sinh sản bằng bào tử e.Sinh sản bằng hạt hạt, có nón g.Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. |
2/ Thế nào là phân loại thực vật, nêu các bậc phân loại?
3. Bài học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên cho học sinh ôn lại các nhóm thực vật đã học, kể tên các nhóm. - Nhóm nào sống ở nước? Nhóm nào sống trên cạn? - Nhóm nào có cấu tạo đơn giản? Nhóm nào có cấu tạo phức tạp? - Theo các em, nhóm nào sẽ xuất hiện trước? Nhóm nào xuất hiện sau? - Tại sao chúng lại phát triển theo chiều hướng phức tạp dần về cấu tạo? Học sinh trình bày các dự đoán theo ý kiến chủ quan của các em. Để có câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. |
||
B. Hình thành kiến thức: (30p) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Mở bài: giới TV từ những dạng đơn giản nhất(tảo) đến những cây hạt kín cấu tạo phức tạp có quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. |
||
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật Mục tiêu: Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản. |
||
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1,thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142. -GV chiếu sơ đồ . B2:GV yêu cầu HS nêu khái niệm : Phân loại thực vật. Gv chiếu nội dung yêu cầu của phân thảo luận . B3:Gv lưu ý HS : Đặc điểm cấu tạo và sinh sản phụ thuộc vào moi trường sống. B4:Gv hoàn thiện kiến thức cho HS, nêu rõ đặc điểm thích nghi với môi trường thể hiện sự tiến hoá của động vật. |
HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1 thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142 Đại diện HS lần lượt đọc các câu trả lời theo thứ tự từ 1 đến 6. Yêu cầu: 1- a; 2- d; 3- b; 4- g; 5- c; 6-e - Hs khác nhận xét, bổ sung. HS nghiên cứu lại phần lệnh tam giác 1, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác 2. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
- Tổ tiên của thực vật là tảo nguyên thuỷ. - Giới thực vật xuất hiện dần dần từ dạng đơn giản đến những dạng phức tạp nhất thể hiện sự phát triển. Quá trình này phụ thuộcnhiều vào sự thay đổi các điều kiện của môi trường. |
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật. Mục tiêu: Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín. |
||
B1:GV yêu cầu HS quan sát lại sơ đồ H 44.1 SGK cho biết 3 giai đoạn chính của giới Thực vật. B2:Gv hoàn chỉnh lại 3 giai đoạn cho đúng. + Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước. + Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín. B3:Gv phân tích từng giai đoạn cho HS nắm được bằng các câu hỏi: + Giai đoạn 1:? Điều kiện môi trường ? Nhóm thực vật nào xuất hiện và phát triển. ? Sự thích nghi với môi trường. + Giai đoạn 2: ? Điều kiện môi trường + Giai đoạn 3:? Đặc điểm tiến hoá của Hạt kín. B4:Gv cung cấp thông tin thể hiện sự đa dạng của hạt kín. |
- HS quan sát nghiên cứu thông tin: sơ đồ H 44.1 SGK để phân chia các giai đoạn phát triển chính của TV theo ý hiểu của mình. - HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi của GV.Yêu cầu nêu được: - Nước là chủ yếu. - Tảo - Cơ thể có cấu tạo đơn giản. - Có nhiều thay đổi. - Rêu và Hạt trần. - Cơ quan sinh sản tiến hoá nhất. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. |
Quá trình phát triển của TV có 3 giai đoạn chính: + Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước. + Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. + Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín. Ghi nhớ : SGK/ 143. |
C. Củng cố (2p) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. ? Bài học hôm nay cần nắm vấn đề gì? GV yêu cầu HS làm Bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Tổ tiên chung của mọi sinh vật cũng như giới TV ngày nay là ………………… chúng xuất hiện trong các …………………… - Dạng TV xuất hiện đầu tiên là……………………, dạng TV xuất hiện sau cùng là …………………… - Các TV ở cạn bao gồm ……………………….. - Sự chuyển môi trường sống từ dưới ……….. lên ……….là nguyên nhân chính khiến cho TV phát triển từ thấp đến cao. - Sự xuất hiện của các TV mới trong quá trình phát triển gắn liền với sự thay đổi của.. |
||
D. Vận dụng tìm tòi: (3p) - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Trong các ngành thực vật đã học, ngành nào chiếm ưu thế nhất? Vì sao? Yêu cầu: Tảo nguyên thuỷ là tổ tiên của thực vật. Từ chưa có rễ, thân rễ lá đến có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Từ sinh sản bằng hình thức đứt đoạn đến sinh sản bằng hạt nằm trong quả. Các nhóm thực vật mới xuất hiện thích nghi hơn với điều kiện môI trường thay đổi. |
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1p)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Nghiên cứu trước bài 45
* Rút kinh nghiệm bài học: