Giáo án Sinh học 6 Bài Kiểm tra 1 tiết
KIỂM TRA 45 PHÚT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được: Cấu tạo TB thực vật, sự phân chia TB, các loại rễ, các miền rễ, sự hút nước và MK, cấu tạo của thân, vận chuyển các chất trong thân…
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
-Xây dựng ý thức tự giác trong quá trình làm bài kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết lập ma trận.
Các chủ đề chính |
Các mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Chương II:Rễ |
Câu 2: 0,5đ |
Câu 1: 3,0đ |
Câu 1: 0,5 đ |
Câu 3: 2,0đ |
Câu 2: 2,0 đ |
||
Chương III: Thân |
Câu 3, 5: 0,5đ/câu |
Câu 4, 6: 0,5đ/câu |
|||||
TỔNG |
1 câu 0,5đ |
1 câu 3,0đ |
4 câu 1,5đ |
1 câu 2,0đ |
2 câu 1,0đ |
1 câu 2,0 đ |
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Chuẩn bị giấy kiểm tra, viết, thức.
III/ TIẾN HÀNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp: nắm sĩ số.
2. Phát đề:
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
1/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây rễ chùm?
a. Ngô, hành , lúa, xả; b. Cam, lúa, ngô, ớt;
c. Dừa, cải, nhãn, hành; d. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu.
2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm?
a. Mướp, tràm, mận, ổi; b. Phượng, bàng, tràm, mít;
c. Lim, đay, chuối, mía; d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt.
3/ Cấu tạo trong trụ giữa của thân non gồm:
a. Thịt vỏ và mạch rây; b. Thịt vỏ và ruột;
c. Mạch rây và mạch gỗ, ruột; d. Vỏ và mạch gỗ.
4/ Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ:
a. Miền trưởng thành; b. Miền sinh trưởng;
c. Miền chóp rễ; d. Các lông hút.
5/ Chồi hoa sẽ phát triển thành:
a. Chồi cành; b. Cành mang lá;
c. Cành mang hoa; d. Chồi lá.
6/ Chồi ngọn mọc ở đâu:
a. Ngọn cành; b. Nách lá;
c. Ngọn thân; d. Ngọn cành hoặc ngọn thân.
B. TỰ LUẬN.(7 điểm)
Câu 1: Hãy kể tên các loại rễ biến dạng, mỗi loại cho 02 ví dụ? (3 điểm)
Câu 2: Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chối lá? (2 điểm)
Câu 3: Hãy
cho biết con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây? (2 điểm)
ĐÁP ÁN
A. TRẮCNGHIỆM. (3 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đề |
a |
b |
c |
d |
c |
D |
B. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1 : (3đ)
- Rễ củ: ví dụ: Củ sắn, củ khoai lang.(0,75 đ)
- Rễ móc: ví dụ: Trầu không, hồ tiêu.(0,75 đ)
- Rễ thở: ví dụ: Rễ bần, bụt mọc.(0,75 đ)
- Giác mút: ví dụ: Tầm gửi, tơ hồng.(0,75 đ)
Câu 2: (2đ)
- Giống nhau: Đều có mầm lá bao bọc.(1,0đ)
- Khác nhau: Chồi lá có ở mô phân sinh ngọn, chồi hoa có ở mầm hoa. (1,0đ)
Câu 3: (2đ)
- Nước từ đất đi vào tế bào lông hút. (1,0đ)
- Nước từ tế báo lông hút đi qua thịt vỏ và đi vào mạch gỗ.(1,0đ)
Rút kinh nghiệm: