Giáo án Sinh học 6 Bài 16: Thân to ra do đâu? mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài 16: Thân to ra do đâu? - Mẫu giáo án số 1

Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU ?

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Trả lời được câu hỏi: Thân to ra do đâu?

-Phân biệt được dác và ròng; tập xác định tuổi cây qua việc đếm vòng gỗ hằng năm.

2. Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

-Có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây xanh cải tạo môi trường + Tích hợp môi trường vào phần 2.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

II/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh phóng to hình 15.1, 16.1, 16.2.

-Đoạn thân gỗ già cưa ngang.

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Các nhóm chuẩn bị một số đoạn thân cây lâu năm.

-Đọc và soạn bài ở nhà.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non?

- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ?

3.Bài mới :

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cây trồng một thời gian sẽ thấy cây lớn lên. Sự lớn lên của cây không chỉ lớn lên về chiều cao (dài ra của thân) mà cây còn to ra.

Vậy thân to ra nhờ vào bộ phận nào?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: -Trả lời được câu hỏi: Thân to ra do đâu?

-Phân biệt được dác và ròng; tập xác định tuổi cây qua việc đếm vòng gỗ hằng năm.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 -> hỏi: Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non?

- GV lưu ý giải thích cho HS nếu HS cho rằng ở cây trưởng thành không có phần biểu bì.

- GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh: dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh, đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ - tách khẽ lớp gỗ này ra – lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt, đó là tầng sinh trụ.

- GV yêu cầu HS đọc SGK tr.51 -> thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

1. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?

2. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?

3. Thân to ra do đâu?

-> GV gọi đại diện nhóm lên trình bày

- GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra kết luận.

- HS quan sát tranh trên bảng, trả lời đạt yêu cầu: phát hiện ra tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

- HS lắng nghe, sau đó lên bảng chỉ lên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành.

- HS lắng nghe

- HS đọc to mục q SGk tr.51, thảo luận nhóm, trả lời đạt:

1. Tầng sinh vỏ: Nằm trong lớp thịt vỏ.

2. Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.

3. Do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- HS rút kết luận và ghi bài

1: Tầng phát sinh

Cây to ra l nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

+ Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năm sinh ra ngoài 1 lớp TB vỏ, phía trong 1 lớp thịt vỏ.

+ Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hàng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ.

- GV cho HS đọc SGK tr.51 và mục Em có biết SGK tr. 53, quan sát hình 16.2, 16.3 -> trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:

1. Tại sao có vòng gỗ màu sẫm và vòng gỗ màu sáng?

2. Làm thế nào để đếm được tuổi cây?

3. Vòng gỗ hằng năm là gì?

- GV gọi 1-2 nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây.

- GV nhận xét và cho điểm nhóm có kết quả đúng.

- GV: Giáo dục ý thức không nên bẻ cành cây, đu trèo, làm gẩy hoặc bóc vỏ cây.

- HS đọc SGK tr.51 và mục Em có biết SGK tr. 53, quan sát hình 16.2, 16.3 -> trao đổi nhóm, trả lời CH theo nội dung

1. SGK

2. Bằng cách đếm vòng gỗ hàng năm.

3. là các TB mạch gỗ xếp thành vòng.

- HS các nhóm đếm vòng gỗ trên miếng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp.

- HS ghi bài vào vở

- Nghe giảng.

2:Vòng gỗ hằng năm

Hằng năm, cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.

- GV yêu cầu HS đọc SGK tr.52 -> trả lời CH:

1. Thế nào là dác? Thế nào là ròng?

2. Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng.

- GV nhận xét

=> GV cần chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng.

- HS đọc SGK tr.52 -> trả lời CH như nội dung SGK tr.52

1. Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài. Ròng là lớp gỗ màu thẫm rắn ơn dác nằm ở phía trong.

2. Dác phía ngoài, Ròng phía trong; Dác là TB mạch gỗ sống vận chuyển nước MK, Ròng là TB chết chức năng nâng đõ cây.

3: Dác và ròng. - Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngồi, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ.

HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?

A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ     B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ

C. Nằm phía ngoài mạch rây       D. Nằm bên trong mạch gỗ

Câu 2. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?

A. 5 loại      B. 2 loại       C. 3 loại      D. 4 loại

Câu 3. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành ?

A. Mô phân sinh gióng      B. Tầng sinh trụ

C. Tầng sinh vỏ               D. Ruột

Câu 4. Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ ?

A. Mạch gỗ      B. Ruột       C. Lớp biểu bì      D. Mạch rây

Câu 5. Cây nào dưới đây không có tầng sinh trụ ?

A. Bạch đàn      B. Sưa       C. Dừa      D. Đào

Câu 6. Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ?

A. Biểu bì và thịt vỏB. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ

C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch râyD. Mạch rây và mạch gỗ

Câu 7. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở cây thân gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp ... (1)..., phía trong một lớp ...(2)....

A. (1) : mạch rây ; (2) : thịt vỏ       B. (1) : thịt vỏ ; (2) : mạch rây

C. (1) : mạch gỗ ; (2) : mạch rây    D. (1) : mạch rây ; (2) : mạch gỗ

Câu 8. Vòng gỗ hằng năm được biểu hiện rõ nét nhất ở những cây thân gỗ sống ở

A. vùng cận nhiệt đới.       B. vùng nhiệt đới.

C. vùng ôn đới.                D. vùng hàn đới.

Câu 9. Vì sao khi tìm gỗ làm nhà, người ta lại lựa chọn lớp gỗ ròng thay vì gỗ dác ?

