Giáo án Sinh học 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật – Mẫu giáo án số 1

Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT

A/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Hiểu được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

-Nêu được những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.

-Nêu được khái niệm về mô.

2. Kĩ năng:

-Phát triển kỹ năng quan sát.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh từ 7.1 đến 7.4 theo SGK

-Tranh về 1 vài loại mô thực vật.

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Đọc bài trước ở nhà, vẽ hình 7.4 vào vở bài học.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vãy hành, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Vậy có phải tất cả các thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vãy hành hay không?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

-thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.

-khái niệm về mô.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

1: Hình dạng và kích thước của tế bào:- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK tr.23, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi:

1.Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?

2. Hãy nhận xét hình dạng của tế bào?


- GV lưu ý: có thể HS nói là có nhiều ô nhỏ. GV chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
-GV kết luận: Các cơ quan của thực vật như là rễ, thân, lá, hoa, quả đều có cấu tạo bởi các tế bào. Các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì của vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây, ……Ngay trong cùng 1 cơ quan, có nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ thân cây có tế bào biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.

-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, rút ra nhận xét về kích thước tế bào.

- GV nhận xét ý kiến của HS, rút ra kết luận, cung cấp thêm thông tin: Kích thước của các loại tế bào thực vật rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào biểu bì vảy hành, mà mắt không nhìn thấy được. Nhưng cũng có những tế bào khá lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai mà mắt ta nhìn thấy được. Có nhiều loại tế bào như tế bào mô phân sinh, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và chiều rộng không khác nhau, nhưng cũng có những loại tế bào có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng như tép bưởi, sợi gai.

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

1: Hình dạng và kích thước của tế bào:- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin,cá nhân trả lời câu hỏi đạt:

1. Đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào.

2.Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: đa giác, trứng, sợi dài…

- HS lắng nghe.

- Nhận xét: TB có kích thước khác nhau tùy theo loài cây và cơ quan.

-HS đọc thông tin-> trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung

- HS lắng nghe.

- HS ghi bài vào vở.

1. Hình dạng và kích thước của tế bao:

- Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đềuđược cấu tạo bởi các tế bào.

- Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau: TB nhiều cạnh như vãy hành, hình trứng như quả cà chua …

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung tr.24 SGK, quan sát hình 7.4 SGK tr.24.

- GV treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật -> gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV kết luận: Tuy hình dạng, kích thước tế bào khác nhau nhưng chúng đều có các thành phần chính là vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

- GV mở rộng: Lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.

- GV cho HS ghi bài

- HS đọc thông tin 1 tr.24 SGK. Kết hợp quan sát hình 7.4 SGK tr. 24.

- HS lên bảng chỉ tranh và nêu chức năng từng bộ phận:

+ Vách TB

+ Màng sinh chất

+ Chất TB

+ Nhân …

- HS khác nhận xét.

- HS nghe!

- HS ghi bài vào vở

2. Cấu tạo tế bào:

Tế bào gồm:

+ Vách tế bào.

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào.

+ Nhân.

+ Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

 

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.5 SGK tr.25 trả lời câu hỏi:

1.Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng một loại mô, của các loại mô khác nhau?

.Rút ra định nghĩa mô.

- GV nhận xét, cho HS ghi bài.

- GV bổ sung thêm: Chức năng của các tế bào trong một mô, nhấtlà mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.

- HS quan sát sát hình 7.5 SGK tr.25 trả lời câu hỏi:

1. Các tế bào trong cùng loại mô có cấu tạo giống nhau, của từng mô khác nhau thì có cấu tạo khác nhau.

2. Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.

- HS ghi bài vào vở

3. Mô

Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất ?

A. Tế bào mô phân sinh ngọn   B. Tế bào sợi gai

C. Tế bào thịt quả cà chua       D. Tế bào tép bưởi

Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu ?

A. Nhân      B. Không bào   C. Ti thể      D. Lục lạp

Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ?

A. Không bào  B. Nhân  C. Màng sinh chất   D. Lục lạp

Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật ?

A. Không bào  B. Nhân  C. Màng sinh chất   D. Lục lạp

Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?

A. Chất tế bào  B. Vách tế bào   C. Nhân  D. Màng sinh chất

Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật ?

1. Chất tế bào  2. Màng sinh chất  3. Vách tế bào  4. Nhân

A. 3      B. 2   C. 1     D. 4

Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?

A. Chất tế bào  B. Vách tế bào  C. Nhân  D. Màng sinh chất

Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó ?

A. Không bào   B. Nhân  C. Vách tế bào   D. Màng sinh chất

Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : ... là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.

A. Bào quan B. Mô  C. Hệ cơ quan  D. Cơ thể

Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ?

A. Antonie Leeuwenhoek  B. Gregor Mendel

C. Charles Darwin            D. Robert Hook

Đáp án

1. B

2. B

3. C

4. A

5. C

6. A

7. A

8. C

9. B

10. D

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

--Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào?

-Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

-Mô là gì?

2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

Vẽ lại tế bào trên khổ giấy A4

 

4. Hướng dẫn về nhà:

-Học bài và trả lời câu hỏi còn lại.

-Đọc phần Em có biết ?

-Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (học ở Tiểu học)

-Soạn bài tiếp theo, vẽ hình 8.2 vào vở học.

