Tỉ số của \(9\) và \(25\) là \(\dfrac{{25}}{9}\). Đúng hay sai?
Tỉ số của \(9\) và \(25\) là \(9:25\) hay \(\dfrac{9}{{25}}\).
Vậy khẳng định tỉ số của \(9\) và \(25\) là \(\dfrac{{25}}{9}\) là sai.
Hiệu của hai số là \(78\). Tỉ số của hai số đó là \(\dfrac{3}{4}\). Vậy số lớn là \(312\). Đúng hay sai?
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(4 - 3 = 1\) (phần)
Số lớn là:
\(78:1 \times 4 = 312\)
Đáp số: \(312\).
Vậy kết luận số lớn là \(312\) là đúng.
Tổng của hai số là \(238\). Biết rằng số lớn bằng \(\dfrac{5}{2}\) số bé. Vậy hai số đó là:
D. \(68\,\,;\,\,170\)
D. \(68\,\,;\,\,170\)
D. \(68\,\,;\,\,170\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(5 + 2 = 7\) (phần)
Số bé là:
\(238:7 \times 2 = 68\)
Số lớn là:
\(238 - 68 = 170\)
Đáp số: Số bé: \(68\) ;
Số lớn: \(170\).
Hai kho chứa được \(306\) tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng \(\dfrac{4}{5}\) số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
C. Kho thứ nhất: \(136\) tấn thóc; kho thứ hai: \(170\) tấn thóc
C. Kho thứ nhất: \(136\) tấn thóc; kho thứ hai: \(170\) tấn thóc
C. Kho thứ nhất: \(136\) tấn thóc; kho thứ hai: \(170\) tấn thóc
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 5 = 9\) (phần)
Kho thứ nhất chứa được số tấn thóc là:
\(306:9 \times 4 = 136\,\) (tấn)
Kho thứ hai chứa được số tấn thóc là:
\(306 - 136 = 170\) (tấn)
Đáp số: Kho thứ nhất: \(136\) tấn thóc;
Kho thứ hai: \(170\) tấn thóc.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu của hai số là số nhỏ nhất có bốn chữ số. Biết số thứ nhất gấp lên \(9\) lần thì được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
, số thứ hai là
Hiệu của hai số là số nhỏ nhất có bốn chữ số. Biết số thứ nhất gấp lên \(9\) lần thì được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
, số thứ hai là
Số nhỏ nhất có bốn chữ số là \(1000\). Vậy hiệu của hai số là \(1000\).
Theo đề bài số thứ nhất gấp lên \(9\) lần thì được số thứ hai nên tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là \(\dfrac{1}{9}\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(9 - 1 = 8\) (phần)
Số thứ nhất là:
\(1000:8 \times 1 = 125\)
Số thứ hai là:
\(125 + 1000 = 1125\)
Đáp số: Số thứ nhất : \(125\);
Số thứ hai: \(1125\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(125\,\,;\,\,1125\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu của hai số là số lớn nhất có ba chữ số, nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé.
Vậy tích của hai số đó là
Hiệu của hai số là số lớn nhất có ba chữ số, nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé.
Vậy tích của hai số đó là
Theo đề bài giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé nên tỉ số của số bé và số lớn là \(\dfrac{1}{4}\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(4 - 1 = 3\) (phần)
Số lớn là:
\(999:3 \times 4 = 1332\)
Số bé là:
\(1332 - 999 = 333\)
Tích hai số đó là:
\(1332 \times 333 = 443556\)
Đáp số: \(443556\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(443556\).
Trung bình cộng của hai số là \(325\). Tìm hai số đó, biết rằng số thứ nhất bằng \(\dfrac{2}{3}\) số thứ hai.
B. Số thứ nhất: \(260\); số thứ hai:\(390\)
B. Số thứ nhất: \(260\); số thứ hai:\(390\)
B. Số thứ nhất: \(260\); số thứ hai:\(390\)
Tổng của hai số là
\(325 \times 2 = 650\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(2 + 3 = 5\) (phần)
Số thứ nhất là:
\(650:5 \times 2 = 260\)
Số thứ hai là:
\(650 - 260 = 390\)
Đáp số: Số thứ nhất: \(260\);
Số thứ hai: \(390\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình chữ nhật có chu vi là \(468cm\). Biết chiều rộng bằng \(\dfrac{5}{8}\) chiều dài.
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là
\(c{m^2}\).
Một hình chữ nhật có chu vi là \(468cm\). Biết chiều rộng bằng \(\dfrac{5}{8}\) chiều dài.
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là
\(c{m^2}\).
Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:
\(468:2 = 234\,(cm)\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(5 + 8 = 13\) (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
\(234:13 \times 5 = 90\,(cm)\)
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
\(234 - 90 = 144\,(cm)\)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
\(144 \times 90 = 12960\,\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(12960c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(12960\).
Hiện nay mẹ hơn con \(32\) tuổi. Sau \(3\) năm nữa, tuổi mẹ gấp \(5\) lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Con \(5\) tuổi; mẹ \(37\) tuổi
A. Con \(5\) tuổi; mẹ \(37\) tuổi
A. Con \(5\) tuổi; mẹ \(37\) tuổi
Vì mỗi năm mỗi người tăng thêm 1 tuổi nên hiệu số tuổi không thay đổi. Hiện nay mẹ hơn con \(32\) tuổi thì sau \(3\) năm nữa, mẹ vẫn hơn con \(32\) tuổi .
Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con sau \(3\) năm nữa :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(5 - 1 = 4\) (phần)
Tuổi con sau \(3\) năm nữa là:
\(32:4 \times 1 = 8\) (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
\(8 - 3 = 5\) (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
\(5 + 32 = 37\) (tuổi)
Đáp số: Con \(5\) tuổi; mẹ \(37\) tuổi.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hiệu hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số. Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Hiệu hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số. Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
, số lớn là
Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(10 - 1 = 9\) (phần)
Số bé là:
\(990:9 \times 1 = 110\)
Số lớn là:
\(110 \times 10 = 1100\)
Đáp số: Số bé: \(110\);
Số lớn: \(1100\).
Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(110\,;\,\,1100\).
Một trang trại nuôi \(323\) con trâu và bò, sau đó người ta bán đi \(25\) con bò và \(18\) con trâu thì số con trâu còn lại bằng \(\dfrac{3}{5}\) số con bò còn lại. Hỏi trước khi bán số con bò của trang trại nhiều hơn số con trâu bao nhiêu con?
B. \(77\) con
B. \(77\) con
B. \(77\) con
Sau khi bán, tổng số con trâu và con bò còn lại là:
\(323 - 25 - 18 = 280\) (con)
Ta có sơ đồ biểu thị số trâu, bò còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(3 + 5 = 8\) (phần)
Số con trâu còn lại là:
$280:8 \times 3 = 105$ (con)
Lúc đầu nông trại có số con trâu là:
$105 + 18 = 123$ (con)
Lúc đầu nông trại có số con bò là:
$323 - 123 = 200$ (con)
Trước khi bán số con bò của trang trại nhiều hơn số con trâu số con là:
$200 - 123 = 77$ (con)
Đáp số: \(77\) con.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là \(250kg\), sau khi đem bán mỗi loại đi \(25kg\) thì số gạo nếp còn lại bằng \(\dfrac{2}{7}\) số gạo tẻ còn lại.
Vậy lúc đầu người đó có tất cả
tạ gạo.
Một người có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là \(250kg\), sau khi đem bán mỗi loại đi \(25kg\) thì số gạo nếp còn lại bằng \(\dfrac{2}{7}\) số gạo tẻ còn lại.
Vậy lúc đầu người đó có tất cả
tạ gạo.
Vì người đó đem bán đi mỗi loại gạo \(25kg\) nên hiệu số gạo tẻ còn lại và gạo nếp còn lại là không đổi và bằng \(250kg\).
Ta có sơ đồ biểu thị số gạo còn lại:
Hiệu số phần bằng nhau là:
$7 - 2 = 5$ (phần)
Số gạo nếp còn lại là:
$250:5 \times 2 = 100\left( {kg} \right)$
Số gạo nếp ban đầu là:
$100 + 25 = 125\left( {kg} \right)$
Số gạo tẻ ban đầu là:
$125 + 250 = 375\left( {kg} \right)$
Số gạo ban đầu người đó có là:
$125 + 375 = 500\left( {kg} \right)$
$500kg = 5$ tạ
Đáp số: \(5\) tạ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(5\).