Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Sách cánh diều
Thạch quyển là
Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.
Thạch quyển có độ dày khoảng ..........
Thạch quyển là có độ dày khoảng 100km.
Tại sao thạch quyển còn được gọi là quyển đá?
Vật chất chủ yếu cấu tạo nên thạch quyển ở trạng thái cứng và chủ yếu là các loại đá.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, thuyết kiến tạo mảng ra đời dựa trên
Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX, trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Wegener (1880 – 1930).
Bề mặt Trái Đất được chia thành ...... mảng kiến tạo lớn
Toàn bộ bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn
Khi hai mảng kiến tạo gặp nhau rồi dịch chuyển ngang sẽ tạo ra:
Hiện tượng trượt bằng: xảy ra khi hai mảng kiến tạo gặp nhau và dịch chuyển ngang.
Trong các địa điểm sau địa điểm nào được gây ra bởi hiện tượng trượt bằng?
Vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phooc-ni-a là kết quả của hiện tượng trượt bằng, xảy ra giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.
Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường là những nơi
Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường là những nơi không ổn định của vỏ Trái Đất.
Những quốc gia nào dưới đây thường xuyên bị đe dọa bởi các trận động đất và núi lửa?
Những quốc gia thường xuyên bị đe dọa bởi các trận động đất và núi lửa là: Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, ... do nằm trong vùng hoạt động của vành đai lửa Thái Bình Dương.
Tại sao người dân Nhật Bản và Philippin thường xuyên chịu hậu quả của các trận sóng thần?
Nhật Bản và Philippin là hai quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi bất ổn nhất của vỏ Trái Đất, các trận động đất và núi lửa ngầm dưới biển là nguyên nhân gây ra các đợt sóng thần cao hàng chục mét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai quốc gia này.
Các thiên tai nào dưới đây không gây ra bởi các nhân tố nội lực?
Nội lực là những lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất, tác động đến bề mặt Trái Đất, gây ra một số thiên tai như động đất, sóng thần, phun trào núi lửa, ...
Hạn hán là loại thiên tai được gây ra bởi khí hậu (nhân tố ngoại lực), không phải nội lực.
Nội lực là những lực sinh ra:
Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân nào sau đây không làm cho địa hình trở nên gồ ghề hơn?
- Bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn chủ yếu gây ra bởi các nhân tố nội lực, gồm sự phân hủy các chất phóng xạ, các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, sự chuyển động tự quay của Trái Đất, sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng, ... => Đáp án B, C, D loại.
- Nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời tạo ra các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, mưa, ... là các nhân tố ngoại lực, chúng làm cho bề mặt địa hình có xu hướng san bằng, bằng phẳng hơn.
Kết quả tác động đồng thời và liên tục của nội lực và ngoại lực tạo nên:
Kết quả tác động đồng thời và liên tục của nội lực và ngoại lực tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất, hiểu cách khác là sự biến dạng (thay đổi) của lớp vỏ Trái Đất.
Nội lực tác động theo phương nằm ngang thường gây ra các hiện tượng
Các vận động theo phương nằm ngang của nội lực thường gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
Hiện tượng uốn nếp thường xảy ra ở những nơi có các loại đá
Hiện tượng uốn nếp thường xảy ra ở những nơi có các loại đá: Trầm tích
Tại sao ở những nơi có đá trầm tích thường dễ bị nội lực làm cho uốn nếp?
Hiện tượng uốn nếp thường xuất hiện ở những nơi đá có độ dẻo cao, thường là đá trầm tích.
Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng
Hiện tượng uốn nếp: là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
Cho nhận định sau
“Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, có cấu tạo gồm toàn bộ lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti”. Đúng hay sai?
Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.
Khẳng định thạch quyển gồm toàn bộ lớp Manti là sai, vì lớp Manti gồm manti trên và manti dưới. Manti trên cứng cùng với vỏ Trái Đất tạo thành thạch quyển, còn manti dưới quánh dẻo không phải là thạch quyển.
Đáp án: Sai
Tại sao các mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất có thể dịch chuyển?
Chọn X vào ô tương ứng
Do ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti
Do các mảng kiến tạo va chạm làm xô đẩy nhau trên lớp vỏ Trái Đất
Do ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti
Do các mảng kiến tạo va chạm làm xô đẩy nhau trên lớp vỏ Trái Đất
Ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển hoặc trượt trên đó.
Đáp án:
Nguyên nhân |
Đúng |
Sai |
Do ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti |
X |
|
Do các mảng kiến tạo va chạm làm xô đẩy nhau trên lớp vỏ Trái Đất |
|
X |