Giáo án Sinh học 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật – Mẫu giáo án số 2

Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.

-Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin

- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK. Bảng phụ

2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp (2p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Nêu các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào biểu bì vảy hành và cho biết hình dạng của tế bào vảy hành.

Kiểm tra hình vẽ tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chuaHS đã làm ở nhà.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV: Cho học sinh tham gia trò chơi “Họa sĩ nhí” theo nhóm

B2: GV: Thu sản phẩm nhận xét đánh giá tuyên dương tổ hoàn thiện xuất sắc.

B3: GV: Bất cứ cơ thể sống nào cũng đều được cấu tạo bởi những đơn vị cơ bản là tế bào. Thực vật được cấu tạo bởi tập hợp các tế bào cũng những cái cây trong bức tranh vừa hoàn thành được xây dựng từ tập hợp những hạt cát. Vậy tế bào thực vật có hình thái và cấu tạo như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp sau bài học hôm nay!

HS: Mỗi nhóm hoàn thiện một bức tranh cát với chủ đề cây xanh.

Năng lực HS: năng lực làm việc nhóm, năng lực trình bày, năng lực quan sát liên hệ thực tiễn.

B. Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào (12,)

Mục tiêu: Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh 7.1; 7.2; 7.3 từ đó rút ra điều gì chung cho 3 bộ phận: rễ, thân, lá?

- Qua hình vẽ hãy nêu 1 số hình dạng của TBTV.

- Kết luận gì về kích thước và hình dạng của TBTV?

- Xem và nghiên cứu kỹ bảng số liệu SGK cho biết nói lên điều gì?

- HS sau khi quan sát và trả lời được: Tất cả đều có cấu tạo bằng TB.

- Hình đa giác, hình tròn, hình trứng, hìnhbầu dục…

- TBTV rất bé và đa dạng.

- Cho biết TB các bộ phận và các cây khác nhau thì có kích thước khác nhau.

1. Hình dạng và kích thước của tế bào:

- Tất cả các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá) đều được cấu tạo bằng tế bào.

- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình đa giác, hình cầu, hình trứng, hình sao…

- Tế bào thực vật có kích thước khác nhau. Ví dụ:

+ Kích thước rất nhỏ như: Tế bào mô phân sinh ngọn, biểu bì vảy hành…

+ Kích thước lớn như: Tế bào sợi gai, tế bào tép bưởi,…

**Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực thực hành các thí nghiệm

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo tế bào(15,)

Mục tiêu: Nêu được thành phần cấu tạo của tế bào.

- GV cho HS nghiên cứu hình vẽ cấu tạo của TBTV

- Yêu cầu HS đọc thông tin và tìm hiểu sau đó trả lời câu hỏi (Hoạt động nhóm)

+ TBTV có cấu tạo gồm mấy phần?

+ Nêu tên và chức năng chính của mỗi phần?

TH: Trong TB lá có bộ phận nào khác với các tế bào khác. Bộ phận đó có tầm quan trọng như thế nào đối với môi trường sống của thực vật và với dời sống con người.

- GV vẽ hình câm về 1 TBTV cho HS lên chú thích hình vẽ và cả lớp bổ sung.

- GV bổ sung và chốt kiến thức

- HS đọc thông tin xong, cả lớp nghiên cứu SGK và trả lời:

+ Gồm 5 phần chính.

*Gồm

+Vách TB: làm cho TB có hình dạng.

+ Màng sinh chất: bao bọc chất TB

+ Chất TB: chứa các bào quan

+ Nhân: điều khiển các hoạt động sống của TB

+ Không bào: chứa dịch TB

HS: trong lá có diệp lục có sự trao đổi chất lấy khí cacbonic, chất khoáng và thải oxy làm không khí trong lành

- HS lên bảng hoàn thành.

2.Cấu tạo tế bào:

Gồm có:

- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa diệp lục).

- Nhân: Điều khiển hoạt động sống của tế bào.

- Không bào: Chứa dịch tế bào.

**Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực sử dụng kiến thức để giải thích, nhận biết hiện tượng thực tế

Hoạt động 3: Tìm hiểu mô(6,)

Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.

B1: GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát và đưa câu hỏi: (H7.5/sgk/25)

Yêu cầu: Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?

B2: GV đưa gợi ý: nhận xét vềhình dạng, cấu tạo, nguồn gốc và chức năng.

? Rút ra kết luận: mô là gì?

? Kể tên các loại mô?

B3: GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.

- Khái niệm mô: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

- HS quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Hs nêu được:

- Các tế bào ở cùng một mô có cùng hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc, và cùng thựchiện một chức năng riêng.

+ HS kể được các loại mô: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.

3. Mô:

- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

- Thực vật có các loại mô như: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ, mô bì, mô dẫn, mô tiết…

**Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực thực hành các thí nghiệm

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

C. Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2,3cuối bài.

D. Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- HS giải ô chữ nhanh, đúng, GV đánh giá điểm.

Hàng ngang số 1: thực vậtHàng ngang số 2: Nhân tế bào

Hàng ngang số 3: Không bàoHàng ngang số 4: Màng sinh chất

Hàng ngang số 5: Chất tế bàoÔ chữ hàng dọc: Tế bào.

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

- Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (lớp dưới).

- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học 6.

* Rút kinh nghiệm bài học: