Khí áp là gì?
Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất.
Tại sao càng lên cao khí áp càng giảm?
Càng lên cao khí áp càng giảm vì không khí trên cao loãng hơn không khí gần mặt đất, sức nén của không khí nhỏ, nên khí áp giảm
Trên Trái Đất được chia thành bao nhiêu đai khí áp?
Trên Trái Đất có 7 đai khí áp:
- 1 đai áp thấp xích đạo
- 2 đai áp cao cận chí tuyến
- 2 đai áp thấp ôn đới
- 2 đai áp cao cực
Các đai khí áp trên Trái Đất không phân bố như thế nào?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố xen kẽ nhau theo vĩ tuyến, đối xứng nhau qua xích đạo nhưng bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Các đai khí áp không phân bố so le nhau theo chiều kinh tuyến.
Tại sao các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.
Không khí chứa nhiều hơi nước ảnh hưởng như thế nào đến khí áp?
Không khí chứa nhiều hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên:
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên áp cao cận chí tuyến.
Tại sao vùng ôn đới hình thành một đai áp thấp?
Không khí từ các đai áp cao cận chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau, bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp ôn đới.
Giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ sau của nhà thơ Thúy Bắc:
“Trường Sơn Đông
Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây...”
Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam vào nước ta gặp dãy Trường Sơn Bắc cao chắn gió, gây mưa ở sườn đón gió (Tây Trường Sơn) khi gió vượt núi sang Đông Trường Sơn thì trở nên khô nóng, không mưa (gọi là gió phơn Tây Nam hay gió Lào).
Gió mùa đông bắc hoạt động trên lãnh thổ nước ta có nguồn gốc từ?
Gió mùa đông bắc là khối không khí lạnh và khô, thổi vào nước ta từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Bản chất của gió là khối khí cực đới lục địa, được hình thành từ trung tâm khí áp cao Xibia (Liên Bang Nga).
Gió là sự chuyển động của không khí
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
Sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp gọi là?
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là:
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực.
Loại gió nào không thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực. Gió mùa không phải loại gió thổi thường xuyên, vì loại gió này chỉ hoạt động theo mùa.
Tại sao cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới có tính chất đối nghịch nhau?
Cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng:
- Gió Tín Phong: loại gió này thổi đến vùng áp thấp xích đạo (nơi có nhiệt độ trung bình cao) dẫn đến hơi nước càng tiến xa độ bão hòa và khiến cho không khí càng trở nên khô hơn.
- Gió Tây Ôn Đới: thổi về áp thấp ôn đới, là vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
Vậy sự khác nhau này do ảnh hưởng của loại áp thấp nơi gió thổi đến.
Tín phong Bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm), là một vùng áp cao thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía Nam.
Tín phong Bán cầu Nam xuất phát từ các áp cao chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Loại gió thổi từ áp cao ở khoảng 30o về áp thấp ở khoảng 60olà:
Loại gió thổi từ áp cao cận chí tuyến (ở khoảng 30o) về áp thấp ôn đới (ở khoảng 60o) là gió Tây Ôn Đới.
Loại gió nào gây ra mùa khô sâu sắc và kéo dài ở miền lãnh thổ phía Nam nước ta?
Loại gió gây ra mùa khô sâu sắc và kéo dài ở miền lãnh thổ phía Nam nước ta là gió Tín Phong bán cầu Bắc. Hoạt động mạnh trong suốt các tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gây ra thời tiết khô, nóng, ít mưa, nhiều nơi xảy ra hạn hán.
Cho một dãy núi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, biết rằng ở đỉnh núi với độ cao 4000m, nhiệt độ đo được là 2 độ C, ở độ cao x bên sườn đón gió có nhiệt độ là 22,4 độ C, độ cao y bên sườn khuất gió có nhiệt độ là 37,6 độ C. Hỏi độ cao x và y của hai sườn núi lần lượt là?
Ta có: x là độ cao cần tìm bên sườn đón gió
y là độ cao cần tìm bên sườn khuất gió
- Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 22,4 – 2 = 20,4 độ C
+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 20,4 : 0,6 x 100 = 3400 (m)
+ Vậy độ cao của x là: 4000 – 3400 = 600 (m)
- Do hiệu ứng phơn, nên sườn khuất gió, trung bình cứ giảm độ cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 1oC.
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao y và đỉnh là: 37,6 – 2 = 35,6 độ C
+ Khoảng cách chênh lệch giữa độ cao x và đỉnh là: 35,6 : 1 x 100 = 3560 (m)
+ Vậy độ cao của y là: 4000 – 3560 = 440 (m)
Tại sao mùa đông ở miền Bắc ngoài những ngày rét buốt vẫn có những ngày nắng hanh?
Vào thời kì mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của hai loại gió là gió mùa đông bắc và Tín phong Bắc bán cầu. Khi gió mùa đông bắc suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu hoạt động. Với tính chất nóng, khô, loại gió này gây thời tiết nắng, hanh cho các tỉnh phía Bắc.