Hệ quả nào sau đây là do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của mình sinh ra các hệ quả, đó là sự luân phiên ngày – đêm, giờ Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Khu vực xích đạo nhận được nhiệt trong năm như thế nào?
Xích đạo (00) là khu vực tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt đất ở mọi địa điểm. Do vây, đây là khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời, quanh năm có ngày và đêm dài ngắn bằng nhau.
Múi giờ số 0 được chọn là giờ GMT, chính là:
Giờ quốc tế hay còn được gọi là giờ GMT được tính theo giờ của múi giờ số 0.
Thiên hà chưa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là:
Dải Ngân Hà là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất nên C sai.
Kinh tuyến 1800 là:
Kinh tuyến đổi ngày 1800 nằm giữa biển Thái Bình Dương và là kinh tuyến được gọi là đường đổi ngày quốc tế.
Nếu sắp xếp các hành tinh theo thứ tự từ xa tới gần Mặt Trời ta có:
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh.
Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là hệ quả có ý nghĩa nào dưới đây?
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.
=> sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
Do Trái Đất hình khối cầu nên:
Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu và quay xung quanh Mặt Trời.
Nga là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ là do:
Nga là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, nằm ở hai châu lục Á, Âu. Đất nước trải ra trên 11 múi giờ => Đây là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là Nga (Lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến).
Vào thời điểm nào trong năm bán cầu Bắc có hiện tượng ngày dài hơn đêm?
Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do đây là thời kì mùa hạ ở bán cầu Bắc, thời ki này bán cầu Bắc này ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> phần được chiếu sáng nhiều hơn (ban ngày) lớn phần bị khuất (ban đêm) -> sinh ra hiện tượng ngày dài hơn đêm.
Vùng ngoại chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình mấy lần trong năm?
Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình trong năm xuất hiện hai lần trong vùng nội chí tuyết, một lần ở hai chí tuyến (Bắc, Nam) và các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Nhìn từ thượng xuống, các con sông ở Nam Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ
Do tác động của lực cô-ri-ô-lít (lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất) nên nếu nhìn từ thượng xuống các con sông ở Bắc Bán Cầu thường bị sạt lở ở bờ bên phải và các sông ở bán cầu Nam lệch về bên trái.
Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội. Nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đình xa nhau nhất là
Quan sát sơ đồ thể hiện đường biểu diễn chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời:
- Tại xích đạo: Mặt Trời lên đỉnh 2 lần/trong năm vào ngày 21/3 và 23/9
- Các địa điểm nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần/ trong 1 năm, thời gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nằm trong khoảng từ 21/3 đến 23/9, càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau.
- Tại chí tuyến Bắc: Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/trong năm vào ngày 22/6
=> Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội trong 1 năm đều có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Đi từ Bắc xuống Nam vĩ độ càng giảm dần hay khoảng cách với đường xích đạo càng giảm dần => Hà Nội nằm ở phía Bắc, có vị trí ở xa đường xích đạo nhất (tiếp đến Vinh, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh) => do vậy Hà Nội là địa điểm có thời gian Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh gần nhau nhất và TP. Hồ Chí Minh là địa điểm có thời gian Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh xa nhau nhất.
Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí nên
Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) -> con người và sinh vật có thể phát triển.
Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động:
Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của mình sinh ra các hệ quả, đó là sự luân phiên ngày – đêm, giờ Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là
Xích đạo (00) là khu vực tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với bề mặt đất ở mọi địa điểm.Do vây, đây là khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời, quanh năm có ngày và đêm dài ngắn bằng nhau.
Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
Giờ quốc tế hay còn được gọi là giờ GMT được tính theo giờ của múi giờ số 0.
Dải Ngân Hà là
Dải Ngân Hà là thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.