Giáo án Sinh học 6 Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín – Mẫu giáo án số 1
Bài 41: HẠT KÍN
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
-Nêu được tính chất đặc trưng của cây Hạt kín là có hoa và quả với hạt giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần.
-Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây Hạt kín.
-Biết cách quan sát cây Hạt kín.
2. Kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng quan sát, khái quát hóa.
* KNS: Rèn kĩ năng tư duy, kỷ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Kỷ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo dục ý thức tôn trọng, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, trực quan quan sát mẫu vật và trả lời các câu hỏi dựa trên việc quan sát thực tế, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
-Mẫu vật: các cây Hạt kín nếu nhỏ nhổ cả cây, nếu là cây to thì cắt một cành (cần có cơ quan sinh sản ). Một số quả.
-Kính lúp cầm tay, kim nhọn, dao nhọn.
- Bảng phụ bảng SGK tr.135
2. Học sinh:
-Đọc bài trước ở nhà.
-HS kẻ bảng trống theo mẫu tr.135 SGK vào vở bài tập (đã làm một số cây trước)
-HS chuẩn bị mẫu theo sự dặn dò của GV
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
3.Bài mới : HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu:Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Quan sát hình ảnh của một số hạt kín, Gv dẫn vào bài... |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: tính chất đặc trưng của cây Hạt kín là có hoa và quả với hạt giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV tổ chức nhóm quan sát mẫu như trong SGK hướng dẫn. - GV treo bảng phụ có nội dung như bảng tr. 135 nhưng để trống tên cây và đặc điểm. - GV cho HS kẻ bảng vào vở. |
- HS quan sát mẫu nhóm đã chuẩn bị -> ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng đã kẻ sẵn. - Đại diện nhóm lên điền bảng. - HS ghi bài vào vở. |
1: Quan sát cây có hoa Như kết quả quan sát mẫu vật của HS. |
PHIẾU HỌC TẬP
CÂY |
DẠNG THÂN |
DẠNG RỄ |
KIỂU LÁ |
GÂN LÁ |
CÁNH HOA |
QUẢ ( nếu có) |
MÔI TRƯỜNG SỐNG |
||
- GV cho HS đọc kết quả quan sát được. - GV treo bảng phụ, bổ sung thêm một vài cây điển hình. - Căn cứ vào kết quả quan sát, GV hướng dẫn HS tìm kiến thức : 1. Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. - GV cung cấp: cây Hạt kín có mạch dẫn phát triển. 2. Cây Hạt kín tiến hóa hơn cây Hạt trần ở điểm nào ? 3. Nêu đặc điểm chung của cây Hạt kín? - GV nhận xét, cho HS ghi bài. |
- HS đọc kết quả quan sát. - HS bổ sung vào bảng. - HS ngiên cứu lại kết quả quan sát và trả lời đạt yêu cầu : 1. HS thấy được sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. - HS lắng nghe 2. Rễ, thân, lá đa dạng. Có hoa và quả chứa hạt bên trong. 3. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có mạch dẫn. Sinh sản bằng hạt. Hạt nằm trong quả. - HS ghi bài vào vở. |
2: Tìm hiểu đặc điểm cây Hạt kín Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, có một số đặc điểm sau: - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…), trong thân có mạch dẫn phát triển. - Cơ quan sinh sản có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây Hạt kín. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. - Môi trường sống đa dạng. -> Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả. |
|||||||
CÂY |
DẠNG THÂN |
DẠNG RỄ |
KIỂU LÁ |
GÂN LÁ |
CÁNH HOA |
QUẢ ( nếu có) |
MÔI TRƯỜNG SỐNG |
Cây cải |
cỏ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
rời |
khô, mở |
ở cạn |
Tre gai |
gỗ |
cọc |
đơn |
song song |
ở cạn |
||
Lục bình |
cỏ |
chùm |
đơn |
hình cung |
dính |
ở nước |
|
Lim xẹt |
gỗ |
cọc |
kép |
hình mạng |
rời |
khô |
ở cạn |
Dây huỳnh |
gỗ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
dính |
ở cạn |
|
Huệ |
cỏ |
chùm |
đơn |
song song |
rời |
hạch |
ở cạn |
Mẫu đơn |
gỗ |
cọc |
đơn |
hình mạng |
dính |
ở cạn |
HOẠT ĐỘNG 3:Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thực vật Hạt kín ? A. Có rễ thật sự B. Có hoa và quả C. Sinh sản bằng bào tử D. Thân có mạch dẫn Câu 2. Cây nào dưới đây có thân gỗ ? A. Hướng dương B. Lay ơn C. Bèo Nhật Bản D. Phật thủ Câu 3. Cây nào dưới đây có lá hình mạng ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Kinh giới C. Tre D. Địa liền Câu 4. Cây Hạt kín nào dưới đây có môi trường sống khác với những cây còn lại ? A. Rong đuôi chồn B. Hồ tiêu C. Bèo tây D. Bèo tấm Câu 5. Trong tổng số loài thực vật hiện biết, thực vật Hạt kín chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu ? A. 1/4 B. 4/7 C. 2/5 D. 3/8 Câu 6. Khi nói về thực vật Hạt kín, điều nào sau đây là đúng ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Hình thái đa dạng C. Phân bố rộng D. Chức năng sống hoàn thiện Câu 7. Lá đài của loài hoa nào dưới đây không có màu xanh lục ? A. Hoa bưởi B. Hoa hồng C. Hoa ly D. Hoa cà Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác ? A. Sinh sản bằng hạt B. Có hoa và quả C. Thân có mạch dẫn D. Sống chủ yếu ở cạn Câu 9. Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả có ý nghĩa thích nghi như thế nào ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm C. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài D. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống Câu 10. Rễ chùm không được tìm thấy ở cây nào dưới đây ? A. Rau dền B. Hành hoa C. Lúa D. Gừng Đáp án
|
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín? Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc quả, quả khác nhau 2. Báo cáo kết quả hoạtđộng và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
Quan sát một số cây có hoa và ghi lại các đặc điểm đã quan sát được |
4. Củng cố đánh giá:
-Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-Đọc phần Em có biết?
-Chuẩn bị mẫu vật: cây lúa, cây hành, cây huệ, cây bưởi con, cây râm bụt,…
-Kẻ bảng tr. 137 vào vở
Giáo án Sinh học 6 Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín – Mẫu giáo án số 2
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
- Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
- Ví dụ : cây bưởi, cam, chanh,...
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng toH 13.4vàH 29.1.4 sgk.
Mẫu vật : một số cây hạt kín có đủ bộ phận, 1 số loại quả : bưởi, cam.
2. Chuẩn bị của HS : Xem lại kiến thức về : các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá, kiểu gân lá, cấu tạo hoa, các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (2p)
2.Kiểm tra bài cũ (3p)
GV đưa bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cây thông thuộc ……………,là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: ………., có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng …….. nằm lộ trên các lá noãn ……….. (vì vậy mới có tên là ………………..). Chúng chưa có hoa và …… .
3. Bài học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu cây, hoa, quả, hạt của một số cây Hạt kín. Yêu cầu học sinh: - Nhận xét các cơ quan sinh dưỡng so với các cây thuộc các nhóm đã học? - Quả và hạt có gì khác so với cây Hạt trần? |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. Hình thành kiến thức (30p) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Mở bài: Chúng ta đã biết với nhiều cây có hoa như cam, đậu, ngô, lạc, khoai… chúng được gọi là những cây hạt kín. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Các cây có hoa. Mục tiêu: Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật nhóm mình lên bàn, quan sát dựa theo lệnh tam giác SGK/ 135 về các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV kiểm tra kết quả của mỗi nhóm. - GV chốt đáp án đúng. |
HS quan sát mẫu vật ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 135 theo hướng dẫn của GV. - HS sử dụng kính lúp để quan sát những cơ quan có kích thước nhỏ. Lập bảng SGK/ 135 - Nhóm kháctheo dõi, nhận xét, bổ sung nếu cần. |
* Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có những đặc điểm chung như sau: a, Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá b, Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Đặc điểm của các cây hạt kín. Mục tiêu: Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả) -GV yêu cầu HS quan sát lại bảng so sánh trên nhận xét về sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa của các cây. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Căn cứ vào kết quả bảng mục I -> Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá , hoa quả? - GV cung cấp cây hạt kín có mạch dẫn phát triển. + Nêu đặc điểm chung của các cây hạt kín? - GV bổ sung giúp HS rút ra được đặc điểm chung. GV hỏi: So sánh với cây hạt trần -> Thấy được sự tiến hóa của cây hạt kín như thế nào? TH: Môi trường sống của hạt kín đa dạng -> Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường |
- Căn cứ vào kết quả bảng mục 1, học sinh nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả. - Thảo luận giữa các nhóm -> rút ra đặc điểm chung của cây hạt kín. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Có hoa, quả chứa hạt bên trong. - Quả chứa hạt bên trong => Bảo vệ tốt hơn |
Đặc điểm của các cây hạt kín + Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có mạch dẫn. + Hạt nằm trong quả => được bảo vệ tốt hơn. + Sinh sản bằng hoa, quả, hạt. + Môi trường sống đa dạng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. Củng cố (2p) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì? GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng. 1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín. A. Cây mít, cây rêu, cây ớt. B. Cây thông, cây lúa, cây đào. C. Cây ổi, cây cam, cây đậu. D. Cây cải, cây dương xỉ, cây dừa. 2. Tính đặc trưng nhất của cây hạt kín là: A. Có rễ, thân, lá. B. Có sự sinh sản bằng hạt. C. Có hoa, quả chứa hạt. D. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D. Vận dụng tìm tòi: (3p) - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì? +Có rễ, thân, lá + Có sự sinh sản bằng hạt + Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả |
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1p)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước bài 42
- Mỗi nhóm mang một số cây 1 lá mầm: lúa, cỏ gà, thài lài,…
và cây 2 lá mầm: dâm bụt, đậu, cải, ….
* Rút kinh nghiệm bài học: