Bài 26 : Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Nhận định nào sau đây chưa chính xác về ngành dịch vụ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Khái niệm dịch vụ: là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt => Đáp án C đúng.

- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất => Đáp án D đúng.

- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng -> như vậy nó tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất => loại đáp án A.

- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối…) -> Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này (ví dụ: sau các mùa lễ hội -> nhiều bãi biển bị ô nhiễm nặng do rác thải con người) => Đáp án B đúng.

Câu 2 Trắc nghiệm

Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

Câu 3 Trắc nghiệm

Sự phân bố dân cư  gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào dưới đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao…) => Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.

Câu 4 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chủ yếu khiến TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ hàng đầu nước ta?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn nhất khu vực phía Nam nước ta, vì vậy các hoạt động dịch vụ kinh doanh (giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, bất động sản…) phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu của nước ta.

- TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nước ta, tập trung dân cư đông đúc từ nhiều vùng di cư về, mật độ dân số cao, lối sống thành thị phổ biến =>  nên nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, làm đẹp…)

=> Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.

Câu 5 Trắc nghiệm

Do du lịch là ngành phải đem lại sản phẩm chất lượng, hấp dẫn nên cần liêt kết với nhiều ngành kinh tế nên du lịch được coi:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ví dụ: Khi xây dựng một tour du lịch hoàn chỉnh và đến tay khách hàng cần có sự tham gia của các ngành vận tải chuyên chở hành khách, ngành khách sạn, kinh doanh nhà hàng, bán đồ lưu niệm, được bảo đảm an ninh, bảo hiểm, các địa điểm du lịch cũng được tu bổ xây dựng tiện nghi cao cấp…

=> Vì vậy có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.

Câu 6 Trắc nghiệm

Ngành du lịch là ngành dịch vụ được ví là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- “Công nghiệp không khói” là ngành công nghiệp trong quá trình phát triển không xả thải ra môi trường các khí thải độc hại, gây ô nhiễm không khí. Du lịch phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên (danh lam thắng cảnh: sông hồ, biển, rừng, hang động…) và các di tích văn hóa lịch sử (chùa, đền, công trình kiến trúc…), hoạt động du lịch không cần phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì vậy nó không thải ra môi trường các chất thải độc hại của công nghiệp.

- Mặt khác, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn -> mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, tạo nhiều việc làm, phối hợp và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến việc bảo vệ, tu bổ. Ví dụ như việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm các bãi biển sau mỗi mùa du lịch.

=> Với đặc điểm phát triển và vai trò to lớn trên, ngành du lịch đã được ví là “ngành công nghiệp không khói”

Câu 7 Trắc nghiệm

Cho bảng số liệu

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014

Câu 8 Trắc nghiệm

Ngành nào dưới đây không phải ngành dịch vụ tiêu dùng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ngành dịch vụ tiêu dùng gồm các ngành: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, thể dục, thể thao), cộng đồng.

Câu 9 Trắc nghiệm

Ngành nào dưới đây không phải ngành dịch vụ kinh doanh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Dịch vụ kinh doanh gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

Câu 10 Trắc nghiệm

Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ. Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.

Câu 11 Trắc nghiệm

Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào dưới đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

Câu 12 Trắc nghiệm

Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%

=> Như vậy các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.

Câu 13 Trắc nghiệm

Ngành dịch vụ nào sau đây được ví là “ngành công nghiệp không khói”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- “Công nghiệp không khói” là ngành công nghiệp trong quá trình phát triển không xả thải ra môi trường các khí thải độc hại, gây ô nhiễm không khí. Du lịch phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên (danh lam thắng cảnh: sông hồ, biển, rừng, hang động…) và các di tích văn hóa lịch sử (chùa, đền, công trình kiến trúc…), hoạt động du lịch không cần phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì vậy nó không thải ra môi trường các chất thải độc hại của công nghiệp.

