Khí quyển là gì?
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
Lớp không khí bao quanh Trái Đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nguồn năng lượng từ:
Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
Trong không khí, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất của không khí là Nitơ.
Trong không khí, thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với điều hòa khí hậu?
Trong không khí, hơi nước chiếm một tỉ lệ nhỏ chỉ dưới 1% nhưng có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu trên Trái Đất.
Nếu chia nhỏ các tầng cao của khí quyển, ta thấy khí quyển gồm bao nhiêu tầng?
Các tầng cao của khí quyển nếu ta chia nhỏ sẽ gồm 3 tầng: tầng giữa, tầng nhiệt và tầng khuếch tán. Cùng với 2 tầng: đối lưu và bình lưu.
Vậy cấu trúc của khí quyển được chia thành 5 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng khuếch tán.
Tầng nào của khí quyển liên quan hầu hết đến các quá trình tự nhiên trên Trái Đất?
Tầng đối lưu là nơi xảy ra các hiện tượng thời tiết nắng, mưa, gió, sấm, chớp, ... sự sinh trưởng của sinh vật, sự phong hóa đất đá, ... liên quan hầu hết đến các quá trình tự nhiên trên Trái Đất.
Tầng đối lưu không có đặc điểm nào sau đây?
Tầng đối lưu có các đặc điểm:
- Nơi xảy ra các hiện tượng mây, mưa, sấm, ...
- Nơi tập trung phần lớn khối lượng không khí
- Nhiệt độ không khí càng lên cao càng giảm
Không có đặc điểm: không khí vận động theo chiều ngang (Trong tầng đối lưu không khí vận động theo chiều thẳng đứng).
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?
Từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn.
Nhân tố nào không ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất?
Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giống nhau phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời (vĩ độ), bề mặt đệm (lục địa hay đại dương), địa hình, ... Không phụ thuộc vào sông ngòi.
Tại sao khu vực xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ?
Khu vực xích đạo do quanh năm luôn có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn (90o), bức xạ Mặt Trời nhiều nhất, nhiệt độ cao ổn định quanh năm nên có biên độ nhiệt năm nhỏ.
Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao?
Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C. Vậy cứ lên cao 1000m, nhiệt độ sẽ giảm 6 độ C.
Một nhà thám hiểm leo núi từ độ cao 500m, nhiệt độ lúc đó là 25°C. Hỏi khi anh ta leo đến độ cao 1250m và 1800m, lần lượt nhiệt độ là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 500m và 1250m là: (1250 – 500) : 100 x 0,6 = 4,5°C
Nhiệt độ ở độ cao 1250m là: 25 – 4,5 = 20,5°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 500m và 1800m là: (1800 – 500) : 100 x 0,6 = 7,8°C
Nhiệt độ ở độ cao 1800m là: 25 – 7,8 = 17,2°C
Đỉnh Fanxipăng cao 4143m, tại đỉnh núi người ta đo được nhiệt độ là 2°C. Hỏi ở độ cao 200m, có nhiệt độ bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6 °C
Độ cao chênh lệch giữa độ cao 200m và đỉnh núi là: 4143 – 200 = 3943 (m)
Nhiệt độ chênh lệch giữa độ cao 200m và đỉnh núi là: 3943 : 0,6 x 100 = 23,6°C
Vậy nhiệt độ ở độ cao 200m là: 23,6 + 2 = 25,6°C
Biết rằng ở chân của một ngọn núi (0 m) có nhiệt độ là 28,6°C. Khi máy thăm dò được đưa đến đỉnh, người ta đo được nhiệt độ là 2,2°C. Hỏi độ cao tuyệt đối của ngọn núi là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Nhiệt độ chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là: 28,6 – 2,2 = 26,4 °C
Độ cao chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là: 26,4 : 0,6 x 100 = 4400 (m)
Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi là: 4400 – 0 = 4400 (m).
Cho biết độ cao của một đỉnh núi là 3200m, biết rằng ở độ cao 200m, người ta đo được nhiệt độ là 30°C Hỏi đỉnh núi có nhiệt độ là bao nhiêu?
Theo quy luật đai cao, trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6°C
Khoảng cách từ độ cao 200m đến đỉnh là: 3200 – 200 = 3000m
Từ độ cao 200m đến đỉnh núi, nhiệt độ giảm: 3000 : 100 x 0,6 = 18°C
Vậy nhiệt độ trên đỉnh núi là: 30 – 18 = 12°C
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta thay đổi như thế nào theo vĩ độ?
Nước ta có vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, quanh năm có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam, cùng ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà nhiệt độ trung bình năm của nước ta từ Bắc vào Nam có xu hướng tăng dần.
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ ở bán cầu Nam?
Do sự thay đổi góc nhập xạ, lớn nhất ở xích đạo và nhỏ nhất ở cực nên nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm dần từ xích đạo đến cực Nam, biên độ nhiệt năm có xu hướng tăng dần.