Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{3}{5}\) thì khi vẽ sơ đồ ta vẽ:
B. Số thứ nhất là \(3\) phần, số thứ hai là \(5\) phần
B. Số thứ nhất là \(3\) phần, số thứ hai là \(5\) phần
B. Số thứ nhất là \(3\) phần, số thứ hai là \(5\) phần
Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{3}{5}\) có nghĩa số thứ nhất bằng \(\dfrac{3}{5}\) số thứ hai. Vậy nếu coi số thứ hai là \(5\) phần thì số thứ nhất là \(3\) phần.
Vậy đáp án đúng là số thứ nhất là \(3\) phần, số thứ hai là \(5\) phần.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là \(175\). Tỉ số của hai số đó là \(\dfrac{2}{3}\).
Vậy số bé là
Tổng của hai số là \(175\). Tỉ số của hai số đó là \(\dfrac{2}{3}\).
Vậy số bé là
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(2 + 3 = 5\) (phần)
Số bé là:
\(175:5 \times 2 = 70\)
Đáp số: \(70\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(70\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là \(168\). Tỉ số của hai số đó là \(\dfrac{2}{5}\).
Vậy số lớn là
, số bé là
Tổng của hai số là \(168\). Tỉ số của hai số đó là \(\dfrac{2}{5}\).
Vậy số lớn là
, số bé là
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(2 + 5 = 7\) (phần)
Số bé là:
\(168:7 \times 2 = 48\)
Số lớn là:
\(168 - 48 = 120\)
Đáp số: Số bé: \(48\) ;
Số lớn: \(120\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(120\,\,;\,\,\,48\).
Lớp 4A có tất cả \(36\) học sinh. Biết số học sinh nữ bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
D. \(20\) học sinh nam; \(16\) học sinh nữ
D. \(20\) học sinh nam; \(16\) học sinh nữ
D. \(20\) học sinh nam; \(16\) học sinh nữ
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 5 = 9\) (phần)
Lớp 4A có số học sinh nam là:
\(36:9 \times 5 = 20\) (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh nữ là:
\(36 - 20 = 16\) (học sinh)
Đáp số: \(20\) học sinh nam;
\(16\) học sinh nữ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là số chẵn nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau. Biết số lớn gấp \(3\) lần số bé.
Vậy số lớn là
Tổng của hai số là số chẵn nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau. Biết số lớn gấp \(3\) lần số bé.
Vậy số lớn là
Số chẵn nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là \(1024\). Vậy tổng của hai số là \(1024\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(1 + 3 = 4\) (phần)
Số lớn là:
\(1024:4 \times 3 = 768\)
Đáp số: \(768\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(768\).
Giải bài toán theo sơ đồ sau:
C. Thùng thứ nhất: $84$ lít; thùng thứ hai: $112$ lít
C. Thùng thứ nhất: $84$ lít; thùng thứ hai: $112$ lít
C. Thùng thứ nhất: $84$ lít; thùng thứ hai: $112$ lít
Tổng số phần bằng nhau là:
\(3 + 4 = 7\) (phần)
Thùng thứ nhất có số lít nước là:
\(196:7 \times 3 = 84\) (lít)
Thùng thứ hai có số lít nước là:
\(196 - 84 = 112\) (lít)
Đáp số: Thùng thứ nhất: $84$ lít;
Thùng thứ hai : \(112\) lít.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là \(765\), nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé.
Vậy hiệu của hai số đó là
Tổng của hai số là \(765\), nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé.
Vậy hiệu của hai số đó là
Theo đề bài giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé nên tỉ số của số bé và số lớn là \(\dfrac{1}{4}\).
Ta có sơ đồ
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 1 = 5\) (phần)
Số lớn là:
\(765:5 \times 4 = 612\)
Số bé là:
\(765 - 612 = 153\)
Hiệu hai số đó là:
\(612 - 153 = 459\)
Đáp số: \(459\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(459\).
Trung bình cộng của hai số là \(520\). Tìm hai số đó, biết rằng gấp \(7\) lần số thứ nhất thì được số thứ hai.
A. Số thứ nhất: \(130\); số thứ hai: \(910\)
A. Số thứ nhất: \(130\); số thứ hai: \(910\)
A. Số thứ nhất: \(130\); số thứ hai: \(910\)
Tổng của hai số là
\(520 \times 2 = 1040\)
Gấp \(7\) lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{1}{7}\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(1 + 7 = 8\) (phần)
Số thứ nhất là:
\(1040:8 \times 1 = 130\)
Số thứ hai là:
\(1040 - 130 = 910\)
Đáp số: Số thứ nhất: \(130\);
Số thứ hai: \(910\).
Một hình chữ nhật có chu vi là \(112cm\). Biết chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{5}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
B. \(735c{m^2}\)
B. \(735c{m^2}\)
B. \(735c{m^2}\)
Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:
\(112:2 = 56\,(cm)\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(3 + 5 = 8\) (phần)
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
\(56:8 \times 5 = 35\,(cm)\)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
\(56 - 35 = 21\,(cm)\)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
\(35 \times 21 = 735\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(735c{m^2}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là \(2651\). Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Tổng của hai số là \(2651\). Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp \(10\) lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(10 + 1 = 11\) (phần)
Số bé là:
\(2651:11 \times 1 = 241\)
Số lớn là:
\(241 \times 10 = 2410\,\)
Đáp số: số bé: \(241\); số lớn: \(2410\).
Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự từ trái qua phải là \(241\,\,;\,\,\,2410\).
Bốn năm trước tuổi mẹ gấp \(7\) lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay, biết tổng số tuổi hiện nay của hai mẹ con là \(48\) tuổi.
D. Con \(9\) tuổi; mẹ \(39\) tuổi
D. Con \(9\) tuổi; mẹ \(39\) tuổi
D. Con \(9\) tuổi; mẹ \(39\) tuổi
Tổng số tuổi của hai mẹ con bốn năm trước là
\(48 - 4 - 4 = 40\) (tuổi)
Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con bốn năm trước:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(7 + 1 = 8\) (phần)
Tuổi con bốn năm trước là:
\(40:8 \times 1 = 5\) (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
\(5 + 4 = 9\,\) (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
\(48 - 9 = 39\,\) (tuổi)
Đáp số: Con \(9\) tuổi; mẹ \(39\) tuổi.
Một người có \(4\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(72kg\) gạo tẻ và \(23kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
B. \(316kg\) gạo tẻ; \(84kg\) gạo nếp
B. \(316kg\) gạo tẻ; \(84kg\) gạo nếp
B. \(316kg\) gạo tẻ; \(84kg\) gạo nếp
Đổi \(4\) tạ \( = 400kg\)
Sau khi bán, người đó còn lại số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:
\(400 - 72 - 23 = 305\,\,(kg)\)
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 1 = 5\) (phần)
Số gạo nếp còn lại sau khi bán là:
\(305:5 = 61\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(61 + 23 = 84\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo tẻ là:
\(400 - 84 = 316\,(kg)\)
Đáp số: \(316kg\) gạo tẻ; \(84kg\) gạo nếp.