- Mặt khác, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn -> mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, tạo nhiều việc làm, phối hợp và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến việc bảo vệ, tu bổ. Ví dụ như việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm các bãi biển sau mỗi mùa du lịch.

=> Với đặc điểm phát triển và vai trò to lớn trên, ngành du lịch đã được ví là “ngành công nghiệp không khói”

Câu 14 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Khái niệm dịch vụ: là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

=> Đáp án A đúng

- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất -> Loại B

- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng -> như vậy nó tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất => loại đáp án C

- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối…) -> Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này (ví dụ: sau các mùa lễ hội -> nhiều bãi biển bị ô nhiễm nặng do rác thải con người) => Loại đáp án D

=> Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt  là vai trò của dịch vụ

Câu 15 Trắc nghiệm

Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các ngành nông nghiệp và công nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội: nông nghiệp tạo ra lương thực thực phẩm; công nghiệp tạo ra máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất và nó không thuộc ngành nông nghiệp, công nghiệp.

=> Đây cũng là điểm phân biệt giữa dịch vụ với công nghiệp và nông nghiệp

=> Như vậy: Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội không phải là vai trò của ngành dịch vụ.

Câu 16 Trắc nghiệm

Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao…).

=> Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.

Câu 17 Trắc nghiệm

Hà Nội được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta, nguyên nhân vì:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Hà Nội là trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn nhất khu vực phía Bắc nước ta, vì vậy các hoạt động dịch vụ kinh doanh (giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, bất động sản…) phát triển mạnh mẽ.

- Hà Nội là thủ đô của cả nước, tập trung  nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu của nước ta (văn phòng Quốc hội, các Bộ ngành, Bảo tàng quốc gia, bệnh viện tuyến trung ương như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Nhi trung ương…; các trường Đại học lớn: Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách Khoa…)

- Hà Nội là đô thị đặc biệt của nước ta, tập trung dân cư đông đúc từ nhiều vùng di cư về, mật độ dân số cao, lối sống thành thị phổ biến =>  nên nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, làm đẹp…)
=> Vì vậy, Hà Nội được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.

Câu 18 Trắc nghiệm

Cho bảng số liệu

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước Khách du lịch đến (triệu lượt) Doanh thu du lịch (tỉ USD)
Pháp 83,8 66,8
Tây Ban Nha 65,0 65,1
Hoa Kì 75,0 220,8
Trung Quốc 55,6 56,9
Anh 32,6 62,8
Mê-hi-cô 29,3 16,6

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nhận xét:

- Pháp là nước có số lượt khách du lịch đến cao nhất (83,8 triệu lượt)

- Số khách du lịch đến Pháp so với Mê-hi-cô là gấp: 83,8 / 29,3 = 2,9 (lần)

-> Đáp án A đúng.

- Hoa Kì có số lượt khách du lịch đến đứng thứ 2 (75 triệu lượt)

=> Nhận xét D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước =>  không đúng

- Trung Quốc có số lượt khách du lịch đến đứng thứ 4 (55,6 triệu lượt) và doanh thu du lịch đứng thứ 5 (56,9 tỉ USD)

=> Nhận xét B: Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu => không đúng.

- Hoa Kì có doanh thu du lịch / lượt khách cao nhất (2944 USD/người); Anh có doanh thu du lịch / lượt khách thấp hơn (1926,4 USD/người);

=> Nhận xét D. Anh là nước có doanh thu du lịch trên lượt khách rất cao => không đúng

Câu 19 Trắc nghiệm

Có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất, vì:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ví dụ: Khi xây dựng một tour du lịch hoàn chỉnh và đến tay khách hàng cần có sự tham gia của các ngành vận tải chuyên chở hành khách, ngành khách sạn, kinh doanh nhà hàng, bán đồ lưu niệm, được bảo đảm an ninh, bảo hiểm, các địa điểm du lịch cũng được tu bổ xây dựng tiện nghi cao cấp…

=> Vì vậy có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.