A. Vì phần gỗ này rắn chắc, ít bị mối mọt và có độ bền cơ học cao hơn gỗ dác

B. Vì phần gỗ này có màu sắc bắt mắt, vân đẹp hơn lớp gỗ dác

C. Vì phần gỗ này dễ phân cắt, đục đẽo và khắc các họa tiết theo ý muốn

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10. Ở thân cây gỗ lâu năm, lớp gỗ dác có đặc điểm nào sau đây ?

A. Có màu sáng hơn lớp gỗ ròng

B. Tất cả các phương án đưa ra

C. Nằm ở bên ngoài lớp gỗ ròng

D. Có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

Đáp án

1. B

2. B

3. A

4. D

5. C

6. C

7. D

8. B

9. A

10. B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Giải thích sự to ra của thân

Xác định tuổi cây bằng cách nào?

2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

-Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

-Đọc phần Em có biết ?

-Làm thí nghiệm bài 17: Chuẩn bị kính lúp, cốc chứa nước, hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc trắng, bình thuỷ tinh chứa nước pha màu.

-Ôn tập phần cấu tạo và chức năng của bó mạch

Giáo án sinh học 6 Bài 16: Thân to ra do đâu? - Mẫu giáo án số 2

Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU ?

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.

- Phân biệt được dác và dòng. Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)

- Tranh phóng to hình 15.1; 16.1; 16.2

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị 1 thớt, 1 cành cây bằng lăng... dao nhỏ, giấy lau.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau?

- Cấu tạo trong của thân non gồm: …………. phần chính: …….. và ……….. .

- Vỏ gồm: …………… và …………..

- Trụ giữa gồm: ……………… xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và. ……………… .

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Gv yêu cầu hs chơi trò chơi đoán tuổi cây:

- Gv đưa ra 3 miếng gỗ tròn là lát cắt ngang của 3 cây gỗ khác nhau, yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã đọc trước,thử đoán tuổi của các cây gỗ thông qua 3 miếng.

- Vào bài: Vậy chính xác các cây này có tuổi là bao nhiêu, cách tính tuổi như thế nào? Bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp điều này.

- Hs có thể có nhiều kết quả khác nhau.

Năng lực HS được hình thành: năng lực tư duy, năng lực liên hệ kiến thức thực tiễn.

B. Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh

Mục tiêu: Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.

B1: GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: cấu tạo trong của thân non như thế nào?

- Yêu cầu: Phát hiện được tầng sinh vỏ và sinh trụ)

B2: GV lưu ý: vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích.

HS các nhóm tập làm theo GV, tìm tầng sinh vỏ và sinh trụ.

- Yêu cầu:

+ Tầng sinh vỏ và sinh ra vỏ.

+ Tầng sinh trụ và sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.

+ Thân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

B3: GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh như SGV : Dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh (đó là tầng sinh vỏ). Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ – tách khẽ lớp vỏ này ra – lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt đó chình là tầng sinh trụ.

B4: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi.

-GV gọi đại diện nhóm lên chữa bài.

- GV nhận xét phần trao đổi của SH các nhóm, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động.

- HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy.

- 1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành.

- HS đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy.

- HS của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh và nội dung trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

1. Xác định tầng phát sinh

+ Tầng sinh vỏ: Vị trí :nằm trong lớp thịt vỏChức năng : sinh ra vỏ.

+ Tầng sinh trụ : Vị trí: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.Chức năng: sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.

- Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

**Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn

Hoạt động 2:Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây

Mục tiêu: Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.

B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:

? Thế nào là dác? Thế nào là ròng?

? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?

B2: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?

? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?

B3: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?

B4: GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng.

- Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm).

- HS đọc thông tin và quan sát hình 16.2 SGK trng 52 và trả lời 2 câu hỏi.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng).

2. Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây

Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.

- Thân cây gỗ già có dác và ròng.

Hoạt động 3:Tìm hiểu khái niệm dác và ròng

B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi:

? Thế nào là dác? Thế nào là ròng?

? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?

B2: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?

? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?

B3: GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng.

- Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm).

- HS đọc thông tin và quan sát hình 16.2 SGK trng 52 và trả lời 2 câu hỏi.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng).

3. Dác và ròng

- Dác là phần gỗ mềm, màu sáng ở bên ngoài à vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan.

- Ròng là phần gỗ cứng, sẫm màu ở bên trong à nâng đỡ cây.

**Năng lực nhận biết

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Năng lực sử dụng kiến thức để vận dụng thực tiễn.

Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự giải quyết vấn đề

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí và chức năng của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?

- Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

? Có thể xác dịnh được tuổi cây gỗ bằng cách nào.

Hs: Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng ( hoặc sẫm)

- Có thể xác định được tuổi của cây.

- Gv quay trở lại ba miếng gỗ ban đầu để tìm ra câu trả lời đúng nhất

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong sách luyện

- Chuẩn bị thí nghiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54.

- Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.

- Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn).

* Rút kinh nghiệm bài học: