Giáo án Sinh học 6 Bài Kiểm tra học kỳ II mới nhất

Giáo án Sinh học 6 Bài Kiểm tra học kỳ II – Mẫu giáo án số 1

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra những kiến thức cơ bản của HS trong học kỳ II.

+ Giúp học sinh Hiểu được đđ chung của thực vật, và phân biệt được cây hạt trần và cây hạt kín.

+ Hiểu được đđ chủ yếu, phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm.

+ Phân loại thực vật, giúp học sinh hiểu và hình dung khái hóa sự phân chia giới thực vật qua các quá trình phát triển.

+ Thực vật có vai trò như thế nào trong đời sống. Biết được thực vật đã góp phần điều hòa khí hậu, ngăn bụi, diệt vi khuẩn…qua đó biết được sự đa dạng của thực vật. Ngoài ra vi khuẩn là 1 sinh vật nhỏ bé, đã góp phần làm sạch môi trường.

+ Cũng cố kiến thức nấm và địa y.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.

- KNS: Vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế, hoàn thành tốt các bài kiểm tra.

3. Thái độ:

- Ý thức trung thực, tự tin trong quá trình làm kiểm tra.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

- Tư duy tích cực, ứng dụng kiến thức hoàn thành bài kiểm tra cuối kỳ.

III/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết lập ma trận.

Giới hạn chương trình từ tuần 26 đến 34.

Tên chủ đề

(Nội dung chương)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chương VIII: Các nhóm thực vật

(9 tiết)

 

- So sánh được thực vật thuộc lớp một lá mầm với thực vật thuộc lớp 2 lá mầm.

   

15%% = 1,5 điểm

 

100% = 1,5 điểm

   

Chương IX: Vai trò của thực vật.

(5 tiết)

 

- Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người.

   

20% = 2,0 điểm

 

100% = 2,0 điểm

   

Chương X: Vi khuẩn – Nấm – Địa y

(4 tiết)

- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân.

- Nêu được cấu tạo, vai trò của địa y.

 

- Nêu được nấm và vi khuẩn gây nên một số bệnh cho cây, động vật và người.

 

65% = 6,5 điểm

76,9% = 5,0 điểm

 

23,1% = 1,5 điểm

 

Tổng số câu: 5

100% = 10 điểm

2 câu

5,0 điểm

50%

2 câu

3,5 điểm

35%

1 câu

1,5 điểm

15%

 

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn tập kiến thức đã học.

III/ TIẾN HÀNH KIỂM TRA

Giáo án Sinh học 6 Bài Kiểm tra học kỳ II – Mẫu giáo án số 2

KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh và vận dụng kiến thức trong thực tiễn cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Đánh giá kĩ năng làm bài, kĩ năng trong toàn bộ quá trình học tập.

3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực

4. Năng lực:

 - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-  Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA.

1. Đề bài:

a)Sơ đồ ma trận

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Quả và hạt

(06 tiết)

- Nêu đặc điểm của quả khô và quả thịt. Cho ví dụ

     

20%=40 điểm

100% =  40 điểm

0 % = 0 điểm

0 % = 0 điểm

0 % = 0 điểm

2. Các nhóm thực vật

(10 tiết)

 

- Vì sao nói thực vật hạt Kín là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả

- Đặc điểm phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín

 

40% = 80 điểm

0 % = 0 điểm

75 % = 60 điểm

25 % = 20 điểm

0 % = 0 điểm

3. Vai trò của thực vật

(05 tiết)

- Nêu vai trò của thực vật  đối với động vật và với đời sống con người.

- Giải thích tại sao thực vật  hiện nay đặc biệt là thực vật quý hiếm ngày càng suy giảm.

   

20 % = 40 điểm

37 % = 15 điểm

63% = 25 điểm

0 % = 0 điểm

0 % = 0 điểm

4. Vi khuẩn – Nấm – Địa Y

(04 tiết)

- Mô tả hình dạng, kích thước, cấu tạo của vi khuẩn.

- Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu.

   

20% = 40 điểm

50 % = 20 điểm

0 % = 0 điểm

50% = 20 điểm

0 % = 0 điểm

Số câu:

Số điểm

100% = 200 điểm

3 câu

75 điểm

37.5 %

2 câu

85 điểm

42.5 %

2 câu

40 điểm

20 %

0 câu

0 điểm

0 %

b, Đề bài

Câu 1: Trình bày vai trò của thực vật. Giải thích tại sao thực vật hiện nay, đặc biệt là thực vật quý hiếm ngày càng suy giảm?

Câu 2: Nêu hình dạng, cấu tạo, vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên và đời sống con người, vì sao thức ăn để lâu bị ôi, thiu?

2. Đáp án

Câu 1:

- Thực vật có vai trò  đối với động vật: Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả oxy và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của động vật.Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.(0,5 đ)

-  Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

 Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng.Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. .(0,5 đ)

Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khoẻ con người nếu ta sử dụng không đúng cách..(0,5 đ)

- Đối với việc điều hoà khí hậu: Thực vật làm ổn định khí oxi và cacbonic trong không khí; giúp điều hoà khí hậu; làm giảm ô nhiễm môi trường..(0,5 đ)

- Đối với đất và nguồn nước:Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở đất; góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán; góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm..(0,5 đ)

* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có gí trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức..(0,5 đ)

- Biện pháp:

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng..(0,25 đ)

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm..(0,25 đ)

- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên …..(0,25 đ)

- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt...(0,25 đ)

Câu 2: (4 đ)

a) Đối với thiên nhiên;

-VK Tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, chúng phân huỷ các chất hữu cơ (xác động - thực vật) Thành các chất vô cơ ( nước, khí cacbonic ...) cho cây trồng. (0,5 đ)

b) Trong nông nghiệp:

-Một số vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu, tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng. Vi khuẩn còn có tác dụng làm đất tơi xốp, thoáng khí.(0,5 đ)

c) Trong công nghiệp:

- Nhiều VK được ứng dụng để sản xuất như: Sản xuất vitamin, axit amin, protêin làm sạch nước thải và môi trường.(0,5 đ)

d) Trong đời sống con người.

* Ích lợi của VK:

- Phân huỷ xác sinh vật thành các muối cần thiết cho cây trồng. cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng(0,5 đ)

- Lên men VK để chế biến thực phẩm, sản xuất mì chính ...(0,5 đ)

- Tạo thuốc kháng sinh, vitamin B12 ...để trị bệnh.(0,5 đ)

* Tác hại của VK:

- Nhiều VK ký sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng.(0,5 đ)

- Nhiều vi khuẩn hoại sinh lên men thối, làm ôi thiu, hỏng thức ăn, đồ dùng...(0,5 đ)

3) Củng cố

- Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.

* Rút kinh nghiệm bài học: