Độ phì của đất là
Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
Ví dụ. Loài chè ưa khí hậu cận nhiệt với chế độ nhiệt mát mẻ, nguồn nước đủ, đất feralit hoặc đất badan màu mỡ, độ ẩm vừa phải, ánh sáng tốt.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
Ví dụ. Loài chè ưa khí hậu cận nhiệt với chế độ nhiệt mát mẻ, nguồn nước đủ, đất feralit hoặc đất badan màu mỡ, độ ẩm vừa phải, ánh sáng tốt.
Đặc điểm của gió Tây ôn đới là
Gió Tây ôn đới có phạm vi hoạt động từ 300-600 ở mỗi bán cầu, gió thổi gần như quanh năm, hướng tây là chủ yếu, gió có tính chất ẩm và mang lại nhiều mưa.
Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí: xích đạo, chí tuyến, ôn đới , cực.
Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là
Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là sinh quyển, bao gồm các loại cây trồng vật nuôi, động vật...
Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là
Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là sinh quyển, bao gồm các loại cây trồng vật nuôi, động vật...
Dao động thủy chiều lớn nhất khi
Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường, (diễn ra vào ngày 1 và 15 hàng tháng: không trăng, trăng tròn).
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo.
Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, các thung lũng, sông suối được gọi là
Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối,… được gọi là địa hình xâm thực.
Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí
Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí Bắc xích đạo và Nam xích đạo có cùng tính chất nóng ẩm.
Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
Hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm
Hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm: đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với các dòng biển
- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
=> Nhận xét A đúng.
- Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
=> Nhận xét C. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở cả hai bán cẩu đều cùng chiều kim đồng hồ là không đúng.
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương -> nhận xét B đúng
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa -> nhận xét D đúng.
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm
- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)
+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)
- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh. Khu vực này được gọi là vành đai lửa Thái Bình Dương.
Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố có vai trò quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và ẩm).
Ví dụ: Ở miền Bắc nước ta khí hậu có sự phân hóa đa dạng, với một mùa đông lạnh đã hình thành nên cơ cấu cây trồng đa dạng bao gồm các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới(su hào, bắp cải, đào, lê, chè, nhãn, ổi, xoài...). Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nên sinh vật chủ yếu là các loài xứ nóng, có nguồn gốc nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, cao su, cà phê,...).
Đâu không phải là hoạt động có tác động tích cực đến quá trình hình thành đất?
Xác định từ khóa “không phải là hoạt động tích cực” -> là hoạt động tiêu cực
Đốt rừng làm rẫy là suy giảm diện tích rừng ở vùng đồi núi -> gia tăng quá trình rửa trôi xói mòn vùng đất đồi núi, làm cho đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng.
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa vì
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
- Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn.
- Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn.
Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo
Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu nhiệt, ẩm). Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ và độ cao -> ảnh hưởng đến sự phân bố thảm thực vật.
=> Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình